Chứng khoán châu Á tăng điểm dù Trung Quốc tiếp tục chính sách ‘zero-COVID’
Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên 7/11, khi thị trường Hong Kong phục hồi, dù Trung Quốc tái cam kết thực hiện chính sách “zero-COVID”.
Màn hình hiển thị các chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Tokyo tăng 2,7%, lên 27.527,64 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 2,9%, lên 16.595,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,2%, lên 3.077,82 điểm.
Các thị trường toàn cầu nhận được động lực trong tuần trước, nhờ hy vọng Trung Quốc có thể bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch.
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc cuối tuần qua cho biết sẽ duy trì kế hoạch hiện nay, với việc phong toả, cách ly và xét nghiệm, ngay cả khi số ca mắc là nhỏ nhất.
Theo nhà kinh tế trưởng tại Trung Quốc Đại lục của ING Wholesale Banking, Iris Pang, vẫn có hy vọng Trung Quốc có thể nới lỏng các hạn chế trong những tháng tới. Các sự kiện lớn như Hội chợ Xuất-Nhập khẩu Quốc tế tại Thượng Hải được xem là cách để chính phủ nước này đánh giá liệu số ca mắc và tử vong có tăng mạnh hay không.
Video đang HOT
Trung Quốc là nền kinh tế lớn còn lại vẫn thực hiện chính sách kiểm soát dịch, dù điều này gây ra sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và các doanh nghiệp.
Cuối tuần trước, các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên tăng điểm, sau khi số liệu việc làm mới nhất cho thấy số việc làm mới vẫn cao và lương tiếp tục tăng, dù với tốc độ chậm hơn.
Số liệu việc làm của Mỹ được công bố vài ngày trước khi diễn ra các cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, đưa đến hy vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ hạ cánh mềm, dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Tại thị trường trong nước, chốt phiên 7/11, chỉ số VN – Index giảm 21,96 điểm (2,2%) xuống 975,19 điểm. Chỉ sô HNX – Index cũng để mất 6 điểm (2,93%) xuống 198,56 điểm.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước thông tin về Fed
Chứng khoán châu Á hôm 2/11 biến động trái chiều sau khi các số liệu kinh tế mới nhất của Mỹ làm nhạt bớt hy vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể sớm hạ tốc độ tăng lãi suất.
Màn hình hiển thị chỉ số chứng khoán KOSPI (trái) tại ngân hàng Hana ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Phiên này, chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu đà tăng khi các nhà giao dịch vẫn hy vọng Trung Quốc có thể bắt đầu rút lại chính sách "Zero COVID". Đà tăng trên diễn ra một ngày sau khi một thông tin chưa được xác minh cho hay Bắc Kinh đang thành lập một ủy ban để xem xét thu hẹp một số biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hiện thời.
Chỉ số Hang Seng tăng 2,41% (371,90 điểm) lên 15.827,17 điểm sau khi tăng hơn 5% trong phiên thứ Hai trước đó.
Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng tăng 1,15% (34,17 điểm) lên 3.003,37 điểm.
Tại Hàn Quốc, chứng khoán Seoul kết thúc gần như không đổi do các nhà đầu tư vẫn chưa chắc chắn về cuộc họp chính sách sắp tới của Fed. Chỉ số Kospi nhích 1,65 điểm (0,07%) lên 2.336,87 điểm.
Các thị trường Sydney, Taipei và Manila cũng trong vùng tăng.
Ngược lại, chứng khoán Nhật Bản kết thúc trong sắc đỏ ngay cả khi cổ phiếu "gã khổng lồ" công nghệ Sony đạt mức tăng 7% sau khi nâng dự báo lợi nhuận ròng hàng năm và doanh số bán hàng nhờ đồng yen yếu. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 15,53 điểm (0,06%) xuống 27.663,39 điểm.
Ngoài Nhật Bản, các thị trường Mumbai, Singapore, Jakarta, Bangkok và Wellington cũng đi xuống.
Nhìn chung, những kỳ vọng rằng Fed có thể giảm tốc tăng lãi suất khi nền kinh tế hàng đầu thế giới có dấu hiệu chậm lại đã giúp thúc đẩy một đợt tăng giá cho các tài sản rủi ro trong hơn một tuần qua.
Nhưng lực đẩy cho đợt tăng này đã yếu đi khi các số liệu mới nhất cho thấy thị trường việc làm Mỹ vẫn khỏe mạnh, trong khi hoạt động của lĩnh vực chế tạo vào tháng trước không tồi tệ như nhận định.
Những thông tin trên được đưa ra khi Fed sắp kết thúc cuộc họp chính sách mới nhất của mình vào cuối ngày 2/11 (giờ địa phương). Mặc dù có nhiều đồn đoán về một đợt tăng 75 điểm cơ bản thứ tư liên tiếp, nhưng các nhà giao dịch vẫn mong đợi tìm được gợi ý từ các quan chức Fed rằng họ đã sẵn sàng để giảm tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Chuyên gia Stephen Innes của công ty môi giới đầu tư SPI Asset Management (Thụy Sỹ) nhận định việc các thị trường kỳ vọng về một Fed ôn hòa là khá sai lầm. Ông chỉ ra rằng dựa trên các số liệu kinh tế mới nhất, Fed không thể nào xoay trục sang hướng ôn hòa khi thị trường lao động vẫn mạnh và ngành sản xuất vẫn tăng trưởng (dù khiêm tốn).
Ông nói thêm rằng ngay cả khi Fed giảm tốc độ nâng lãi suất, lãi suất của Mỹ vẫn đang tăng và chính sách tiền tệ vẫn theo hướng thắt chặt.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/11, chỉ số VN - Index giảm 10,56 điểm (1,02%) xuông 1.023,19 điểm. HNX - Index cũng đê mât 0,7 điểm (0,33%) xuống 211,66 điểm.
Nhìn lại giao dịch khối ngoại trong tháng 10 Dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong tháng 10 tiếp tục suy yếu trước xu hướng tăng tỷ giá và lãi suất, khi giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trong tháng trên HOSE sụt giảm tới 17% so với tháng trước đó. Các nhà đầu tư theo dõi thị trường chứng khoán. Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN Hoạt động của...