Chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tiên của thập niên mới
Thị trường chứng khoán châu Á bước vào phiên giao dịch đầu tiên của thập niên mới vào ngày 2/1/2020, sau khi chứng khoán toàn cầu khép lại phiên giao dịch trước với các mức cao kỷ lục.
Các nhà đầu tư theo dõi bảng chỉ số chứng khoán tại Ngân hàng quốc gia Arab ở Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thị trường Trung Quốc dẫn đầu đà khởi sắc trong phiên này sau khi Bắc Kinh triển khai chương trình nới lỏng tiền tệ mới nhằm kích thích sức tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại của kinh tế nước này.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 2/1, chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,35%, sau khi ghi nhận mức tăng 5,6% trong tháng 12/2019. Chỉ số này đạt mức cao kỷ lục 567,8 điểm vào ngày 27/12 vừa qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31/12 cho biết lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí trong tháng 12 vừa qua sẽ được tiến hành vào ngày 15/1 tới. Kỳ vọng vào một giải pháp cho cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã giúp thị trường cổ phiếu liên tục đi lên trong thời gian qua, song lại làm đồng USD xuống giá. Với thỏa thuận đạt được, Mỹ tuyên bố sẽ không áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ban đầu dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12 vừa qua, cũng như sẽ hạn chế một số mức thuế đã được áp vào hàng hóa Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc quyết định hủy kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, đồng thời tăng cường nhập khẩu lúa mỳ và ngô của Mỹ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 1/1/2020 cho biết, ngân hàng này sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, đồng thời triển khai các khoản cho vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ trị giá hơn 100 tỷ USD. Động thái này được đưa ra giữa lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế nước này, vốn đang ở mức yếu nhất trong gần ba thập kỷ qua. Stephen Halmarick, nhà phân tích từ ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, dự báo PBoC có thể duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ tới hết năm 2020 nhằm đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6% như mục tiêu nước này đề ra.
Tại thị trường Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,3%, lên 3.088,22 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng tăng 1%, lên 28.477,24 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 10,60 điểm (0,16%), lên 6.694,70 điểm. Các thị trường Singapore, Đài Bắc và Jakarta cũng đồng loạt ngả sắc xanh trong phiên này. Tuy nhiên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại giảm 0,8% do xu hướng bán tháo chốt lời của giới đầu tư và việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố quốc gia này sẽ trình làng một “vũ khí chiến lược mới” trong tương lai gần.
Theo Minh Trang (TTXVN)
Sau tin vui thương chiến, chứng khoán châu Á lĩnh gáo nước lạnh
Phần lớn các chỉ số chứng khoán châu Á chốt phiên mất điểm chiều nay 18/12 trước nguy cơ Anh rời EU (Brexit) mà không có thỏa thuận.
Video đang HOT
Chỉ số Shanghai Composite mất 0,18% và đóng phiên 18/12 với 3.017,04 điểm, còn Shenzhen Composite đi ngang ở mức 1.709,44. Ảnh: AFP
Tại thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite mất 0,18% và đóng cửa về mức 3.017,04 điểm, trong khi Shenzhen Composite chốt phiên đi ngang với 1.709,44 điểm. Trên sàn Hong Kong, chỉ số Hang Seng sụt giảm 0,12% trong giờ giao dịch cuối ngày.
Nikkei 225 của Nhật Bản cũng mất điểm 0,55% và kết thúc ngày giao dịch ở mức 23.934,43 còn Topix sụt giảm 0,50% còn 1.738,40 điểm.
Theo số liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố, xuất khẩu tháng 11 của nước này lao dốc 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu chuỗi sụt giảm 12 tháng liên tiếp trong hoạt động xuất khẩu của nước này. Trước đó, xuất khẩu tháng 11 của Nhật Bản được dự báo trượt dốc khoảng 8,6% trong cuộc thăm dò của Reuters. Không khả quan hơn, nhập khẩu của Nhật Bản cũng sụt giảm 15,7%.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng nhuốm đỏ phiên hôm nay với chỉ số Kospi chốt phiên giảm 0,25% còn 2.194,76 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 biến động không đáng kể và đóng cửa ở mức 6.851,40 điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) biến động nhẹ.
Lo ngại về Brexit không có thỏa thuận gia tăng sau thông tin hôm 17/12 rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ sửa dự thảo thỏa thuận Brexit và loại bỏ các điều khoản gia hạn đối với giai đoạn chuyển tiếp tháng 12/2020.
Do Anh dự kiến rời EU vào ngày 31/1/2020, động thái trên có thể khiến thời gian để đạt thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU càng bị thu hẹp, làm tăng khả năng Brexit không có thỏa thuận.
Sau thông tin trên, đồng bảng Anh mất giá hơn 1% xuống còn 1 GBP đổi 1,388 USD và tiếp tục trượt sâu hơn về mức 1 GBP/1,311 USD.
Rodrigo Catril, chuyên gia ngoại hối cao cấp tại Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) đánh giá động thái trên của Thủ tướng Anh là hành động khôn ngoan và ông Boris Johnson đang có vị thế tốt để đàm phán.
"Động thái chiến lược đó có thể buộc EU phải ngồi vào bàn đàm phán và thúc đẩy thỏa thuận Brexit vào năm 2020 mà không còn cửa từ chối", ông Catril cho biết.
Chuyên gia Catril nhận định, động thái này sẽ khiến đồng bảng Anh biến động mạnh vào năm 2020 và không loại trừ khả năng có thỏa thuận Brexit cứng. Ông Johnson vẫn có thể đưa ra 1 dự thảo thỏa thuận mới để gia hạn cho năm tới.
Các nhà xuất khẩu châu Á đang theo sát phản ứng thị trường sau thông tin Brexit trên. Cổ phiếu các hãng ô tô lớn tại Nhật Bản đều mất điểm phiên sáng 17/12. Trong đó, cổ phiếu Mitsubishi giảm 0,83%, cổ phiếu Honda, Toyota và Suzuki lần lượt giảm 0,56%, 0,51% và 0,67%.
Trong 1 diễn biến khác, Reuters đưa tin, sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong đặt mục tiêu rút ngắn quãng thời gian định giá IPO và giao dịch cổ phiếu còn 1 ngày vào cuối năm 2020.
Tại thị trường Mỹ, chỉ số S&P 500 đêm qua tiếp tục lập kỷ lục mới với mức tăng điểm trong ngày đạt 3.198,25 trước khi chốt phiên về 3.192,52 điểm.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones và chỉ số Nasdaq Composite cũng kết thúc ngày giao dịch với mức lên điểm kỷ lục. Dow Jones tăng 31,27 điểm, tương đương 0,1% lên 28.267,16, còn Nasdaq Composite chốt phiên với 8.823,36 điểm, tăng 0,1%.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mức 97,0 hồi đầu tuần lên 97,311. Đồng yên Nhật Bản suy yếu và giao dịch ở mức 109,44 JPY đổi 1 USD, còn đô la Australia mạnh lên và trao tay ở mức 1 AUD "ăn" 0,6843 USD.
Dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trượt giá 0,77% về giao dịch ở mức 60,46 USD/thùng trên thị trường châu Á, còn giá dầu thô Brent giao kỳ hạn cũng sụt giảm 0,57% xuống 65,72 USD/thùng.
Lê Quân (CNBC)
Theo Baodautu.vn
Chứng khoán ngày 9/12: VN-Index tăng hơn 2 điểm Thị trường nhận được lực đỡ từ các cổ phiếu như GAS, VNM, SAB, VRE. Khối ngoại bán ròng khá mạnh. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Đóng cửa phiên giao dịch 9/12 chỉ số VN-Index tăng 2,5 điểm (0,26%) lên 966,06 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 273 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.919 tỷ đồng. Toàn sàn có 187 mã tăng và...