Chứng khoán châu Á giảm điểm khi Fed lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ
Fed bày tỏ lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ và khi các cuộc đàm phán về gói kích thích mới mà các quan chức Fed cho là cần thiết vẫn bế tắc.
Bảng điện tử thông báo các chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các thị trường chứng khoán trên khắp châu Á giảm điểm phiên 20/8, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ lo ngại về triển vọng kinh tế Mỹ và khi các cuộc đàm phán về gói kích thích mới mà các quan chức Fed cho là cần thiết vẫn bế tắc.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1%, hay 229,99 điểm, xuống 22.880,62 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,54%, hay 387,52 điểm, xuống 24.791,39 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1,3%, hay 44,23 điểm, xuống 3.363,9 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3,66%, hay 86,32 điểm, xuống 2.274,22 điểm.
Video đang HOT
Các thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh từ mức đáy hồi tháng Ba, nhờ các biện pháp kích thích của Fed và các ngân hàng trung ương khác, nhưng khi các gói giải cứu trị giá hàng nghìn tỷ USD được tung ra hồi đầu năm sắp kết thúc, các nghị sỹ Mỹ đang chịu sức ép về các biện pháp bổ sung.
Trong khi các nghị sỹ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Mỹ vẫn bất đồng về gói kích thích mới, khả năng sớm đi đến sự nhất trí là khó khăn.
Khi dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và các biện pháp kiểm soát vẫn buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa, biên bản cuộc họp tháng Bảy của Fed cho thấy ngân hàng này lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế, khi sự trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ, tiền hỗ trợ thêm cho người thất nghiệp và các khoản chi trực tiếp cho tất cả những người Mỹ đã sắp kết thúc.
Theo biên bản cuộc họp của Fed, một số quan chức cho rằng, khi một số điều khoản của Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế trước dịch COVID-19 sẽ sớm hết hạn, trong khi thị trường việc làm vẫn yếu, việc hỗ trợ tài chính bổ sung có thể là cần thiết đối với các gia đình dễ bị tổn thương cũng như nền kinh tế nói chung trong thời gian tới.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed cho rằng triển vọng cải thiện mạnh mẽ của thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp mở cửa trở lại một cách ổn định, điều lại phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả của các biện pháp y tế nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Sự chú ý của thị trường hiện đang được hướng tới số liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của tuần trước sẽ được công bố trong ngày 20/8.
Gây thêm sức ép lên thị trường là căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Mỹ ngày 19/8 tuyên bố rút khỏi ba thỏa thuận song phương với Hong Kong (Trung Quốc) về các vấn đề dẫn độ tội phạm trốn chạy, bàn giao đối tượng bị kết án, cũng như miễn thuế qua lại đối với lợi nhuận thu được từ hoạt động vận chuyển quốc tế của các tàu, liên quan đến luật an ninh gây tranh cãi của Khu Hành chính đặc biệt này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/8 tại thị trường trong nước, chỉ số VN-Index giảm 3 điểm (0,3%) xuống 848,21 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng hạ 1,99 điểm (1,67%), xuống 121,18 điểm./.
Đồng USD có thể mất giá khoảng 35% vào năm 2021
Theo dự báo của chuyên gia kinh tế Mỹ, năm 2021 đồng USD có thể mất giá khoảng 35%...
Ảnh: Bloomberg
Tờ Bloomberg trích dẫn nhận định của nhiều chuyên gia cho rằng đồng bạc xanh có thể sẽ mất giá khoảng 35% vào năm tới và đánh mất đặc quyền trong vai trò đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến việc vị thế đồng USD suy yếu là do tầm ảnh hưởng của Mỹ sụt giảm, sau khi rút ra khỏi hàng loạt các tổ chức và hiệp ước. Ngoài ra, Mỹ đã và đang in thêm quá nhiều tiền.
Nếu như giai đoạn 2008 - 2019, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chỉ in khoảng 8.000 tỉ USD, thì dự báo riêng trong năm 2020 này, Mỹ sẽ in thêm 5.000 tỉ USD nữa. Việc một số lượng lớn tiền mặt được tung ra thị trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ giá hối đoái của đồng bạc xanh.
Thế kỷ XX có thể là thời gian của Mỹ, nhưng mọi thứ dường như đang tìm kiếm một sự thay thế. Mỹ đã không dễ dàng để trở thành bá chủ toàn cầu trong vài thập kỷ qua. Cho đến nay, Mỹ vẫn có quân đội lớn nhất thế giới và cũng có đồng tiền dự trữ của thế giới. Tuy nhiên, chuyên gia Stephen Roach, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu các vấn đề toàn cầu Jackson thuộc Trường Đại học Yale - Mỹ, vừa đưa ra dự báo trong chuyên mục của mình trên tờ Bloomberg Today.
Cụ thể, vị chuyên gia này cảnh báo thâm hụt ngân sách ở Mỹ tăng vọt, suy giảm tiết kiệm của người tiêu dùng cùng với mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc, một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tất cả những điều này đang làm tăng nguy sụp đổ của đồng USD.
Ông Stephen Roach nhận định, trong năm 2021, đồng USD có thể sẽ mất giá khoảng 35%.
"Thời đại của 'chủ nghĩa đặc quyền' của đồng USD trong vai trò đồng tiền dự trữ chính của thế giới đang sắp chấm dứt", ông Stephen Roach nhận định.
Theo ông Stephen Roach, mối đe dọa lớn nhất đối với đồng USD đến từ sự suy yếu trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Cụ thể, theo ông, Tổng thống Donald Trump không chỉ chọn một cuộc chiến không cần thiết với Trung Quốc mà còn làm ảnh hưởng đến quan hệ của Mỹ với các tổ chức và liên minh toàn cầu.
Gần đây nhất, ông Trump đã đe dọa sẽ rút quân ra khỏi Đức. Ông Andreas Kluth cho rằng, đúng là nước Đức không phải lúc nào cũng là đối tác tốt nhất. Tuy nhiên, việc phá hỏng mối quan hệ giữa hai quốc gia bảo vệ nền dân chủ này sẽ là thảm họa đối với thế giới.
Ông Stephen Roach cho rằng tranh chấp giữa chính quyền Mỹ với Tổ chức Thương mại Thế giới, cũng như quyết định cắt giảm hạn ngạch của Mỹ ở Đức do những mâu thuẫn cá nhân có thể sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến vấn đề này.
Fed tuyên bố giữ nguyên lãi suất đồng USD ở ngưỡng gần 0% ít nhất đến 2022 Kinh tế Mỹ có thể suy giảm tăng trưởng 6,5% trong năm 2020; năm này nước Mỹ đương đầu với một năm cực kỳ khó khăn bởi phải ứng phó với tình trạng lây nhiễm Covid-19 lan rộng. Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: CNBC Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ở gần mức 0% và phát đi...