Chứng khoán Châu Á mở cửa đi xuống sau số liệu GDP quý II của Mỹ giảm 32,9%
Số liệu mới công bố của chính phủ Mỹ cho thấy GDP quý II/2020 giảm 32,9%, mức giảm kỷ lục trong lịch sử. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với dự đoán 34,7%. Trong khi đó Bộ lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần qua đã lên tới 1,434 triệu người.
Theo hãng tin CNBC, thị trường chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương mở cửa phiên cuối cùng của tháng 7/2020 vời đà giảm sau báo cáo suy giảm GDP kỷ lục trong quý II của Mỹ.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,62% trong đầu phiên, chỉ số Topix giảm 0,72%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kosspi cũng giảm 0,17% ngay khi mở cửa.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng giảm 0,88%.
Chỉ số MSCI tại Châu Á ngoại trừ Nhật Bản thì đi ngang trong đầu phiên.
Số liệu mới công bố của chính phủ Mỹ cho thấy GDP quý II/2020 giảm 32,9%, mức giảm kỷ lục trong lịch sử. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với dự đoán 34,7%. Trong khi đó Bộ lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần qua đã lên tới 1,434 triệu người.
Sắp tới, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 7/2020 của Trung Quốc sẽ được công bố và các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao nhằm dự đoán liệu nền kinh tế thứ 2 thế giới có hồi phục được trong đại dịch Covid-19 hay cũng nối gót theo Mỹ.
Video đang HOT
Các thị trường Singapore, Malaysia và Indonesia đóng cửa phiên 31/7 do nghỉ lễ.
Trên thị trường Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/7 khi giảm 225,92 điểm xuống còn 26.313,65 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,4% xuống còn 3.246,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,4% xuống còn 10.587,81 điểm.
Chỉ số US Dollar Index, so sánh giá trị của đồng USD với một rổ các đồng tiền chủ chốt đã giảm từ 93,8 điểm xuống còn 92,784 điểm.
Đồng Yên Nhật cũng tăng giá, từ 1 USD đổi 105,3 Yên xuống còn 104,61 Yên Nhật.
Vào đầu giờ giao dịch tại Châu Á, giá dầu thô đã giảm. Giá dầu Brent đã giảm 0,84% xuống còn 43,3 USD/thùng. Giá dầu thô Mỹ hợp đồng kỳ hạn giảm 0,83% xuống còn 40,25 USD/thùng.
Bloomberg: Làn sóng Covid-19 thứ hai phủ khắp châu Á, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu mờ mịt
Đại dịch đã quay trở lại trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dù trước đó, đây là đã ngăn chặn virus này tương đối hiệu quả. Bloomberg đánh giá, điều đó là một cảnh báo sớm cho sự sụt giảm của thế giới.
Trung Quốc tuần này đã có một trường hợp dương tính mới xuất hiện ở Bắc Kinh, lần đầu tiên sau 21 ngày. Tokyo, Hong Kong và Melbourne đang lây nhiễm ở tốc độ kỷ lục. Và thậm chí cả Việt Nam, quốc gia đã đi qua gần 100 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng, giờ đang phải nỗ lực chiến đấu với ổ dịch mới.
Đại dịch tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi tại Mỹ, các điểm nóng ở châu Âu và trên khắp các nền kinh tế lớn mới nổi bao gồm Ấn Độ và Brazil. Với rất ít triển vọng về vaccine trong ngắn hạn, các chính phủ đang phải tăng gấp đôi số tiền kích thích ban đầu để hỗ trợ ngân hàng trung ương.
Mark Zandi, Kinh tế trưởng của Moody Analytics cho biết, sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang gặp rủi ro. Chìa khóa để đảm bảo nền kinh tế toàn cầu không rơi vào suy thoái trong những tháng tới là tiếp tục hỗ trợ tài chính và tiền tệ mạnh mẽ.
Sự hồi sinh kinh tế sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của niềm tin của người tiêu dùng và nhà sản xuất, cũng như diễn biến của dịch bệnh. Yelp Inc. ước tính rằng hơn một nửa số doanh nghiệp Mỹ ngừng hoạt động vì Covid-19 có thể sẽ đóng cửa vĩnh viễn.
"Người tiêu dùng là lực kéo hàng đầu cho tăng trưởng trong năm 2019. Vì thế, chừng nào người tiêu dùng còn chưa mua trở lại, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ còn kém", ông Catherine Mann, Kinh tế trưởng của Citigroup Inc. nói.
Ở Mỹ, niềm tin của người tiêu dùng đã giảm trong tháng 7 bởi nhiều hơn dự báo. Covid-19 đã làm giảm sút niềm tin của người Mỹ về triển vọng của nền kinh tế và thị trường việc làm, một báo cáo cho thấy hôm thứ ba.
Suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng sâu
IMF dự đoán tỷ lệ suy giảm toàn cầu năm 2020 là 4,9%
Cho dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong quý trước và sản lượng công nghiệp cho thấy sự phục hồi hình chữ V, thì nhu cầu của người tiêu dùng và đầu tư tư nhân vẫn còn yếu.
Hồi phục yếu
Tăng trưởng của Trung Quốc tăng trở lại nhưng vẫn được dự báo là yếu nhất kể từ những năm 1970
Sự phục hồi của Mỹ đang bị đình trệ sau khi số ca Covid-19 tăng vọt ở một loạt các tiểu bang.
Có tín hiệu tốt hơn từ châu Âu, khi hoạt động của khu vực tư nhân trong khu vực đồng EUR tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm vào tháng 7, cả dịch vụ và sản xuất đều tăng. Tại Anh, bán lẻ đã phục hồi trong tháng 6 về gần mức tiền Covid-19, ngay cả khi các biện pháp giãn cách xã hội đang cản trở "bình thường mới".
Dữ liệu về đặt chỗ nhà hàng, thông báo tuyển người và niềm tin kinh doanh của Đức đang được cải thiện. Christian Keller, Kinh tế trưởng Barclays Bank Plc cho biết, loại lực kéo đó là tín hiệu tốt cho sự phục hồi tương đối khiêm tốn trong nửa cuối năm nay.
"Phong tỏa đã tạo ra sự sụt giảm nghiêm trọng, việc mở cửa trở lại ban đầu sẽ giúp nền kinh tế phục hồi nhanh, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén, nhưng rồi quá trình phục hồi này sẽ chậm lại", ông nói.
Ngay cả khi có vaccine, phải mất một thời gian nữa nó mới có thể có mặt trên toàn cầu, cựu Thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan nói trong một hội nghị trực tuyến vào tuần trước.
"Các nền kinh tế sẽ quay trở lại hoạt động bình thường có lẽ sớm nhất là vào quý hai hoặc ba năm tới, ngay cả khi mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch", ông nói.
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm phiên sáng 20/7 Các thị trường chứng khoán ở châu Á phần lớn tăng điểm vào đầu phiên giao dịch sáng 20/7 giữa bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục tìm cách mua các cổ phiếu có triển vọng "sáng". Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,27%, tương đương 60,52 điểm, lên 22.756,94 điểm, trong khi...