Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm phiên chiều 19/5
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên chiều 19/5, nhờ những thông tin lạc quan về quá trình thử nghiệm một loại vắc-xin chống COVID-19.
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm phiên chiều 19/5. Ảnh:EPA/TTXVN
Phiên này, chỉ số Nikkei-225 tại thị trường Tokyo ( Nhật Bản) tăng 1,49% (299,72 điểm) lên khép phiên ở mức 20.433,45 điểm. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul ( Hàn Quốc) cũng tăng 2,25% (43,5 điểm) lên 1.980,61 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng tăng của thị trường khu vực, chứng khoán Trung Quốc cũng đi lên khá mạnh mẽ trong phiên này. Kết thúc phiên 19/5, chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong tăng 1,89% (453,36 điểm) lên 24.388,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite cũng tiến 0,81% (23,16 điểm) lên 1.898,58 điểm.
Các thị trường Sydney, Mumbai, Taipei, Singapore và Manila ghi thêm hơn 1%, trong khi Bangkok tiến hơn 2%. Chứng khoán Wellington, Jakarta, Kuala Lumpur cũng khép phiên trong sắc xanh.
Trong khi số ca nhiễm bệnh đang nhanh chóng tiệm cận ngưỡng 5 triệu ca, trong đó có hơn 300.000 ca tử vong, tốc độ lây lan của dịch COVID-19 đã chậm lại đủ để các chính phủ cho phép bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế sau nhiều tháng ngưng trệ./.
Video đang HOT
Giới đầu tư đang chú ý đến sự trở lại từng bước của một số thị trường trọng điểm, trong đó những địa điểm du lịch lớn ở Italy và Hy Lạp mở cửa trở lại, giải bóng đá hàng đầu ở Đức tái khởi động và các nhà sản xuất ô tô lớn ở Detroit (Mỹ) nối lại sản xuất.
Nhưng tin tức có ảnh hưởng lớn nhất là việc công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ báo cáo kết quả “tích cực ban đầu” trong giai đoạn đầu thử nghiệm một loại vắc-xin phòng dịch COVID-19. Một số nhà phân tích đã tỏ ra lạc quan trước thông tin này và nhận định nếu mọi việc suôn sẻ, vắc-xin trên có thể được sử dụng vào cuối năm nay.
Bên cạnh đó, thị trường cũng phản ứng lạc quan với đề xuất của Pháp và Đức về một quỹ trị giá 500 tỷ euro (542 tỷ USD) để tài trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU). Dự kiến, khoản tài chính trên sẽ được dành cho các khu vực và lĩnh vực bị ảnh hưởng xấu nhất bởi dịch bệnh trong khối.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/5, chỉ số VN – Index tăng 8,91 điểm (1,06%) lên 845,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 385 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 8.060,628 tỷ đồng. Toàn sàn có 231 mã tăng giá, 63 mã đứng giá và 135 mã giảm giá.
Chỉ số HNX – Index phiên này tăng 0,29 điểm (0,27%) lên 108,83 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 61 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 622,798 tỷ đồng. Toàn sàn có 81 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 81 mã giảm giá./.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm phiên cuối tuần 24/4
Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,8%, hướng tới mức giảm 1,8% cho cả tuần qua.
Bảng điện tử thông báo chỉ số Hang Seng tại một phiên giao dịch ở sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/4, do những hoài nghi về hiệu quả của loại vắcxin đang được thử nghiệm để phòng ngừa đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cũng như những số liệu kinh tế tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch tiếp tục tạo sức ép giảm lên thị trường cổ phiếu.
Tâm lý của giới đầu tư chịu sự chi phối bởi diễn biến ảm đạm trong phiên trước của Phố Wall, khi đà tăng mạnh ở đầu phiên đã thoái lui vào cuối phiên do thông tin cho hay, loại vắcxin đang được nghiên cứu để ngăn ngừa bệnh COVID-19 đã không có hiệu quả đối với các bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 167,44 điểm (0,86%), xuống 19.262 điểm.
Giới chức Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng sắp diễn ra và yêu cầu người dân hạn chế đi du lịch, do lo ngại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại.
Các thị trường chứng khoán Seoul của Hàn Quốc và Jakarta của Indonesia đều giảm hơn 1%, trong khi thị trường chứng khoán Mumbai của Ấn Độ mất 0,5%. Đáng chú ý, thị trường chứng khoán Manila của Philippines "sụt" hơn 2% do Chính phủ nước này quyết định gia hạn lệnh phong tỏa các hoạt động kinh tế-xã hội tại thủ đô.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, sắc đỏ cũng thống lĩnh hai sàn giao dịch chứng khoán chính là Thượng Hải và Hong Kong, khi những thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng và ngày càng trở nên rõ nét hơn, trong khi kỳ vọng vào việc bào chế thành công vắcxin ngăn ngừa bệnh này lại bị "dội gáo nước lạnh" do sự thất bại ngay từ những thử nghiệm ban đầu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 24/4, chỉ số Hang Seng của Hong Kong hạ 145,99 điểm (0,61%) xuống 23.831,33 điểm. Chỉ số Shanghai Composite lùi 29,97 điểm (1,06%) xuống 2.808,53 điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 lại ghi nhận phiên tăng điểm đầu tiên trong tuần này, nhờ nhóm cổ phiếu về y tế và tài nguyên. Chỉ số này đóng cửa ở mức 5.242,60 điểm, tăng 25,5 điểm (0,49%) so với phiên trước. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, chỉ số này vẫn mất khoảng 5% do đà lao dốc kỷ lục của giá dầu.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đóng cửa phiên chiều 24/4, chỉ số VN-Index tăng 2,75 điểm (0,36%), lên 776,66 điểm. Còn chỉ số HNX-Index không biến đổi so với phiên trước, đứng ở mức 106,97 điểm./.
Minh Trang
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn đi lên trong phiên 23/4 Tại thị trường Tokyo của Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,5% lên 19.429,44 điểm; còn tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong nhích 0,4% lên 23.977,32 điểm. Một phiên giao dịch chứng khoán tại Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn đi lên trong phiên 23/4 nhờ lực đẩy từ thị trường năng...