Chứng khoán châu Á sụt giảm do bất ổn chính trị tại Mỹ
Giới đầu tư bày tỏ sự quan ngại về tình hình chính trị bất ổn tại Mỹ tại thời điểm kinh tế toàn cầu cho thấy những dấu hiệu chậm lại…
Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch sáng 24/12 trong sắc đỏ giữa bối cảnh giới đầu tư quan ngại về tình hình chính trị bất ổn tại Mỹ tại thời điểm kinh tế toàn cầu cho thấy những dấu hiệu chậm lại.
Chứng khoán châu Á sụt giảm do bất ổn chính trị tại Mỹ . Ảnh minh họa: TTXVN
Chỉ số MSCI của thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) sáng 24/12 giảm 0,38%. Hoạt động giao dịch tại thị trường Nhật Bản bị hạn chế trong bối cảnh thị trường này dự kiến đóng cửa sớm để đón Giáng Sinh.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, các chỉ số chứng khoán “nối gót” đà sụt giảm trên Phố Wall trong tuần trước. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 1,13% (290,96 điểm) xuống 25.462,46 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải giảm 0,38% (9,51 điểm) xuống 2.506,74 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng bị tác động bởi sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong đó có Samsung Electronics. Chỉ số KOSPI giảm 7,41 điểm (0,36%) xuống 2.054,08 điểm ngay trong 15 phút đầu giao dịch. Giá cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc đều sụt giảm, trong đó cổ phiếu của Samsung Electronics giảm 0,39%, SK hynix hạ 0,5%, còn LG Electronics để mất 1,12%.
Ngày 23/12, Giám đốc Văn phòng quản lý ngân sách Nhà Trắng Mick Mulvaney – người mới được Tổng thống Donald Trump chỉ định làm Quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng – cho biết việc đóng cửa một phần Chính phủ Mỹ có thể kéo dài sang Năm Mới và qua thời điểm Quốc hội kế tiếp đi vào hoạt động.
Đây là lần thứ ba trong năm nay Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần, ngay cả khi đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump vẫn kiểm soát cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Theo kế hoạch, đảng Dân chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ từ ngày 3/1/2019.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo đã tiến hành loạt cuộc điện đàm với các ngân hàng hàng đầu của Mỹ nhằm xoa dịu quan ngại các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước này liên tục lao dốc.
Video đang HOT
Bộ Tài chính Mỹ cho biết ông Mnuchin đã thảo luận với các CEO của những ngân hàng như Bank of America, Citi, Goldman Sachs, JP Morgan Chase, Morgan Stanley và Wells Fargo.
Thông báo của Bộ này nhấn mạnh các CEO khẳng định rằng họ có đủ năng lực tài chính để cung cấp các khoản vay. Theo ông Mnuchin, đại diện các ngân hàng này cũng khẳng định không có tình trạng bán tháo cổ phiếu và thị trường tiếp tục hoạt động bình thường.
Minh Hằng (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên ngày 17/12
Tâm lý thận trọng vẫn bao trùm các sàn giao dịch sau đợt bán tháo ồ ạt trong phiên ngày 14/12 do những quan ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc...
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn đi lên trong phiên ngày 17/12 trong bối cảnh giới đầu tư "để mắt" đến cuộc họp chính sách chủ chốt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và cuộc họp thiết lập chính sách của Trung Quốc trong tuần này.
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên ngày 17/12. Ảnh: TTXVN/AFP
Tuy vậy, tâm lý thận trọng vẫn bao trùm các sàn giao dịch sau đợt bán tháo ồ ạt trong phiên ngày 14/12 do những quan ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc, và bất chấp bình luận trên trang mạng cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Washington và Bắc Kinh có thể đạt được một thỏa thuận thương mại.
Mặc dù có dấu hiệu cho thấy hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang bắt đầu xích lại gần nhau, hướng đến một giải pháp cho cuộc chiến thuế quan, song có quan ngại ngày càng tăng về triển vọng toàn cầu theo sau một loạt những chỉ dấu khác từ Trung Quốc.
Một loạt số liệu ghi nhận được trong năm nay đã nêu bật sự giảm tốc tại Trung Quốc và giới quan sát dự báo các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra những biện pháp mới để kích thích nền kinh tế, đang đứng trước nguy cơ trải qua một năm tăng trưởng tương đối yếu kém nữa.
Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 18/12 tới, đánh dấu 40 năm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa kinh tế, sẽ được theo dõi sát sao, và dự kiến sẽ diễn ra sau khi khai mạc cuộc họp thảo luận chính sách kinh tế năm 2019.
Trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,16% (4,23 điểm) lên 2.597,97 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 6,81 điểm xuống 26.087,98 điểm.
Còn tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225, vốn giảm hơn 2% trong phiên ngày 14/12, đã tăng 0,62% (132,05 điểm), đóng phiên ở mức 21.506,88 điểm.
Chứng khoán Sydney tăng 1% và chứng khoán Singapore tăng 1,2%, chứng khoán Seoul và Đài Bắc đều tăng 0,1% còn chứng khoán Wellington cộng thêm 0,3%. Chứng khoán Mumbai và Manila cũng hòa cùng xu hướng tăng này.
Fed sẽ kết thúc cuộc họp chính sách vào ngày 19/12. Dù có đồn đoán về một đợt nâng lãi suất khác, song các nhà giao dịch vẫn theo dõi sát sao những bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell để tìm kiếm manh mối cho lộ trình lãi suất của thể chế này trong năm 2019.
Minh Hằng (Theo AFP)
Cổ phiếu công nghệ và vụ bê bối Nissan kéo chứng khoán châu Á đi xuống Giá cổ phiếu của các "đại gia" xe hơi Nhật Bản là Nissan và Mitsubishi sụt giảm trước thông tin Chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt giữ vì những hành vi sai phạm nghiêm trọng Cổ phiếu của công ty công nghệ dẫn đầu xu hướng bán ra ồ ạt trên các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên ngày 20/11 do...