Chứng khoán châu Á tăng điểm do Trung Quốc phục hồi kinh tế
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chứng khoán tại châu Á ghi nhận phiên tăng điểm, một phần do tâm lý tích cực từ việc Trung Quốc dần phục hồi các hoạt động kinh tế sau dịch COVID-19.
Các thị trường chứng khoán thế giới đã diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 31/3.
Các chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc đã tăng điểm sau khi nước này ghi nhận hoạt động công nghiệp tốt hơn dự báo, bất chấp những quan ngại thị trường chứng khoán có thể rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 2018 do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1% lên 2.750,3 điểm và chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,3%. Trong khi đó, chỉ số Thâm Quyến (Shenzhen) cũng ghi nhận mức tăng 0,5% lên 1.665,93 điểm và chỉ số Hang Seng tăng 1,9% lên mức 23.603,48 điểm.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã bất ngờ tăng trong tháng 3. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo khó có thể đảm bảo sự phục hồi bền vững trong tương lai gần do dịch COVID-19 đang chặn cửa nhu cầu của các nước trên thế giới cũng như đe dọa đẩy kinh tế rơi vào trì trệ.
Trên thực tế, dịch COVID-19 lây lan nhanh đã kéo chỉ số Shanghai xuống 4,5% trong tháng 3 và 9,8% trong quý I/2020, và chỉ số CSI300 lần lượt là 6,4% và 10%. Cả hai chỉ số này đều đang chứng kiến mức giảm sâu nhất theo tháng kể từ tháng 5/2019 và theo quý kể từ quý IV/2018. Hiện chỉ số Hang Seng đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018 và với mức giảm 16,3% trong quý I/2020, chỉ số chứng khoán này đang có mức giảm lớn nhất theo quý kể từ quý III/2015.
Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán ở Hàn Quốc cũng tăng điểm do các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng về các gói cứu trợ kinh tế mà các nền kinh tế lớn đưa ra, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, nhằm giảm bớt các tác động do dịch COVID-19 gây ra. Chốt phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số KOSPI đã tăng 37,52 điểm, tương đương 2,19%, lên 1.754,64 điểm.
Sau khi chứng kiến sự bán tháo trong tháng này và các nhà đầu tư đang ước tính các biện pháp cứu trợ chính thức đối với việc đóng cửa gần như hoàn toàn chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19, các chỉ số chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại.
Trong phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số STOXX 600 liên châu Âu và chỉ số blue-chip FTSE 100 đều tăng 1,8%. Chứng khoán của 3 ngành du lịch, bảo hiểm, năng lượng, có mức giảm mạnh nhất trong tháng 3, cũng đã tăng từ 2,7-4,9%. Tuy nhiên, do số ca mắc COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng và một số nước đang dự tính kéo dài biện pháp phong tỏa, chứng khoán châu Âu đang trên đà rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 1987.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 30/3, giữa bối cảnh thị trường đang cân nhắc giữa triển vọng kinh tế u ám trong ngắn hạn với các kế hoạch chi tiêu công chưa từng có và sự can thiệp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng hơn 3%. Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng gần 700 điểm (3,2%), lên 22.327,48 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 3,4%, lên 2.626,85 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 3,6%, đóng cửa ở mức 7.774,15 điểm.
Tuy nhiên, do lo ngại khả năng chính quyền sẽ phong tỏa thủ đô Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,88%, tương đương 167,96 điểm, xuống còn 18.917,01 điểm trong khi chỉ số Topix mở rộng giảm 2,26%, tương đương 32,5 điểm, xuống còn 1.403,04 điểm./.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán chờ thuốc điều trị Covid-19
VN-Index mất gần 34 điểm phiên đầu tuần; Lãi suất giảm thấp khiến tỷ giá có thể giảm 2% vào cuối năm; Ngã rẽ của dòng tiền thời Covid-19; Chứng khoán "thoát tối" nhờ hy vọng về thuốc điều trị Covid-19; "Thời vận" ngành xây dựng năm 2020; Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trở lại; Khối nợ lớn đe doạ kinh tế châu Á...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Video đang HOT
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 30/3 giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 250.000 đồng/lượng chiều mua vào và 550.000 đồng/lượng chiều bán ra ở cả 2 chiều chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 47,25 - 48,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua Mỹ tăng 3,5 USD lên 1.628 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng giằng co nhẹ trong phiên sáng và bất ngờ tăng vọt lên gần 1.630 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,54% lên 98,89 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 đồng, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.560 - 23.720 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,07 USD (-4,95%), xuống 20,44 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,45 USD (-5,19%), xuống 26,5 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Bán tháo trở lại
Tâm lý lo sợ dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khiến trạng thái bán tháo quay trở lại ngay khi mở cửa với hàng trăm mã giảm sàn, trong đó không thiếu các cổ phiếu lớn, bluechip, và thị trường thủng mốc 660 điểm.
Thông tin hỗ trợ không có, trong khi áp lực bán trực chờ khiến VN-Index gần như không thể gượng dậy và đóng cửa bốc hơi gần 34 điểm.
Nhóm VN30 chỉ còn EIB đứng giá tham chiếu, HPG u hồi nhẹ, còn lại vẫn giảm sâu.
Trong đó, nhóm Vingroup giảm sàn, cùng hầu hết các mã bank như CTG, MBB, TCB, VPB, STB; hay các cổ phiếu chứng khoán như SSI, HCM, AGR, HBS...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ROS, DLG, HQC, FLC, ITA, ASM, TSC, FIT, HAR, JVC cũng giảm hết biên độ.
Tính chung trên toàn thị trường , nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6,45 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 168,76 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 30/3: VN-Index giảm 33,8 điểm (-4,86%), xuống 662,26 điểm; HNX-Index giảm 4,07 điểm (-4,18%), xuống 93,28 điểm; UPCoM-Index giảm 1,19 điểm (-2,43%), xuống 47,63 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Thông tin về việc số người nhiễm virus tại Mỹ vượt con số 100.000 người khiến giới đầu tư hoảng sợ, đẩy phố Wall giảm mạnh trở lại trong phiên cuối tuần.
Con số trên khiến giới đầu tư lo ngại về số phận nền kinh tế Mỹ, nên đồng loạt bán tháo ra bất chấp Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ 2.200 tỷ USD.
Nhưng với các phiên khởi sắc trước đó nhờ các gói kích thích kinh tế, phố Wall đã hồi phục mạnh mẽ trở lại trong tuần với Dow Jones tăng 12,84%, chỉ số S&P tăng 10,26% và Nasdaq tăng 9,05%.
Kết thúc phiên 27/3, chỉ số Dow Jones giảm 915,39 điểm (-4,06%), xuống 21.636,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 88,60 điểm (-3,37%), xuống 2.541,47 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 295,16 điểm (-3,79%), xuống 7.502,38 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm khá mạnh, khi dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn vào cuối tuần qua, khiến nhiều quốc gia thắt chặt các biện pháp hạn chế đi lại, làm dấy lên lo ngại rằng Tokyo cũng có thể tiếp bước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,57% xuống 19.084,97 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,64% xuống còn 1.435,54 điểm.
Tình hình nghiêm trọng của dịch Covid-19 trong những ngày cuối tuần tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ, Anh, Italita, Tây Ban Nha cùng tình trạng phong tỏa tại nhiều thành phố đã khiến tâm lý giới đầu tư căng thẳng hơn.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu dầu khí đã bị bán tháo sau khi giá dầu thô xuống mức 20 USD/ounce, mức đáy của 17 năm với các ông lớn JXTG Holdings Inc và Idemitsu Kosan Co Ltd lần lượt giảm 3,9% và 4,5%.
Khả năng Tokyo tiến gần hơn tới việc phong tỏa toàn thành phố trong đại dịch đã kéo nhóm cổ phiếu của các nhà sản xuất thực phẩm tăng khá mạnh với Nichirei Corp tăng 4,1%, Yamazaki Baking Co Ltd tăng 3,8% và Toyo Suisan Kaisha Ltd tăng 6,3%.
Đáng chú ý, Fujifilm Holdings Corp đã tăng 6% khi Thủ tướng Abe nói trong một cuộc họp báo rằng chính phủ sẽ thúc đẩy việc phê duyệt loại thuốc trị cảm cúm Flu Avigan của Fujifilm, còn được gọi là favipiravir, như một biện pháp điều trị virus corona tiềm năng.
Chứng khoán Trung Quốc cũng mất điểm, cũng với nỗi lo ngại về việc ngày có thêm nhiều thành phố lớn trên thế giới bị phong tỏa do dịch Covid-19.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,9% xuống 2.747,21 điểm. Chỉ số CSI300 a bluechip giảm 0,97% xuống 3.674,11 điểm.
"Mối quan tâm hiện nay là nếu nhu cầu bên ngoài xấu đi do đại dịch, thì Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng vì là một phần quan trọng của chuỗi công nghiệp toàn cầu", Bohai Securities lưu ý trong một báo cáo.
Tin tức xấu từ đại dịch Covid-19 đã lu mờ sự tích cực từ việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm nay thông báo sẽ bơm thêm 50 tỷ nhân dân tệ (7 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng qua hợp đồng mua lại đảo ngược (repo) kỳ hạn 7 ngày. Lãi suất với công cụ này cũng giảm từ 2,4% xuống 2,2%.
Chứng khoán Hồng Kông cũng lùi bước, khi giới đầu tư chuẩn bị cho một cuộc suy thoái sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu với nhiều quốc gia thắt chặt đi lại hoặc phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,32% xuống 23.175,11 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,08% xuống 9.402,17 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,3%, ngành CNTT giảm 1,71%, tài chính kết giảm 1,07% và bất động sản giảm 1,33%.
Chứng khoán Hàn Quốc may mắn đóng cửa chỉ giảm nhẹ, sau khi mở cửa giảm sâu do lo ngại khủng hoảng kinh tế toàn cầu sâu rông hơn bởi do sự bùng phát nhanh chóng của dịch Covid-19
Thông tin kéo thị trường trở lại là việc Tổng thống Hàn Quốc cho biết, chính phủ sẽ xem xét gói hỗ trợ tài chính khoảng 5 tỷ USD cho 10 triệu hộ gia đình có thu nhập thấp, một phần của biện pháp khẩn cấp ứng phó Covid-19.
Seo Sang-young, một nhà phân tích tại Kiwoom Investment & Securities cho biết, các cổ phiếu lớn đã giảm sâu ở Hàn Quốc trong khi các cổ phiếu nhỏ tăng giá, một hiện tượng cho thấy sự biến động gia tăng do sự không chắc chắn.
Kết thúc phiên 30/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 304,46 điểm (-1,57%), xuống 19.084,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 24,99 điểm (-0,90%), xuống 2.747,21 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 309,17 điểm (-1,32%), xuống 23.175,11 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 0,61 điểm (-0,04%), xuống 1.717,12 điểm.
Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều ngày 30/3 Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 30/3, khi làn sóng bán vàng lấy tiền mặt trên thị trường chứng khoán lấn át những biện pháp mà các ngân hàng trung ương tiến hành giữa dịch COVID-19. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: fxempire.com) Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 30/3, khi làn sóng bán vàng lấy...