Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 1/6
Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm 4/6 và số liệu việc làm cũng như lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, dự kiến công bố ngày 4, 5/6.
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên sáng đầu tuần 1/6, với chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,2%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,1% (22,65 điểm) lên 21.900,54 điểm trong bối cảnh giới đầu tư tìm kiếm manh mối về xu hướng giao dịch trong ngày sau phiên đóng cửa trái chiều tại New York.
Tapas Strickland, chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, cho hay các thị trường đã bớt căng thẳng hơn khi cuộc họp báo liên quan đến vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 29/5 không có thêm nội dung nào khác ngoài thông tin Mỹ rút lại quy chế đặc biệt đối với Hong Kong.
Tuy nhiên, nhà phân tích thị trường cao cấp tại Monex Toshiyuki Kanayama cho biết thị trường Nhật Bản dường như bắt đầu phiên giao dịch khá trầm lắng do thiếu các yếu tố mới để mua vào cổ phiếu sau phiên giao dịch trái chiều tại Mỹ.
Video đang HOT
[Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm phiên 28/5]
Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 4/6 và số liệu việc làm cũng như lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, dự kiến công bố ngày 4 và 5/6.
Tại Trung Quốc, chứng khoán Hong Kong tăng 2,52% (578,44 điểm) lên 23.539,91 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,69% (19,61 điểm) lên 2.871,96 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số S&P/ASX 200 của Australian giảm 29,90 điểm (0,52%) xuống 5.725,80 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, lúc 10 giờ 35 phút, chỉ số VN-Index tăng 1,15% lên 874,40 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,31% lên 110,15 điểm./.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm bất chấp kích thích của ECB
ECB cho biết kế hoạch trị giá 750 tỷ euro (khoảng 820 tỷ USD) này là tạm thời và sẽ chấm dứt khi dịch bệnh được cho là qua đi, nhưng sẽ không kết thúc trước cuối năm nay.
Màn hình điện tử tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản cho thấy chỉ số Nikkei-225 giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 13/3 vừa qua. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Trong phiên giao dịch 19/3, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loại giảm điểm, trong khi đồng USD tăng mạnh, giữa lúc kế hoạch chi hơn 800 tỷ USD để mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã không thể truyền tâm lý lạc quan cho giới đầu tư vốn đang lo ngại về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu.
ECB đã ban hành "Chương trình mua khẩn cấp trong đại dịch" nhằm cung cấp thanh khoản cho các thị trường tài chính.
ECB cho biết kế hoạch trị giá 750 tỷ euro (khoảng 820 tỷ USD) này là tạm thời và sẽ chấm dứt khi dịch bệnh được cho là qua đi, nhưng sẽ không kết thúc trước cuối năm nay.
Ban đầu, các thị trường châu Á tăng điểm trước thông tin nói trên, nhưng sau đó đã mất đà, giữa lúc giới đầu tư dự đoán những tháng sắp tới sẽ rất khó khăn khi nhiều nước trên thế giới đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Khép lại phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1% xuống còn 16.552,83 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 2,61% xuống 21.709,13 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite để mất 1% và đóng phiên ở mức 2.702,13 điểm.
Sắc đỏ cũng tràn ngập trên các thị trường khác trong khu vực, khi Seoul có thời điểm giảm hơn 8%, Singapore giảm 4,5%, còn các thị trường Sydney, Wellington và Bangkok đều để mất hơn 3%. Thị trường Đài Bắc và Jakarta cũng giảm hơn 5%.
Đáng chú ý trong phiên này, thị trường Manila có thời điểm lao dốc với mức giảm gần 25% sau khi mở cửa trở lại sau hai ngày ngừng giao dịch do tình hình dịch bệnh, nhưng sau đó đã thu hẹp đà giảm xuống còn hơn 13%.
Sự sụt giảm nói trên của các thị trường chứng khoán diễn ra cùng với sự tăng giá của đồng USD.
"Đồng bạc xanh" đã tăng hơn 6% so với đồng AUD và hơn 3% so với đồng won của Hàn Quốc, trong khi đồng bảng Anh hiện đang ở quanh các mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1980.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/3, VN-Index giảm 21,72 điểm xuống 725,94 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 353,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.218 tỷ đồng. Toàn sàn có tới 313 mã giảm giá, trong khi chỉ có 69 mã tăng giá và 44 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,85 điểm xuống 100,99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 94 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 589,3 tỷ đồng. Toàn sàn cũng có tới 100 mã giảm giá, trong khi chỉ có 55 mã tăng giá và 56 mã giảm giá./.
Khánh Ly (TTXVN/Vietnam )
Thị trường chứng khoán tháng 6, chọn cửa kiếm lời Thị trường chứng khoán (TTCK) đã có chuỗi ngày hồi phục ngoài mong đợi. Tâm lý lo ngại thị trường điều chỉnh trong tháng 6 xuất hiện, nhưng vẫn có những kỳ vọng chỉ số tiếp tục tăng. Tháng 5 khác biệt Trái với những dự báo có phần thận trọng, TTCK đã có diễn biến rất tích cực trong tháng 5. Thông...