Chứng khoán chiều 19/4: VNM bất ngờ thủng đáy
Hôm nay là đại hội cổ đông của VNM và đến hết phiên sáng giá vẫn bình thường. Đột nhiên buổi chiều VNM bị bán mạnh lên đẩy giá giảm rất sâu…
Hôm nay là đại hội cổ đông của VNM và đến hết phiên sáng giá vẫn bình thường. Đột nhiên buổi chiều VNM bị bán mạnh lên đẩy giá giảm rất sâu.
VNM là cổ phiếu diễn biến bất ngờ nhất và yếu nhất buổi chiều. Đóng cửa VNM giảm 1,63% so với tham chiếu và toàn bộ mức giảm này là trong giao dịch buổi chiều. Chốt phiên sáng VNM vẫn còn đang tham chiếu. Tệ hơn nữa là VNM giảm sâu rơi xuống tận 133.000 đồng là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2019.
Thanh khoản của VNM chiều nay cao đột biến, đạt trên 520.000 đơn vị tương đương gần 69,5 tỷ đồng. Phiên sáng VNM giao dịch chỉ 79.220 cổ phiếu tương đương 10,7 tỷ đồng. Rõ ràng là sức ép bán ra đã tăng đáng kể chiều nay, dù về quy mô thì cũng không phải là quá lớn hay có tổ chức nào xả mạnh.
Về mặt thời điểm, VNM bắt đầu lao dốc mạnh là từ sau 14h. Trước thời điểm này VNM vẫn giao dịch bình thường tại giá 135.000 đồng. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút VNM rơi tuột xuống thấp nhất 132.500 đồng trước khi có hồi lên nhẹ. Nhà đầu tư nước ngoài có bán ròng VNM nhưng không đáng kể. Tổng bán chỉ khoảng 23,3% thanh khoản phiên này của VNM.
Video đang HOT
Thời gian lao dốc của VNM tương ứng đúng với thời gian VN-Index trượt dốc cuối phiên. Chỉ số đã leo lên 968,65 điểm trước khi lùi trở lại 966,21 điểm lúc đóng cửa. VHM cũng có một chút liên đới khi vài phút cuối tụt nhanh xuống tham chiếu. VIC cũng hơi đuối ở những phút cuối dù đóng cửa vẫn tăng 1,01%.
Có thể nói VNM và VHM đã ngăn VN-Index phục hồi một cách rõ nét hơn trong ngày cuối tuần mà thời gian chỉ trong khoảng 30 phút mà thôi. Khá may mắn là vẫn còn VIC và GAS thừa đủ cân đối cho VNM giảm. SAB tuy cũng đánh mất chút ít nhưng chốt ngày cũng tăng 4,11%. MSN tăng 1,86% cũng tương đối mạnh. Rổ Vn30 ghi nhận 17 mã tăng/7 mã giảm, đảm bảo VN-Index vẫn tăng 0,41% so với tham chiếu.
Xét về mặt bằng giá blue-chips thì chiều nay đã tốt hơn phiên sáng. Cụ thể, rổ Vn30 có 15 mã tăng so với phiên sáng, chỉ 8 mã tụt giá. Tuy nhiên vì số tụt giá lại có VNM và SAB nên ảnh hưởng tới chỉ số là đáng kể. Độ rộng chung của HSX cũng là 185 mã tăng/120 mã giảm, tốt hơn phiên sáng (156 mã tăng/123 mã giảm). Đồng thời HSX đóng cửa cũng có trên 100 mã tăng quá 1% trong khi phiên sáng mới khoảng 70 mã.
Như vậy thị trường phiên chiều đã có cải thiện thêm về giá mặc dù các chỉ số vẫn lệt xệt rất đuối. Thanh khoản cũng khá hơn với 1.084 tỷ đồng khớp lệnh. Tuy nhiên hôm nay vẫn là một ngày thanh khoản kém nhất kể từ đầu năm.
Khối ngoại hôm nay quay sang bán ròng nhưng là trong một phiên giao dịch rất nhỏ. Mức bán ròng hai sàn cũng chỉ 26 tỷ đồng. Điều quan trọng hơn là khối ngọai giảm giao dịch quá nhiều: HSX chỉ được mua bằng một phần ba hôm qua, đạt 118,1 tỷ đồng. Phía bán ra là 148 tỷ đồng. HNX thậm chí giao dịch còn không đáng kể.
Theo VnE
Tin tức chứng khoán ngày 11/3: "Sẩy chân" phút cuối
Thị trường chứng khoán phiên chiều 11/3/2019: VN-Index được kéo từ vùng đáy của phiên và tạo đỉnh nhưng lại để "sẩy chân" phút cuối.
Trong phiên chiều nay, VN-Index được kéo từ vùng đáy của phiên và tạo đỉnh nhưng lại để "sẩy chân" phút cuối.
Trong phiên giao dịch chiều 11/3/2019, VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Sau hơn một giờ gần như đi ngang, VN-Index được kéo từ vùng đáy vượt qua mốc tham chiếu và tạo đỉnh cao hơn phiên buổi sáng. Tuy nhiên, một số mã vốn hóa lớn suy yếu hoặc nới rộng đà giảm khiến chỉ số trượt thẳng xuống dưới tham chiếu lúc đóng cửa.
Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 0,65 điểm (tương đương 0,07%) xuống 984,6 điểm. Toàn sàn HOSE có 158 mã tăng và 151 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 178,656 triệu đơn vị, giá trị 3.716 tỷ đồng.
Việc VN-Index "sẩy chân" ở những phút cuối cùng là do các cổ phiếu lớn như VHM, VNM, TCB, GAS cùng một số blue-chips yếu hơn.
Cụ thể, đáng kể nhất là VHM khi cổ phiếu này rơi tụt cuối phiên với mức giảm 1,64% và đóng cửa tại mức giá thấp nhất ngày 90.000 đồng/CP. Ngoài ra, góp mặt trong nhóm giảm là GAS giảm 0,79% xuống 100.200 đồng/CP, BID giảm 1,03% xuồng 33.650 đồng/CP, VCB giảm 0,32% xuống 62.600 đồng/CP.
Bên cạnh đó, VNM sau nhịp tăng mạnh lên sát mốc 139.000 đồng/CP đã hạ nhiệt về cuối phiên với mức tăng nhẹ 0,44%, đứng ở mức giá 137.600 đồng/CP.
Trong nhóm tăng còn có VIC tăng 0,17%, VRE tăng 2,31%, VPB tăng 0,24%, VJC tăng 0,5%, TCB tăng 0,19%, MWG tăng 0,92%, NVL tăng 4,52%...nhưng cũng không đủ để kéo chỉ số chung đi lên.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đã lấy lại được sắc xanh khi tăng nhẹ 0,1 điểm (tương đương 0,09%) lên 108,32 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 45 triệu đơn vị, giá trị 507,366 tỷ đồng. Toàn sàn này có 68 mã tăng và 84 mã giảm giá.
Đáng nói, một số mã lớn của sàn đã đảo chiều khởi sắc với ACB tăng 0,33 % lên 30.400 đồng/CP, VCS tăng 1,8% lên 66.500 đồng/CP.
Trong khi, các mã VCG, VGC, PVS cũng thu hẹp được đà giảm đáng kể... Còn SHB, PVI, DGC cùng đứng giá tham chiếu.
Trên UPCoM, toàn sàn có 80 mã tăng, 79 mã giảm. Chỉ số UPCoM-Index cũng đảo chiều tăng nhẹ 0,09 điểm (tương đương 0,17%) lên 56,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,622 triệu đơn vị, giá trị 220,046 tỷ đồng.
Biển Ngọc
Theo baogiaothong.vn
Chứng khoán ngày 11/3: Dòng tiền suy yếu Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến khá ảm đạm với thanh khoản sụt giảm và VN - Index không đủ động lực để đảo chiều thành công. Chứng khoán ngày 11/3: Dòng tiền suy yếu, VN - Index gặp khó . Ảnh minh họa: TTXVN Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/3, VN - Index giảm...