Chứng khoán châu Á: Nikkei 225, Shenzhen Composite “lặn” hơn 4% vì dịch Covid-19
Chứng khoán châu Á tiếp tục ngụp lặn trong phiên 28/2 khi nỗi sợ dịch Covid-19 vẫn đeo bám nhà đầu tư.
Chứng khoán Nhật Bản sáng nay 28/2 vẫn đứng đầu danh sách các thị trường giảm điểm tại châu Á. Ảnh: AFP
Chứng khoán Nhật Bản vẫn đứng đầu danh sách các thị trường mất điểm tại châu Á khi chỉ số Nikkei 225 mất 4,14% còn chỉ số Topix trượt 4,1%.
Số liệu công bố sáng nay 28/2 cho thấy doanh số bán lẻ tại Nhật Bản trong tháng 1 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vẫn thấp hơn mức dự báo giảm 1,1% mà Reuters đưa ra trước đó.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục hôm nay “rực lửa” khi chỉ số thành phần Shenzhen Component và Shenzhen Composite lần lượt lặn sâu 4,44% và 4,384%, còn Shanghai Composite mất 3,37%. Trên thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 2,69%.
Tâm lý lo ngại dịch Covid-19 cũng nhấn chìm chứng khoán Hàn Quốc với chỉ số Kospi “bay” 3,09%, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 tại Australia trượt sâu 3%.
Tổng quan lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ thị trường Nhật Bản) rớt mạnh 2,56%.
Video đang HOT
Dịch Covid-19 diễn biến nhanh bên ngoài Trung Quốc trở thành mối họa khôn lường cho tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời phủ mây đen lên thị trường chứng khoán những ngày qua.
Chetan Seth, chuyên gia vốn khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại công ty Nomura cho rằng: “Những gì diễn ra lúc này cũng là điều mà các nhà đầu tư lo ngại. Họ e ngại dịch bệnh đang tiến tới nấc thang đại dịch toàn cầu”.
“Nếu nhìn vào số liệu những ca nhiễm Covid-19 tăng lên, các bạn sẽ biết điều gì đang xảy ra. Trong khi số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đi xuống thì số ca mắc Covid-19 bên ngoài Trung Quốc lại tăng lên”, Chetan Seth nói.
Chứng khoán Mỹ đêm qua tiếp tục phiên “tắm máu” khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones “bốc hơi” 1.190,95 điểm về 25.766,64 – mức sụt giảm kỷ lục trong ngày trong lịch sử giao dịch. Chỉ số S&P 500 cũng lặn sâu 4,4% để chốt phiên 25.766,64 điểm trong khi Nasdaq Composite mất 4,6% và đóng cửa với 8.566,48 điểm. Đây cũng là những cú trượt sâu nhất trong ngày của hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq kể từ tháng 8/2011.
Phiên “đỏ lửa” hôm 27/2 đẩy cả 3 chỉ số Dow Jone, S&P 500 and Nasdaq Composite vào “vùng điều chỉnh” – phạm vi mà Phố Wall ấn định những chỉ số mất từ 10% trở lên so với mốc kỷ lục gần nhất.
Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt dài từ mốc 99,0 thiết lập hôm qua về 98,462.
“Nhiều khách hàng của chúng tôi thắc mắc sao đô la Mỹ “đánh rơi” danh hiệu tài sản trú ẩn an toàn khi xuất hiện lo ngại Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo hứng chịu số ca mắc Covid-19 tăng đột biến”, Kathy Lien, giám đốc điều hành chiến lược ngoại hối tại Quỹ quản lý tài sản BK Asset Management cho biết.
Được xem là đồng tiền trú ẩn an toàn, đồng yên Nhật Bản sáng nay trao tay ở mức 108,93 JPY “ăn” 1 USD, mạnh lên so với mốc 111,2 JPY/USD trong tuần qua, trong khi đó đô la Australia suy yếu về mức 1 AUD/0,6532 USD.
Lê Quân (CNBC)
Theo baodautu.vn
Theo chân phố Wall, chứng khoán châu Á khởi sắc
Chứng khoán châu Á ghi nhận những diễn biến tích cực trong phiên sáng nay 27/11 sau chứng khoán phố Wall đêm qua tiếp tục cán mốc mới.
Chứng khoán châu Á tiếp tục ghi nhận những diễn biến tích cực phiên sáng nay 27/11. Ảnh: AFP
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mở phiên tăng 0,46% còn Topix nhích 0,42%. Kospi của Hàn Quốc lên điểm 0,4%.
Sắc xanh tiếp tục duy trì trên thị trường chứng khoán Australia với S&P/ASX 200 tăng 0,42%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích lên 0,15%.
Chứng khoán châu Á khởi sắc những phiên giao dịch gần đây nhờ diễn biến tích cực trên mặt trận thương mại Mỹ-Trung. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các nhà đàm phán hai bên sáng 26/11 đã trao đổi qua điện thoại về cách thức giải quyết các vấn đề cốt lõi của hai bên.
Thị trường giao dịch khởi sắc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington và Bắc Kinh đang ở ngưỡng đạt thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, việc đạt thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 trước thời điểm Mỹ tăng thuế lên hàng Trung Quốc ngày 15/12 vẫn là điều khó đoán.
Chứng khoán phố Wall đêm qua tiếp tục lập đỉnh mới. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 55,14 điểm và đóng cửa ở mức 28.121,68, trong khi S&P 500 kết thúc ngày giao dịch tăng 0,2% lên 3.140,50 điểm. Nasdaq Composite cũng tăng gần 0,2% để chốt phiên với 8.647,93 điểm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm từ mức 98,3 thiết lập hôm qua về 98,252. Đồng yên Nhật Bản suy yếu và giao dịch ở mức 109,10 JPY/USD. Đô la Australia mạnh lên và trao tay ở mức 1 AUD/0,6785 USD.
Lê Quân (CNBC)
Theo Baodautu.vn
Chứng khoán toàn cầu "rực lửa" vì SARS-CoV-2 Thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới đang "chao đảo" khi dịch bệnh SARS-CoV-2 đang ngày càng có diễn biến phức tạp, lan rộng toàn cầu. Trong phiên giao dịch ngày 27/2, TTCK thế giới ngập trong sắc đỏ khi chỉ số MSCI Thế giới đã giảm 3,3% và tính từ đầu tuần này đã giảm 8,9%. Tại Phố Wall, chỉ số S&P...