Chứng khoán châu Á sáng 18/5 tăng điểm sau bình luận lạc quan của Chủ tịch Fed
Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch sáng 18/5, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ lạc quan rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể bắt đầu phục hồi trong năm nay.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản . Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các chỉ số chính ở Thượng Hải, Tokyo, Hong Kong và Australia đều tăng điểm, trong đó, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,2% lên 2.874,89 điểm, còn chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo tăng 0,3% lên 20.105,84 điểm. Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong cũng ghi thêm 0,1% lên 23.819,26 điểm.
Bên cạnh đó, chỉ số Kospi ở Seoul tăng 0,5% lên 1.935,73 điểm, còn chỉ số S&P-ASX 200 của Australia tiến thêm 1,4% lên 5.478,10 điểm. Sắc xanh cũng được ghi nhận tại các thị trường New Zealand và Singapore.
Chủ tịch Fed Jerome Powell ngày 17/5 đã bày tỏ lạc quan rằng kinh tế Mỹ có thể bắt đầu phục hồi trong nửa cuối năm nay, nếu dịch COVID-19 không bùng phát lần thứ hai, song ông cho biết kinh tế sẽ không thể phục hồi hoàn toàn cho đến khi có vắc-xin. Bình luận này dường như đã tiếp thêm động lực cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm dấu hiệu khi nào thì các nền kinh tế trên toàn cầu sẽ quay trở lại bình thường.
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “60 phút” của đài truyền hình CBS, ông Powell cho biết kinh tế Mỹ về cơ bản là “khỏe mạnh” trước khi dịch COVID-19 buộc nước này phải đóng cửa hoạt động kinh doanh và hàng chục triệu người mất việc làm. Theo ông, đợt suy thoái lần này là do dịch bệnh từ bên ngoài chứ không phải những vấn đề nội tại như sự không ổn định về tài chính vốn đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Điều này có nghĩa là kinh tế Mỹ có thể phục hồi khá nhanh.
Giới đầu tư dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi số liệu GDP của Nhật Bản cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015 khi ghi nhận hai quý tăng trưởng âm liên tiếp do phải vật lộn với tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo số liệu chính thức sơ bộ của Văn phòng Nội các Nhật Bản, so với cùng kỳ năm ngoái, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm đến 3,4% trong quý I khi cả tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều sụt giảm. Trước đó, trong quý IV/2019 kinh tế Nhật Bản đã ghi nhận mức giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước đó, qua đó chính thức rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Lần gần đây nhất kinh tế Nhật Bản suy thoái là vào nửa cuối năm 2015.
Trong khi đó, Nhà Trắng lại làm gia tăng sự bất ổn về thương mại khi thắt chặt hạn chế đối với tập đoàn Huawei của Trung Quốc. Washington cho biết các công ty sản xuất chip sử dụng công nghệ của Mỹ phải được phép của nước này mới được bán sản phẩm cho Huawei.
Thị trường tài chính 24h:Nên tham lam hay sợ hãi?
VN-Index giảm phiên thứ 3 liên tiếp; Hạ lãi suất điều hành, câu chuyện với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; "Sóng" đầu tư công phớt lờ chất lượng tài chính doanh nghiệp; VN - Index tăng mạnh: Nên tham lam hay sợ hãi?; Vui thôi, đừng vui quá!; Chứng khoán châu Á phân hóa; Nhà đầu tư định vị lại chiến lược tại thị trường châu Á...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 15/5 tăng 130.000 đồng/lượng chiều mua vào và 120.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã chữa lại và chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 48,30 - 48,69 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 15,1 USD lên 1.730,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp và lên trên 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 1 USD xuống 1.739,9 USD/ounce.
Video đang HOT
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,16% xuống 100,31 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.263 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.270 - 23.450 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,32 USD ( 1,16%), lên 27,88 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,38 USD ( 1,22%), lên 31,51 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index điều chỉnh phiên thứ 3 liên tiếp
Trong phiên sáng, sau khi le lói sắc xanh khi mở cửa, áp lực bán nhanh chóng khiến thị trường giảm điểm, nhưng may mắn vẫn bảo toàn được mốc 830 điểm.
Bước sang phiên chiều, lực bán dâng cao khiến VN-Index thủng mốc 825 điểm và tại đây, lực cầu nhập cuộc giúp chỉ số hãm bớt đà giảm, nhưng đóng cửa vẫn dưới 830 điểm.
VHM và VIC vẫn là trụ đỡ chính với mức tăng đều trên 1%, còn SBT, VPB, VRE, EIB nhích nhẹ.
Mặt khác, sắc đỏ vẫn bao phủ trên diện rộng với 20 mã bluechip mất điểm, đáng kể là BID -2,8%, BVH -2,9%, CTG -2,1%, PLX -2,4%, MSN -2,8%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, TTF bảo toàn sắc tím với 4,67 triệu đơn vị khớp lệnh.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 7,01 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 78,74 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/5: VN-Index giảm 5,37 điểm (-0,65%), xuống 827,03 điểm; HNX-Index giảm 2,32 điểm (-2,08%), xuống 109,02 điểm; UpCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,62%), xuống 53,15 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong suốt sáng thứ Năm khi dư âm bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn ám ảnh nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc ông Trump đe dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc và dữ liệu thất nghiệp mới công bố tiêu cực với con số 2,98 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước cũng khiến nhà đầu tư lo lắng.
Tuy nhiên, trong phiên chiếu, các chỉ số đã hồi trở lại và tăng bật vào cuối phiên khi nhà đầu tư kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế sẽ giúp kinh tế hồi phục nhanh trở lại. Theo đó, ông Trump cho biết, ông sẵn sàng đàm phán một dự luật kích thích kinh tế khác.
Kết thúc phiên 14/5, chỉ số Dow Jones tăng 377,37 điểm ( 1,62%), lên 23.625,34 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,50 điểm ( 1,15%), lên 2.852,50 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 80,56 điểm ( 0,91%), lên 8.943,72 điểm.
70,12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 189,79 điểm (-2,06%), xuống 9.002,55 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã hồi phục sau 3 phiên giảm liên tiếp trước đó, nhưng tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng sau quan hệ Mỹ-Trung Quốc ngày một căng thẳng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,62% lên 20.037,47 điểm. Trong tuần, chỉ số này mất 0,7%.
Chỉ số Topix tăng 0,5% lên 1.453,77 điểm nhờ 2/3 trong 33 chỉ số phụ tăng. Trong tuần, chỉ số này đã giảm 0,3%.
Có dấu hiệu rạn nứt hơn trong mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump cho biết, ông rất thất vọng với việc giấu thông tin về dịch Covid-19 của Trung Quốc và thậm chí ông Trump đe dọa có thể cắt đứt quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hôm nay, nhóm nâng đỡ thị trường là các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn, tăng 2,8% sau khi chỉ số bán dẫn của Philadelphia tại Mỹ đêm qua đi lên.
Theo đó, Tokyo Electron Ltd đã tăng 2%, Netherest Corp tăng 3,3%.
Đáng chú ý, Nissan Motor Co Ltd đã tăng 3,9% sau có có tin tức rằng hãng xe Nhật Bản có thể đang xem xét khả năng đóng cửa nhà máy Barcelona, và chuyển sản xuất sang các nhà máy của Renault.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm, và ghi nhận tuần giảm điểm đầu tiên kể từ tháng 3, do lo ngại tăng trưởng kinh tế suy giảm và các xung đột thương mại với Mỹ quay trở lại.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm gần 0,1% xuống 2.868,46 điểm. Chỉ số này đã giảm 0,9% trong tuần.
Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,32% xuống 3.912,82 điểm và mất 1,3% trong tuần này.
Thông tin đáng chú ý hôm nay là dữ liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,9% so với cùng kỳ trong tháng 4, tháng đầu tiên trong năm nay mà chỉ số này tăng và vượt dự báo tăng 1,5% của giới phân tích, và cải thiện đáng kể so với mức giảm 1,1% trong tháng 3.
Mặc dù vậy, sức mua còn yếu với doanh số bán lẻ giảm 7,5% trong tháng 4, cao hơn mức giảm 7% được dự báo.
Thị trường giao dịch thận trọng hơn do căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng xấu đi khi Tổng thống Donald Trump cho biết có thể cắt đứt quan hệ thương mại với Bắc Kinh vì một số vấn đề liên quan tới dịch Covid-19.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, khi căng thẳng Trung-Mỹ xuất hiện trở lại và dữ liệu mới chỉ ra sức mua mờ nhạt ở Trung Quốc đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index đã giảm 0,14% xuống 23.797,47 điểm. chỉ số này mất 1,8% trong tuần.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,13% xuống 9.674,57 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng khi sản lượng công nghiệp của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi, mặc dù sự căng thẳng của mỗi quan hệ Mỹ-Trung đã hãm đà đi lên của thị trường.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,12%, lên 1.927,28. Nhưng đã giảm 1% trong tuần.
Các cổ phiếu đã phục hồi từ sau khi dữ liệu sản lượng công nghiệp tốt hơn dự kiến từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, Nhà phân tích Lee Kyoung-min của Daeshin Securities, cho biết.
Thông tin đáng chú ý hôm nay là Bộ tài chính Hàn Quốc đã đưa cam kết sẽ đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu cú sốc việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Kết thúc phiên 15/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 122,69 điểm ( 0,62%), lên 20.037,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,88 điểm (-0,06%), xuống 2.868,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 32,27 điểm (-0,14%), xuống 23.797,47 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,32 điểm ( 0,12%), lên 1.928,28 điểm.
Giao dịch chứng khoán sáng 13/5: Mạnh tay gom hàng giá thấp Sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp với mức tăng 9,55%, thị trường đã chứng kiến áp lực xả hàng mạnh đầu phiên sáng nay. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy hoạt động tích cực giúp thị trường đứng vững. Sau khi lao dốc mạnh trong tháng 3, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục mạnh mẽ trong tháng...