Chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 21/9
Trong phiên giao dịch chiều 21/9, các thị trường chứng khoán ở châu Á giảm điểm trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại số ca mắc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ và châu Âu.
Trong ảnh: Bảng chỉ số chứng khoán tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Chốt phiên này, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2,1% xuống 23.950,69 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) cũng giảm 0,6% xuống 3.316,94 điểm. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Sydney (Australia), Seoul (Hàn Quốc) và Jakarta (Indonesia) cũng giảm điểm.
Thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) đóng cửa nghỉ lễ.
Chuyên gia Stephen Innes của trung tâm AxiCorp cho biết, các nhà đầu tư vẫn lo ngại khi số ca mắc COVID-19 vẫn gia tăng. Sau sự phục hồi kinh tế ban đầu kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội, kinh tế Vương quốc Anh cũng như kinh tế châu Âu có thể đang bước vào giai đoạn ảm đạm thứ hai với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thiệt hại lớn hơn đối với các nhà cung cấp.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia của ANZ cũng cho rằng các nhà đầu tư đang chuyển sự chú ý trở lại các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế mới cũng như cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra tại Mỹ.
Còn tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 21/9 chỉ số VN-Index tăng 6,99 điểm (0,78%) lên 907,94 điểm trong khi chỉ số HNX-Index tăng 1,07% lên 130,58 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 17/9
Chốt phiên 17/9, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,67%, xuống 23.319,37 điểm, chỉ số Hang Seng giảm 1,56%, xuống 24.340,85 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite giảm 0,4%, xuống 3.270,43 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 17/9. Ảnh: TTXVN phát
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 17/9, theo đà đi xuống trên phố Wall phiên trước, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo về triển vọng không chắc chắn của nền kinh tế nước này và nhấn mạnh đến việc cần có các biện pháp kích thích mới.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 156,16 điểm, hay 0,67%, chốt phiên ở mức 23.319,37 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 384,78 điểm, hay 1,56%, xuống 24.340,85 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,4%, xuống 3.270,43 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 29,75 điểm, hay 1,22%, xuống 2.406,17 điểm.
Trong khi Fed cho rằng lãi suất chưa thể tăng trong ba năm tới, cho phép các doanh nghiệp đi vay với mức lãi suất rất thấp, kêu gọi của ông Powell về sự hỗ trợ tài chính bổ sung được đưa ra khi các nghị sỹ Mỹ chưa thể tìm được tiếng nói chung về gói kích thích mới.
Ông Powell nói dù đà phục hồi tốt hơn dự kiến, hoạt động chung của nền kinh tế Mỹ vẫn chưa đạt mức trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 và còn đường phía trước vẫn rất không chắc chắn. Theo ông, sẽ mất một thời gian dài để các hoạt động kinh tế và việc làm trở lại mức đầu năm, và sự hỗ trợ tài chính bổ sung có thể là cần thiết.
Các cuộc đàm phán về dự luật cứu trợ mới vẫn bế tắc trong nhiều tuần, khi cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ không chịu nhượng bộ và đổ lỗi lẫn nhau, dù Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nghị sỹ đảng Dân chủ Nancy Pelosi và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đều có những phát biểu đáng khích lệ về khả năng khơi thông bế tắc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/9 nói rằng các nghị sỹ đảng Cộng hòa, những người trong tuần trước đã đề xuất gói kích thích trị giá 500 tỷ USD, nên ủng hộ một con số cao hơn nhiều. Ông cũng ngỏ ý muốn có một thỏa thuận giữa các nghị sỹ đảng Cộng hòa với các nghị sỹ đảng Dân chủ, những người đạt mục tiêu về gói kích thích trị giá 2.000 tỷ USD.
Trong khi đó, ông Trump cũng gây hoang mang khi khẳng định vắc-xin phòng COVID-19 sẽ được cung cấp sớm nhất vào tháng tới, còn Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, Robert Redfield, đưa ra thời điểm là giữa năm 2021.
Trong phiên 16/9, các chỉ số chứng khoán Mỹ lại mất điểm, với chỉ số Nasdaq Composite giảm hơn 1%, khi giá cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ sụt giảm.
Tại thị trường Việt Nam, đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/9, chỉ số HNX-Index tăng 0,6 điểm (0,47%) lên 127,87 điểm, trong khi chỉ số VN-Index giảm 3,43 điểm (0,38%) xuống 894,04 điểm./.
Góc nhìn chứng khoán: Có 'doping', thị trường đứng trước cơ hội tăng Một đợt kéo giật lên khá sôi động trong phiên chiều thiếu chút nữa giúp VN-Index xanh được. Đó là khi các hợp đồng tương lai (Futures) của chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt quay đầu tăng. VN-Index (màu đen) đang chịu tác động từ diễn biến bên ngoài và mức giảm lớn của S&P500 tạo cơ hội cho phiên phục hồi...