Chứng khoán chiều 1/11: Khối ngoại bung hàng VIC, VNM, VN-Index dễ dàng mất điểm
Tâm lý nhà đầu tư trong nước vẫn còn rất yếu sau phiên hồi phục mạnh ngày hôm qua. Chính vì vậy, chỉ cần khối ngoại ra tay bán các Bluechip, tâm lý nhà đầu tư càng dễ trở lại hoảng sợ.
VN-Index 1/11. (Bloomberg)
Theo thống kê sơ bộ, khối ngoại có phiên mua ròng đột biến trên HOSE với giá trị giải ngân vào đạt hơn 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây lại có dấu ấn lớn của giao dịch thỏa thuận tại MSN khi khối ngoại mua ròng 2.276 tỷ đồng.
Vì vậy, nếu loại trừ đi giao dịch đột biến này, đây lại là một phiên bán ròng của khối ngoại và tập trung chủ yếu vào các Bluechips của sàn là VNM và VIC với giá trị ròng lần lượt là gần 120 tỷ đồng và 86 tỷ đồng.
Chính đây là điều khiến cho tâm lý dễ bị ảnh hưởng nhất khi cả VNM (-1,55%), VIC (-1,75%) đều giảm trên 1%. Giá trị giao dịch của 2 mã này đều không phải ít với lần lượt 200 tỷ đồng và 117 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các cổ phiếu dễ bị tổn thương nhất là nhóm cổ phiếu của nhà đầu nhỏ lẻ như trường hợp của AAA (-3,08%), VHC (-3,19%), QCG (-5,71%), PVD (-4,2%), TDH (-3%).
Video đang HOT
Cặp đôi ngành thép là HSG (-6,9%) cùng HPG (-6,9%) thậm chí còn đóng cửa giảm kịch sàn. Và một lần nữa khối ngoại có thể được xem là một nhân tố thúc đẩy cho phiên giảm tiêu cực: bán ròng 1,5 triệu cổ phiếu HSG và hơn 500 nghìn NKG.
Phía tăng giá, BID ( 2,88%) và VHM ( 3,46%) dù đã rất nỗ lực tăng điểm ngày hôm nay nhưng nhìn chung cũng khá bất lực với tâm lý của thị trường. Hầu như ảnh hưởng lan tỏa của 2 mã này là không thể nhận thấy.
Tính chung lại, cả HOSE chỉ có được 98 mã tăng so với 191 mã giảm và 50 mã đứng giá tham chiếu. Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,74% xuống 907,96 điểm.
Thanh khoản đạt 182,19 triệu đơn vị, tương đương 6.323 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 3.643 tỷ đồng nên giao dịch khớp lệnh thực tế rất thấp chỉ đạt gần 2.700 tỷ đồng. Và điều này đồng nghĩa thị trường phái sinh lại tăng vọt về thanh khoản khi VN30F1811 tăng hơn 50% lên 178 nghìn hợp đồng. Chốt phiên, hợp đồng này giảm 20 điểm xuống 884 điểm, thấp hơn VN30 gần 4 điểm.
Với HNX, ACB (-3,33%), PVS (-4,21%), VGC (-3,21%) tỏ ra mâu thuẫn với những diễn biến tăng giá của phiên trước khi quay đầu giảm giá mạnh. Chính những tác động này đã khiến HNX-Index giảm 1,9% xuống 103,37 điểm. Thanh khoản sàn đạt 37,77 triệu đơn vị, tương đương 475 tỷ đồng.
Trong khi đó, với UPCoM, mã thoát được giảm giá và tăng mạnh đáng chú ý nhất chỉ có VEA ( 6,6%) nhờ vào việc khối ngoại mua ròng gần 500 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, gần như không có mã lớn nào thoát được diễn biến giảm giá. Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,91% xuống 51,31 điểm. Thanh khoản đạt 10,16 triệu đơn vị, tương đương 224 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán chiều 1/11: Thị trường giảm sâu hơn
Trụ VHM và BID đã không thể cải thiện tình hình chiều nay do blue-chips tụt dốc sâu hơn phiên sáng. Điều duy nhất hai mã này làm được là giúp VN-Index không quá "thảm" như các chỉ số khác.
Thật vậy, VN-Index đóng cửa chỉ giảm 0,74% trong khi VN30-Index giảm 1,54%, HNX-Index giảm 1,88%, HNX30-Index giảm 2,04%. Đã thế sàn HSX còn có gần 140 mã giảm trên 1%, thậm chí rổ Vn30 có 10 mã giảm trên 2%, 9 mã khác giảm trên 1%.
VHM đóng cửa tăng 3,92%, BID tăng 2,88% giúp vốn hóa của VN-Index tăng hơn 9.872 tỷ đồng. Khoảng 0,34% đã được cộng vào chỉ số này, coi như san bằng được mức giảm của GAS, VCB và VNM. Hiệu quả "giảm xóc" của hai trụ nói trên là rất tốt.
Tuy nhiên các cổ phiếu blue-chips khác đều giảm mạnh hơn phiên sáng. Rổ VN30 ghi nhận 21 cổ phiếu tụt sâu hơn và chỉ 6 mã có cải thiện. Các mã đi lên một chút có cả VIC và MSN nhưng hai mã này vẫn còn quá yếu: VIC giảm 1,75% so với tham chiếu, MSN giảm 1,2%.
Nhóm blue-chips giảm sâu nhất và có ảnh hưởng mạnh nhất là GAS giảm 2,4%, VCB giảm 1,08%, VNM giảm 1,55%, VPB giảm 4,21%, CTG giảm 2,35%, VRE giảm 1,85%, MBB giảm 1,83%, MWG giảm 2,04%, HPG giảm 1,61%, STB giảm 2,4%, TCB giảm 2,97%.
Thị trường suy yếu ở phiên chiều mà không có bất kỳ nhịp phục hồi nào trừ một nỗ lực nhỏ và ngắn lúc đóng cửa. Các chỉ số đóng cửa cao hơn mức đáy một chút nhờ hiệu ứng đẩy giá của VNM, HPG, VHM. Những mã này có bước nhảy giá khá rộng ở giao dịch cuối cùng so với thời điểm chốt đợt khớp lệnh liên tục.
Tổng thể thị trường chiều nay đã không có cải thiện gì rõ nét, trừ giao dịch thỏa thuận ròng lớn của khối ngoại với MSN khiến thanh khoản có thay đổi. Trong 5 phút đầu mở cửa trở lại, MSN thỏa thuận 27,4 triệu cổ phiếu do khối ngoại mua trị giá 2.757,2 tỷ đồng, làm số liệu thanh khoản chung cũng như giá trị mua của nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt. Tuy vậy khó có thể nói là nhà đầu tư hào hứng với thay đổi này.
Ngay cả MSN sau khi thỏa thuận xuất hiện, giá cải thiện một chút từ 81.500 đồng lên 83.600 đồng trong chưa đầy 30 phút, tức là còn tăng so với tham chiếu. Ngay sau đó giá lại lao dốc và giảm suốt thời gian còn lại.
Thanh khoản thực tế của thị trường chiều nay rất yếu. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn chỉ đạt 1.428 tỷ đồng, giảm 13% so với phiên sáng và giảm 25% so với chiều hôm qua. Chiều qua nhờ tiền vào khá mạnh mới có một phiên chiều bùng nổ. Chiều nay tình hình ngược lại, thị trường càng lúc càng thảm hơn.
VNM là trụ yếu nhất chiều nay, giá tụt thêm 1.000 đồng so với phiên sáng và chốt dưới tham chiếu 1,55%. Mức giảm này đã là nhẹ đi một chút vì thời điểm đóng cửa, VNM được kéo giá từ 112.300 đồng lên 114.300 đồng. Ngay trước khi bước vào đợt đóng cửa, VNM tạo đáy ở 111.500 đồng, giảm tới 3,96% so với tham chiếu. Mặc dù vậy VNM cũng đã rơi xuống đáy mới.
Khối ngoại xả thêm khoảng 746.000 VNM nữa chiều nay, tức là gần 80% thanh khoản của VNM riêng buổi chiều. Đó là áp lực bán lớn hơn cả phiên sáng.
Nhà đầu tư nước ngoài ghi điểm ở phiên này khi xuất hiện hơn 2.700 tỷ đồng rót ròng vào MSN. Tuy vậy tổng hợp hai sàn cổ phiếu, khối ngoại chỉ mua ròng 2.136,4 tỷ đồng, tức là đã bán ròng khá lớn ở các cổ phiếu khác.
Theo vneconomy.vn
VHM, BID tiếp tục nâng đỡ thị trường, Vn-Index tăng điểm với thanh khoản "tụt áp" Bộ đôi VHM, BID tiếp tục thu hút dòng tiền khá tốt và là trụ cột nâng đỡ thị trường lúc này. Trong khi đó, các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVS, PVD, PVB đã đảo chiều giảm điểm trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm mạnh đêm qua. Nối tiếp tâm lý hưng phấn từ phiên hôm qua, thị trường...