Chứng khoán châu Á giảm mạnh do lo ngại dịch viêm đường hô hấp cấp
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số Tổng hợp Thượng Hải giảm 8,73%, tương đương 259,83 điểm xuống còn 2.716,70 điểm, Chỉ số Tổng hợp Thâm Quyến giảm 8,99%, tương đương 158,02 điểm, xuống còn 1.598,80 điểm.
Ngày 3/2, chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 9% do những lo ngại dịch bệnh liên quan đến chủng mới của virus corona (2019-nCoV) khi các nhà đầu tư trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, vốn bị kéo dài do dịch bệnh.
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số Tổng hợp Thượng Hải đã giảm 8,73%, tương đương 259,83 điểm xuống còn 2.716,70 điểm.
Trong khi đó, Chỉ số Tổng hợp Thâm Quyến đã giảm 8,99%, tương đương 158,02 điểm, xuống còn 1.598,80 điểm. Chỉ số chứng khoán tại Đài Loan (Trung Quốc) đã giảm 2,8%.
Tuy nhiên, tại đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng lại tăng 0,3% lên 26.370,78 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 25 đã giảm 1% xuống còn 22.971,13 điểm, trong khi chỉ số S&P ASX/200 giảm 1,6% xuống còn 6.902,10 điểm. Tương tự, tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã giảm 0,6% xuống 2.105,46 điểm.
[Chứng khoán tuần tới: Nỗi lo từ dịch viêm đường hô hấp cấp]
Video đang HOT
Ngân hàng Mizuho nhận định thị trường vẫn đang bị dao động do chưa biết khi nào các biện pháp kiềm chế mới bắt kịp tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Trước đó một ngày, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng trung ương Trung Quốc – PBoC) đã thông báo kế hoạch bơm 1.200 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 173 tỷ USD) vào nền kinh tế nhằm giảm bớt cú sốc do dịch bệnh đối với thị trường tài chính, khi hoạt động thương mại được nối lại.
Ngày 1/2 vừa qua, giới chức tài chính Trung Quốc cho biết nước này đã triển khai một loạt các biện pháp hỗ trợ tài chính để kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, Trung Quốc sẽ nỗ lực duy trì khả năng thanh khoản đầy đủ và hợp lý.
Theo BPoC, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) bùng phát sẽ có tác động nhất thời đến nền kinh tế Trung Quốc nhưng không làm thay đổi nền tảng để kinh tế nước này tăng trưởng về dài hạn và có chất lượng.
Tính đến sáng 3/2, số người nhiễm chủng mới của virus corona tại Trung Quốc đã vượt qua con số 17.200 người, trong đó 2.829 ca nhiễm mới trong ngày 2/2, và 361 trường hợp tử vong.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết trong số 57 ca tử vong mới trong ngày 2/2, có tới 56 ca ở tâm dịch là tỉnh Hồ Bắc./.
Theo Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam )
Chứng khoán châu Á "xanh sàn", cổ phiếu Softbank tăng vọt
Chứng khoán châu Á vẫn đồng loạt tăng điểm trong phiên cuối tuần 20/9 bất chấp triển vọng không mấy sáng sủa của đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Chứng khoán châu Á tăng điểm phiên sáng 20/9 bất chấp triển vọng không mấy sáng sủa của đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: AFP
Chứng khoán Nhật Bản khởi sắc sau thông tin chỉ số lạm phát cơ bản tháng 8 của nước này tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 0,6% trong tháng 7. Theo đó, Nikkei 225 nhích ngay 0,23% đầu phiên nhờ sức kéo của cổ phiếu nặng ký Softbank Group, với mức tăng 1,32%. Chỉ số Topix tăng 0,18%.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi lên điểm 0,11%, còn S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,76%.
Nhìn chung, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,12%.
Tâm điểm thị trường đang đồ dồn về cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Trích dẫn nội dung phỏng vấn tại Hong Kong (Trung Quốc), tờ South China Morning Post ngày 19/9 đưa tin ông Michael Pillsbury - cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc đã cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng đẩy chiến tranh thương mại leo thang nếu hai bên không đạt thỏa thuận.
Trong khi đó, đăng tại trên mạng xã hội đêm qua, ông Hu Xijin, Tổng biên tập tờ Global Times của Trung Quốc cho biết nước này "không nôn nóng đạt thỏa thuận như Mỹ nghĩ".
Hôm qua 19/9, Trung Quốc và Mỹ đã nối lại đàm phán thương mại (cấp thứ trưởng) lần đầu tiên trong vòng hai tháng qua. Đoàn đàm phán phía Trung Quốc do Thứ trưởng Tài chính Liêu Mân dẫn đầu và hội kiến người đồng cấp tại Văn phòng Đại diện Thương Mại Mỹ gần Nhà Trắng. Cuộc gặp dự kiến kéo dài đến hôm nay 20/9 nhằm chuẩn bị cho cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa hai bên vào đầu tháng 10 tới.
Hôm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) dự kiến công bố lãi suất cho vay cơ bản mới (LPR). Theo thông cáo của PBoC hồi tháng 8, việc thiết lập LPR mới nhằm giảm chi phí đi vay cho khách hàng, doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy kinh tế Trung Quốc đang chững lại.
Trên thị trường Mỹ, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones ngày 19/9 chốt phiên trượt 52,29 điểm xuống còn 27.094,79, còn S&P 500 đóng cửa quanh mức 3.006,79. Chỉ số Nasdaq Composite khép lại giao dịch ở mức 8.182,88 điểm, tăng 0,1%.
Chỉ số USD so với các đồng tiền mạnh khác giảm về mức 98,339 sau khi tuột mốc 98,4 thiết lập hôm qua 19/9.
Đồng yên Nhật tăng giá vào giao dịch ở mức 107,98 đổi 1 USD so với phiên trước đó. Trong khi đó, đô la Australia trượt giá nhẹ còn 1 AUD "ăn" 0,6789 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á tăng lên phiên sáng nay, với giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng 1,26% lên 58,86 USD/thùng và dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 0,81% lên 64,92 USD/thùng.
Lê Quân (CNBC)
Theo baodautu
Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ khi thị trường đại lục mở cửa trở lại, bất chấp việc NHTW Trung Quốc cam kết bơm thêm 21 tỷ USD thanh khoản Chứng khoán châu Á đồng loạt rớt điểm khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịp Tết Nguyên đán, trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona tiếp tục bùng phát. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng điểm, đồng CNY giao dịch ngoài lục địa có dấu hiệu ổn định hơn sau khi chính phủ Trung Quốc tiết...