Chứng khoán châu Á “nín thở” theo dõi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều ngày 7/11 khi nhà đầu tư hướng sự chú ý vào cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đầy gay cấn ở Mỹ.
Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ chi phối các sàn châu Á. Ảnh minh họa: TTXVN
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) đã không giữ được đà tăng hồi đầu phiên và để mất 0,28% (hay 61,95 điểm), xuống 22.085,80 điểm khi thị trường đóng cửa. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải chốt phiên với mức giảm 0,68% tương đương 18,02 điểm, xuống còn 2.641,34 điểm. Chỉ số KOSPI tại thị trường Seoul mất 0,52%, hay 10,93 điểm, xuống mức 2.078,69 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong lại tăng 0,10% tương đương 26,73 điểm lên 26.147,69 điểm. Cùng xu hướng đi lên chỉ số S&P/ASX 200 tại thị trường Sydney tăng 0,37%, hay 21,7 điểm, và khép phiên ở mức 5.896,9 điểm.
Các sàn châu Á dường như dõi theo cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ khi kết quả mới nhất cho thấy đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ, còn đảng Cộng hòa bảo toàn được quyền kiểm soát Thượng viện. Với việc đảng Dân chủ giành thế đa số tại Hạ viện, chặng đường hai năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự báo sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với nửa đầu nhiệm kỳ, khi đảng Cộng hòa kiểm soát cả lưỡng viện Quốc hội. Điều này cũng báo hiệu sự giằng co trong tiến trình thông qua các chính sách quan trọng khi những quan điểm và ưu tiên của hai đảng luôn trong tình trạng đối đầu.
Thị trường tiền tệ cũng phản ứng không mạnh với kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ, với đồng USD giảm giá so với đồng yen tại Tokyo xuống 113,20 yen/USD so với mức 113,46 yen/USD trên thị trường New York trong phiên trước đó.
Video đang HOT
Q.Chung (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Công ty của tỷ phú Warren Buffett kéo phố Wall trở lại
Kết quả kinh doanh khởi sắc của Berkshire Hathaway, cùng giá dầu thô tăng mạnh đã giúp Dow Jones và S&P 500 lấy lại đà tăng, trong khi Apple khiến Nasdaq chưa thể trở lại.
Trong phiên cuối tuần trước, phố Wall đã chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump phủ nhận việc đang soạn thỏa một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay khi trở lại trong tuần giao dịch mới, Dow Jones và S&P 500 đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc của Berkshire Hathaway khi tập đoàn của tỷ phú Warren Buffett công bố lợi nhuận tăng gấp đôi trong quý vừa qua, kéo nhóm cổ phiếu tài chính tăng theo.
Trong khi đó, Nasdaq lại không thể có được niềm vui do tác động tiêu cực của cổ phiếu Apple (giảm 2,8%) sau khi Nikkei cho biết, công ty này đã yêu cầu các nhà lắp ráp điện thoại thông minh ngừng kế hoạch bổ sung dây chuyền dành riêng cho iPhone XR.
Ngoài ra, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ với dự đoán, đảng Cộng hòa vẫn kiểm soát Thượng viện, nhưng Hạ viện có thể sẽ rơi vào tay phe Dân chú, gây khó khăn cho chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Trump cũng khiến giới đầu tư thận trọng.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed bắt đầu vào thứ Tư này.
Kết thúc phiên 5/11, chỉ số Dow Jones tăng 190,87 điểm ( 0,76%), lên 25.461,70 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 15,25 điểm ( 0,56%), lên 2.738,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 28,14 điểm (-0,38%), xuống 7.328,85 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu quay đầu điều chỉnh nhẹ khi giới đầu tư thận trọng trước khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới, trong khi cuộc chiến thương mại vẫn chưa tìm được giảm nhiệt.
Kết thúc phiên 5/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 9,72 điểm ( 0,14%), lên 7.103,84 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 24,03 điểm (-0,21%), xuống 11.494,96 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0,74 điểm (-0,01%), xuống 5.101,39 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, thông tin Mỹ và Trung Quốc sắp có thỏa thuận thương mại bị bác bỏ, cùng với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ khiến giới đầu tư thận trọng, đẩy các thị trường quay đầu đảo chiều trong phiên đầu tuần mới, trong đó chứng khoán Hồng Kông mất hơn 2%, chứng khoán Nhật Bản mất hơn 1,5%.
Kết thúc phiên 5/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 344,67 điểm (-1,55%), xuống 21.898,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 11,05 điểm (-0,41%), xuống 2.665,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 551,96 điểm (-2,08%), xuống 25.934,39 điểm.
Giá vàng tiếp tục có phiên lình xình và đóng cửa ít thay đổi trong phiên đầu tuần mới khi nhà đầu tư thận trọng tập trung vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ và cuộc họp sắp tới của Fed.
Kết thúc phiên 5/11, giá vàng giao ngay giảm 1,6 USD (-0,13%), xuống 1.230,6 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 2,3 USD/ounce (-0,19%), xuống 1.232,3 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục giảm dù hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran có hiệu lực. Giá dầu giảm bởi dù Mỹ trừng phạt Iran nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ được nhập khẩu dầu của Iran. Ngoài ra, EU cho biết sẽ tiếp tục quan hệ kinh tế với Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Kết thúc phiên 5/11, giá dầu thô Mỹ giảm 0,42 USD (-0,67%), xuống 62,72 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,12 USD (-0,16%), xuống 72,71 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống Các thị trường chứng khoán châu Á để mất điểm trong phiên đầu tuần 5/11 sau bình luận của cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, làm giảm khả năng đi đến một thỏa thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Bảng tỷ giá chứng khoán tại thị trường Tokyo. Ảnh: KYODO/ TTXVN Những bình luận...