Chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên chiều 10/3
Chứng khoán châu Á hồi phục trong phiên chiều 10/3 nhờ giá dầu tăng trở lại, một ngày sau khi thị trường toàn cầu chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Bảng tỉ giá chứng khoán tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/5/2019. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã phải chứng kiến một “thứ Hai đen tối”, với chỉ số Dow Jones trên Phố Wall giảm hơn 2.000 điểm và khiến thị trường này phải ngừng giao dịch khẩn cấp trong 15 phút phiên 9/3.
Nhưng sang phiên 10/3, việc giá dầu tăng đến 8% sau khi tuột dốc gần 30% vào phiên trước đó – mức giảm lớn nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 – đã hỗ trợ khá nhiều cho các thị trường chứng khoán châu Á.
Khép lại phiên 10/3, chỉ số Nikkei tại thị trường Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,85% (168,36 điểm) lên 19.867,12 điểm. Trước đó trong phiên 9/3, chỉ số này giảm hơn 5%, ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2018.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng rời khỏi mức thấp của sáu tuần, sau khi các nhà đầu tư phản ứng tích cực trước thông tin số ca nhiễm COVID-19 mới ở nước này tăng chậm lại, bên cạnh thông tin về những biện pháp kích thích kinh tế trên toàn cầu. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul phiên này tăng 0,42% (8,16 điểm) lên 1.962,93 điểm.
Tại Trung Quốc, các thị trường chứng khoán chủ chốt cũng đồng loạt tăng điểm sau khi giảm mạnh trong phiên trước. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong phiên này tăng 1,41% (352,05 điểm) lên 25.392,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite cũng tiến 1,82% (53,47 điểm) lên 2,996,76 điểm.
Cũng trong phiên này, chứng khoán Sydney tăng hơn 3%, trong khi Singapore, Jakarta và Bangkok đều tiến hơn 2%. Các thị trường Manila, Taipei không nằm ngoài xu hướng tăng điểm, riêng Wellington lại giảm 1,8%.
Chứng khoán vùng Vịnh cũng ghi nhận sự phục hồi trong phiên này, với Dubai tăng 5,5%, Abu Dhabi tiến 4,2%, Kuwait và Qatar cũng tăng khá mạnh.
Video đang HOT
Tâm lý nhà đầu tư đã được hỗ trợ bởi tin tức cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán, tâm điểm của dịch COVID-19, qua đó dấy lên hy vọng rằng Trung Quốc đang trên đà phục hồi kinh tế khi số ca nhiễm mới tiếp tục giảm.
Ngoài ra, thị trường đang đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa sau khi ngân hàng này có động thái tương tự vào tuần trước. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng dự kiến sẽ họp trong tuần này để thảo luận về chính sách tiền tệ.
Chuyên gia Esty Dwek, thuộc công ty quản lý đầu tư Natixis Investment Managers, cho rằng trong tình hình hiện tại, thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến các biện pháp kích thích kinh tế “mạnh” hơn nữa, cả về mặt tiền tệ và tài chính.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/3, chỉ số VN – Index tăng 0,24% (2,01 điểm) lên 837,5 điểm. Toàn sàn có 204 mã tăng giá, 164 mã giảm giá và 44 mã đứng giá.
Tuy nhiên, chỉ số HNX – Index giảm 0,13% (0,14 điểm) xuống 106,2 điểm. Toàn sàn có 74 mã tăng giá, 75 mã giảm và 52 mã đứng giá.
Theo H.Thủy/TTXVN (Tổng hợp)
Chứng khoán châu Á và vùng Vịnh tiếp tục lao đao vì COVID-19
Chốt phiên trên sàn giao dịch của Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 7,33%, tương đương 455,60 điểm, xuống mức 5.760,60 điểm.
Bảng điện tử thông báo các chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chứng khoán Australia ngày 9/3 đã sụt giảm hơn 7% giá trị do lo ngại về tình hình lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và giá dầu mỏ thế giới "lao dốc."
Thông tin này đánh dấu ngày ảm đạm nhất trên thị trường chứng khoán Australia kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chốt phiên trên sàn giao dịch của Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 7,33%, tương đương 455,60 điểm, xuống mức 5.760,60 điểm.
Trong khi đó, chỉ số vốn hóa thị trường đại diện cho 500 công ty lớn nhất được liệt kê trên thị trường chứng khoán Australia All Ordinaries Index sụt giảm 7,4%, tương đương 465,1 điểm, xuống còn 5.822,4.
Đáng chú ý, các cổ phiếu ngành năng lượng của nước này "lao dốc bất thường" với việc mất tới 19% giá trị sau khi giá dầu mỏ toàn cầu sụt giảm quanh ngưỡng 30% và là mức giảm mạnh nhất tính theo ngày kể từ năm 1991 sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga không đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng khai thác "vàng đen" và Saudi Arabia giảm giá dầu.
[Lo ngại dịch bệnh COVID-19, chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ]
Tính đến 12 giờ 50 trưa 9/3 trên sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Bent biển Bắc giảm 12,23 USD, tương đương 27%, và rớt xuống còn 33,04 USD/thùng.
Trên sàn giao dịch New York (Mỹ), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 11,88 USD, tương đương 29%, xuống còn 29,4 USD/thùng.
Thậm chí trước đó có thời điểm rớt xuống còn 27,34 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 12/2/2016.
Giới phân tích nhận định giá dầu WTI đang có xu hướng tiệm cận với ngưỡng sụt giảm kỷ lục vượt trên 33% ghi nhận hồi tháng 1/1991.
Không nằm ngoài xu hướng trên, chốt phiên giao dịch cùng ngày trên sàn chứng khoán Tokyo của Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 1.050,99 điểm (5,07%) xuống còn 19.698,76 điểm và là mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 4/1/2019.
Trong khi đó, chỉ số Topix giảm 82,49 điểm xuống 1.388,97 điểm, tương đương mức giảm 5,61%.
Tại Trung Quốc, chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải mất điểm ngay khi mở phiên, trong đó giá cổ phiếu của các công ty năng lượng bị tác động lớn nhất do biến động của giá dầu.
Cụ thể, chỉ số Hang Seng giảm 3,87% (1.012,60 điểm) xuống 25.134,02 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite hạ 1,56% (47,3 điểm) xuống 2.987,18 điểm.
Đầu phiên giao dịch ngày 9/3, các thị trường chứng khoán của các quốc gia vùng Vịnh cũng chứng kiến đà sụt giảm mạnh sau thông tin giá dầu nói trên.
Chỉ số Premier của Kuwait giảm 9,5%, khiến hoạt động giao dịch cổ phiếu mã này tạm thời bị ngưng trệ.
Trong khi đó, thị trường tài chính Dubai và sàn giao dịch chứng khoán Abu Dabi sụt giảm lần lượt là 9,0% và 7,1%.
Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam )
Các thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi Các thị trường chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên 4/2. Diễn biến này có được nhờ hoạt động mua vào sau khi phiên trước giảm mạnh, dù các nhà giao dịch vẫn lo ngại khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Các thị trường chứng khoán...