Chứng khoán chiều 12/11: Cổ phiếu dầu khí hồi mạnh với thông tin Saudi Arabia cắt sản lượng
Tại sàn HOSE, GAS đã tăng lại 1,68%, PVD tăng 3,82% trong khi đó tại HNX, PVS tăng tới hơn 6%. Đây là phản ứng rất rõ rệt của thị trường Việt Nam cho thấy nhà đầu tư đang đặc biệt theo dõi các diễn biến của giá dầu thế giới.
VN-Index 12/11.
Giá dầu thế giới đang tăng mạnh ngay khi Saudi Arabia cho biết sẽ cắt giảm sản 500 nghìn thùng dầu một ngày, tương đương 0,5% sản lượng dầu toàn cầu. Hiện tại giá hợp đồng tương lai dầu WTI tháng 12 đã tăng lên trên 61 USD còn của dầu Brent là trên 71 USD.
Đây là sự hồi phục cần thiết và nhà đầu tư trong nước đã mua vào mạnh hơn các cổ phiếudầu khi trong chiều nay. GAS tăng lại 1,68%, PVD tăng 3,82% và đặc biệt PVS đã tăng tới 6,18%.
Nhờ vậy, các khoảng trống cổ phiếu dẫn dắt đã được lấp vào trên cả 2 sàn. Tại HOSE, SAB ( 3,14%), BVH ( 2%) không còn phải tạo nên sự mâu thuẫn với tâm lý chung nữa. Thêm vào đó, BID ( 1,58%) cũng góp sức đáng kể khi đóng cửa ở mức giá gần cao nhất phiên.
Các chỉ số chứng khoán đều đạt được trạng thái gần như tích cực nhất so với sáng nay. VN-Index tăng 0,42% lên 918,12 điểm còn VN30 tăng 0,29% lên 888,2 điểm.
Phản ứng của phần còn lại thị trường cũng tốt hơn nhiều khi nhiều mã đã đón được sắc xanh. Tổng cộng có 123 mã tăng so với 162 mã giảm và 60 mã giảm.
Video đang HOT
MWG ( 3,77%), VHC ( 3,48%) đã có những mức tăng giá trên 3%. Còn tại các mã vốn hóa thấp hơn HCM ( 4,63%), NTL ( 3,28%), HDG ( 4,34%), FMC ( 3,36%), NAF ( 4,62%), TCM ( 2,82%), DGW ( 2,1%) đều ghi điểm tích cực với nhà đầu tư.
Nhóm các mã giảm dù vẫn đông đảo nhưng cũng không còn gây nên tâm lý tiêu cực như trước: HSG (-2,06%), TCH (-1,68%), SCR (-0,88%), REE (-0,16%), KSB (-0,52%)…
Hiện chỉ có nút thắt dòng tiền vẫn chưa được giải quyết khi cả phiên HOSE giao dịch được 2.704 tỷ đồng, tương đương 126 triệu đơn vị trong đó có 580 tỷ đồng là từ thỏa thuận mà VIC đóng góp gần 200 tỷ đồng.
Theo ghi nhận, đây đều là các giao dịch của khối ngoại bởi nhóm này đã bán ròng 221 tỷ đồng tại VIC. Đây cũng là lý do chính khiến cho khối ngoại bán ròng trên cả HOSE 216 tỷ đồng.
Với HNX, trái lại khối ngoại lại mua ròng mạnh nhờ PVS ( 21 tỷ đồng). Phản ứng của PVS tuy nhiên là tốt hơn rất nhất nhiều khi đóng cửa tại 18.800 đồng/cổ phiếu. Và mức độ lan tỏa cũng rộng hơn thị trường khi PVB ( 3,41%), TNG ( 4,02%), CEO ( 3,97%) đều đón được dòng tiền nhỏ lẻ.
Chỉ số HNX-Index chốt phiên tại 103,37 điểm ( 0,35%). Thanh khoản đạt 31,54 triệu đơn vị, tương đương 405,07 tỷ đồng.
Với sàn UPCoM, dấu ấn của ACV ( 3,4%), BSR ( 1,3%) đã đủ lớn lên UPCoM-Index để giúp chỉ số này tăng 0,12% lên 51,66 điểm. Thanh khoản sàn đạt 11,91 triệu đơn vị, tương đương 224,57 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Vênh số liệu tài chính tại 'ông lớn' PVFCCo
Kiểm toán nhà nước đã yêu cầu PVFCCo rà soát lại một số nghiệp vụ trong công tác tài chính - kế toán, điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính năm 2016, 2017.
Quá trình kiểm toán tại Tổng công ty Phân bón, hóa chất và dầu khí PVFCCo (mã chứng khoán DPM), Kiểm toán nhà nước đã đưa ra báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước của doanh nghiệp trong hai năm 2016 - 2017.
Một trong các điểm chính trong quá trình kiểm toán tại đơn vị là số liệu về doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của PVFCCo.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của PVFCCo năm 2016, các chỉ tiêu này lần lượt là 8.170 tỷ đồng, 1.393 tỷ đồng và 1.165 tỷ đồng.
Tương tự, các số liệu tương ứng của năm 2017 lần lượt là 8.178 tỷ đồng, 853 tỷ đồng và 708 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo kết quả của Kiểm toán nhà nước, các con số này của năm 2016 lần lượt là 8.171 tỷ đồng, 1.400 tỷ đồng và 1.167 tỷ đồng. Của năm 2017 lần lượt là 8.187 tỷ đồng, 1.052 tỷ đồng và 895 tỷ đồng(năm 2017).
Các số liệu này có sự "vênh" nhau giữa hai báo cáo của PVFCCo và Kiểm toán nhà nước. Đặc biệt, số liệu lợi nhuận trước thuế và sau thuế 2017 theo kết quả kiểm toán tăng 199 tỷ đồng và 187 tỷ đồng so với kiểm toán độc lập.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ. (Ảnh: PVFCCo)
Kiểm toán nhà nước đã yêu cầu PVFCCo rà soát lại một số nghiệp vụ trong công tác tài chính - kế toán để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ này trong niên độ kế toán. Cụ thể là điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính năm 2016, 2017, đồng thời nộp bổ sung khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm là 17 tỷ đồng do thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh.
Theo PVFCCo, số liệu lợi nhuận trước thuế và sau thuế có sự chênh lệch là do một số nguyên nhân. Trước hết, một số chi phí sửa chữa lớn do thời điểm kết thúc vào 31/12/2017 nên công ty mẹ chưa ghi nhận giảm giá vốn vào báo cáo tài chính năm 2017 (111 tỷ đồng). Công ty mẹ đã hạch toán tăng tài sản vào báo cáo tài chính 9 tháng 2018.
Thứ nữa, chi phí sửa chữa bảo dưỡng tổng thể thực tế giảm 43 tỷ đồng so với dự toán làm giảm giá vốn tương ứng. Công ty mẹ đã hạch toán hoàn nhập chi phí sửa chữa vào báo cáo tài chính 6 tháng 2018.
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng giảm 9 tỷ đồng do phân bổ lại chi phí vận chuyển đối với lượng hàng tồn kho cuối kỳ.
Cùng đó, chi phí quản lý giảm 23 tỷ đồng do phân loại lại một số mục chi phí tiền lương, hoàn nhập một số chi phí trích trước và phân bổ lại công cụ dụng cụ tại công ty mẹ và công ty con.
PVFCCo cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu, thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước để hoàn thiện công tác nghiệp vụ của mình.
Hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Cổ phiếu dầu khí: Không loại trừ một đợt tăng giá ngắn vào cuối năm 2018, nhưng cơ hội không dành cho người yếu tim Theo CTCK VNDIRECT, với việc các cổ phiếu đầu "P" ở Việt Nam đã giảm mạnh trong những ngày gần đây, một vị thế mua ngắn hạn có thể được cân nhắc. Mặc dù vậy, với rất nhiều yếu tố địa chính trị phức tạp đang diễn ra, cơ hội này không dành cho những người yếu tim. Trong năm 2018, dầu khí...