Chứng khoán Châu Á quay đầu giảm, Châu Âu mở cửa ngập sắc đỏ
Sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã quay đầu giảm trong phiên 10/9. Như vậy, thị trường này đã giảm 1,14% tính từ đầu năm đến nay.
Chỉ số Shanghai Composite Index đóng cửa phiên 10/9 giảm hơn 1% sau khi số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.
Chỉ số PPI của Trung Quốc giảm 5,9% so với cùng kỳ trong tháng 8 – ghi nhận mức giảm liên tiếp trong 42 tháng qua.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 lại tăng mạnh 2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự đoán 1,8%.
Loạt số liệu mới nhất này làm gia tăng lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Trước đó trong tuần, Trung Quốc cho biết kim ngạch xuất-nhập khẩu tháng 8 của nước này đều giảm.
Thị trường giảm trong bối cảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố kinh tế Trung Quốc không có nguy cơ giảm tốc mạnh. Trong một phát ngôn ngày 10/9, ông Lý Khắc Cường cũng trấn an nhà đầu tư về vấn đề tỷ giá khi nói rằng sẽ cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối nội địa.
Chỉ số Shenzhen Composite Index cũng giảm hơn 1,5%, trong khi chỉ số Hang Seng Index của Hồng Kông giảm hơn 2,5%.
Video đang HOT
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản quay đầu giảm hơn 2,5% sau phiên tăng điểm kỷ lục hôm qua. Tuyên bố của Thống đốc Haruhiko Kuroda ngày 9/9 cho thấy có thể ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ không tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế nữa.
Một loạt các thị trường khác như Australia, Singapore, Thái Lan đều giảm điểm. Trái ngược lại, thị trường Hàn Quốc lại tăng hơn 1,4%.
Mở cửa phiên 10/9, thị trường Châu Âu ngập sắc đỏ khi FTSE giảm gần 1%. Chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp đều giảm hơn 0,5%.
Theo_NDH
Chứng khoán Trung Quốc: Thêm một "cơn ác mộng"
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25-8, Tân Hoa Xã cho biết chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đối diện một ngày "ác mộng" vì giá lao dốc.
Shanghai Composite Index rớt thấp kỷ lục
Tiếp nối đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới mấy ngày qua trước những lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, tất cả các thị trường chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt lao dốc trong ngày 24-8. Thế giới gọi đây là "ngày thứ Hai tối tăm" của Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
Khi phiên giao dịch ngày 25-8 đóng lại, chỉ số Shanghai Composite Index của Trung Quốc giảm xuống dưới mức 3.000 điểm, tương ứng giảm 7,63%. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12-2014, Shanghai Composite Index rớt giá thê thảm như vậy.
Mức suy giảm này cũng nằm trong tốp 10 những đợt suy giảm khủng khiếp nhất suốt 15 năm qua. Như vậy, chỉ số này đã giảm 20,9% trong 5 phiên vừa qua, và giảm 8,34% tính từ đầu năm đến nay.
Không những thế, hàng loạt các cổ phiếu chủ chốt trên sàn Thượng Hải, tập trung vào các ngành bất động sản, dầu khí, cũng đã giảm 10%.
Mọi ảnh nhìn trên thế giới hướng về "cú sốc" ngày 25-8 của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Ảnh: AP
Chứng khoán Mỹ có lúc giảm kỷ lục tính từ 2011, nhưng sau đó đã hồi phục nhanh chóng. Giá cổ phiếu nhiều quốc gia khác như Úc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia,... cũng tăng trở lại.
Trung Quốc ngừng hỗ trợ thị trường
Nỗ lực cuối cùng của Bắc Kinh được ghi nhận hôm Chủ Nhật (23-8) là việc cho phép sử dụng quỹ hưu trí để cứu thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, theo He Fan thuộc tập đoàn Caixin Insight Group nói trên Tân Hoa Xã, nỗ lực này không thể ngăn chặn được chứng khoán lao dốc.
Trên trang Bloomberg, Christopher Balding, giáo sư tài chính và kinh tế tại HSBC Business School thuộc Đại học Peking cũng nhận định Bắc Kinh đã từ bỏ các chính sách hỗ trợ TTCK bất chấp những tổn thất rất lớn trong những ngày qua.
Tân Hoa Xã phải thừa nhận rằng, sau "ngày thứ Hai tối tăm", thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục đối diện một ngày thứ Ba đầy ác mộng khi mọi thứ không thể sáng sủa hơn.
Theo Bloomberg, các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã cho dừng các chính sách can thiệp thị trường chứng khoán và đang tìm đối pháp. Điều này lý giải nguyên nhân ngày thứ Ba ác mông. Vào đầu phiên ngày 25-8, các nhà đầu tư thì chờ chính phủ can thiệp, nhưng thực tế điều đó không xảy ra khiến họ hoảng sợ, xáo trộn, bán tháo và rớt giá trầm trọng.
Theo BBC, Shanghai Composite giảm mất 12% trong tuần qua, sau khi giảm đến mức 30% từ giữa tháng 6-2015 đến nay. Sự tụt dốc này gây ra làn sóng bán đổ bán tháo toàn cầu, góp phần khiến chỉ số Dow Jones ở Mỹ mất 6%, chỉ số FTSE 100 tại Anh sụt 5%. Tình trạng sụt giảm tồi tệ ở Trung Quốc kéo các thị trường khác trong khu vực cùng giảm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong hôm qua mất 4,9% xuống 21.313,28 điểm, trong khi thị trường chứng khoán lớn nhất khu vực của Nhật Bản cũng chứng kiến chỉ số Nikkei mất 4,6% xuống 18.540,68 điểm, mức thấp nhất trong gần 5 tháng qua. Tuy nhiên, ngày 25-8 chứng kiến sự ấm dần trở lại của Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia châu Á.
Ngọc Những
Theo_PLO
Ghi sai số điện: Khách hàng có thể "đưa ra tòa" không? Trước thông tin nhiều hộ dân Hà Nội bị ghi sai chỉ số tiêu thụ điện, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Huỳnh Kim Ngân (Đoàn Luật sư TP.HCM) để xem xét việc này có vi phạm pháp luật hay không. "Xài sang" máy tính bảng, gậy "tự sướng": Vẫn ghi sai số điện Thưa luật sư, hiện nay...