Chứng khoán châu Á mất điểm mạnh theo Phố Wall
Chứng khoán châu Á mở phiên 13/11 “nối gót” đà trượt dốc tại thị trường Phố Wall khi mà giá dầu giảm mạnh và các rủi ro địa chính trị tại châu Âu đẩy đồng USD lên các mức cao trong 16 tháng.
Chứng khoán châu Á mất điểm mạnh theo Phố Wall. Ảnh minh họa: TTXVN
Chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,7% xuống mức thấp trong một tuần rưỡi, với việc chứng khoán Australia hạ 1,6%. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản phiên này hạ 3,47% tương đương 771,92 điểm xuống 21.497,96 điểm do cổ phiếu của các nhà chế tạo máy điện tử và các nhà cung cấp linh kiện điện thoại iPhone của Apple trượt giá. Giá cổ phiếu của Japan Display sụt hơn 11% trong khi giá cổ phiếu của Murata Manufacturing và TDK Corp giảm lần lượt 8,9% và 8,4%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đầu phiên này cũng hạ 2,2% với việc giá cổ phiếu của Samsung Electronics sụt 2,8%.
Chỉ số Hang Seng của sàn Hong Kong giảm 2,11% ( 540,88 điểm) xuống 25.092,3 điểm do làn sóng bán tháo cổ phiếu năng lượng và công nghệ. Chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải để mất 1,14% ( 30,02 điểm) xuống 2.600,50 điểm.
Video đang HOT
Các nhà đầu tư thời gian gần đây gia tăng lo ngại về khả năng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên mức “đỉnh”, nhu cầu toàn cầu yếu đi, Mỹ đẩy nhanh tiến độ tăng lãi suất và diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Các lo lắng về việc nền kinh tế Trung Quốc và khu vực châu Á chậm lại ngày càng lan rộng do các mức thuế Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc khiến giới đầu tư hoang mang.
K.Dung (Theo Reuters)
Cổ phiếu châu Á và Phố Wall phủ sắc đỏ do thiếu lực đẩy từ FED
Thị trường chứng khoán châu Á quay đầu giảm mạnh trong ngày 9/11 theo đà mất điểm của Phố Wall sau tin FED giữ nguyên lãi suất.
Chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên 9/11.
Trong phiên giao dịch ngày 9/11, các thị trường chứng khoán châu Á đã giảm trở lại sau khi chạm mức cao nhất trong 1 tháng do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa quyết định tăng lãi suất.
Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ ngày 8/11, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng USD. Tuyên bố của FED nói rằng tăng trưởng mạnh trên thị trường việc làm và trong chi tiêu của các hộ gia đình đang giúp kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng, nhưng đầu tư của các doanh nghiệp đã "giảm tốc nhẹ so với tốc độ nhanh chóng trước đó trong năm" 2018.
FED cảnh báo rằng sự chững lại của đầu tư kinh doanh có thể tạo ra rào cản cho tăng trưởng trong tương lai ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, tuyên bố của FED hầu như không có điểm nào nằm ngoài dự báo của giới đầu tư và được xem là tín hiệu cho thấy ngân hàng này sẽ có đợt nâng lãi suất tiếp theo vào tháng 12.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản sụt 1,1% và hạ 1% trong tuần. Chỉ số này đã đạt mức cao nhất kể từ ngày 8/10 trong phiên trước đó.
Thị trường chứng khoán Australia giảm 0,4%, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,3% và chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 2,28%. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 1,9% và chỉ số Shanghai Composite cũng giảm 0,8%.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất 3 lần trong năm nay và được kỳ vọng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất trong tháng 12 tới. "FED nhận thấy một bộ phận của nền kinh tế đang giảm tốc một chút, nhưng điều này sẽ không ngăn họ từ bỏ chính sách nâng lãi suất từ từ", ông Jamie Cox - nhà quản lý thuộc Harris Financial Group, nhận xét.
"Hiện chưa có dấu hiệu nào trong tuyên bố thực sự cho thấy FED sẽ trở nên mềm mỏng hơn về lãi suất như một số nhà đầu tư hy vọng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng FED tiếp tục chứng tỏ quan điểm cứng rắn", nhà phân tích Cox nói thêm.
Chỉ số S&P giảm 0,25% trong phiên giao dịch ngày 8/11.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc S&P tăng 0,4% nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, vì lợi nhuận của các ngân hàng hưởng lợi từ lãi suất đi lên.
Nhóm cổ phiếu năng lượng sụt 2,2% do giá dầu WTI tại thị trường Mỹ rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống trong bối cảnh nguồn cung dầu toàn cầu tăng mạnh hơn dự báo.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones tăng 0,04%, lên 26.191,22 điểm. Chỉ số S&P giảm 0,25%, còn 2.806,83 điểm. Nasdaq mất 0,53%, còn 7.530,89 điểm.
Cả 3 chỉ số cùng tăng hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 7/11 khi nhà đầu tư "thở phào" vì cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ đã kết thúc với kết quả nhìn chung không nằm ngoài dự báo.
Masahiro Ichikawa, nhà chiến lược cấp cao tại Sumitomo Mitsui Asset Management ở Tokyo, cho biết: "Kết quả cuộc họp của FED và tuyên bố của ngân hàng trung ương không tạo ra những bất ngờ lớn, nhưng đã củng cố quan điểm cho rằng việc tăng lãi suất sẽ đến vào tháng 12".
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá đồng USD tiếp tục tăng. Chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,71% lên mức 96,674 điểm. Tỷ giá đồng euro giảm 0,58% so với đồng USD, hiện ở mức 1 euro đổi được 1,1358 USD.
Theo kinhtedothi.vn
Phố Wall tăng mạnh, chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau kết quả bầu cử Mỹ Chứng khoán Mỹ đi lên, thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong ngày 7/11 sau khi kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đã không gây bất ngờ cho giới đầu tư. Trong phiên này, chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 2%, dẫn đầu là đà leo dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ và y tế, khi...