Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm bất chấp kích thích của ECB
ECB cho biết kế hoạch trị giá 750 tỷ euro (khoảng 820 tỷ USD) này là tạm thời và sẽ chấm dứt khi dịch bệnh được cho là qua đi, nhưng sẽ không kết thúc trước cuối năm nay.
Màn hình điện tử tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản cho thấy chỉ số Nikkei-225 giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 13/3 vừa qua. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Trong phiên giao dịch 19/3, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loại giảm điểm, trong khi đồng USD tăng mạnh, giữa lúc kế hoạch chi hơn 800 tỷ USD để mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã không thể truyền tâm lý lạc quan cho giới đầu tư vốn đang lo ngại về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu.
ECB đã ban hành “Chương trình mua khẩn cấp trong đại dịch” nhằm cung cấp thanh khoản cho các thị trường tài chính.
ECB cho biết kế hoạch trị giá 750 tỷ euro (khoảng 820 tỷ USD) này là tạm thời và sẽ chấm dứt khi dịch bệnh được cho là qua đi, nhưng sẽ không kết thúc trước cuối năm nay.
Ban đầu, các thị trường châu Á tăng điểm trước thông tin nói trên, nhưng sau đó đã mất đà, giữa lúc giới đầu tư dự đoán những tháng sắp tới sẽ rất khó khăn khi nhiều nước trên thế giới đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Khép lại phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1% xuống còn 16.552,83 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 2,61% xuống 21.709,13 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite để mất 1% và đóng phiên ở mức 2.702,13 điểm.
Video đang HOT
Sắc đỏ cũng tràn ngập trên các thị trường khác trong khu vực, khi Seoul có thời điểm giảm hơn 8%, Singapore giảm 4,5%, còn các thị trường Sydney, Wellington và Bangkok đều để mất hơn 3%. Thị trường Đài Bắc và Jakarta cũng giảm hơn 5%.
Đáng chú ý trong phiên này, thị trường Manila có thời điểm lao dốc với mức giảm gần 25% sau khi mở cửa trở lại sau hai ngày ngừng giao dịch do tình hình dịch bệnh, nhưng sau đó đã thu hẹp đà giảm xuống còn hơn 13%.
Sự sụt giảm nói trên của các thị trường chứng khoán diễn ra cùng với sự tăng giá của đồng USD.
“Đồng bạc xanh” đã tăng hơn 6% so với đồng AUD và hơn 3% so với đồng won của Hàn Quốc, trong khi đồng bảng Anh hiện đang ở quanh các mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1980.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/3, VN-Index giảm 21,72 điểm xuống 725,94 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 353,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.218 tỷ đồng. Toàn sàn có tới 313 mã giảm giá, trong khi chỉ có 69 mã tăng giá và 44 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,85 điểm xuống 100,99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 94 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 589,3 tỷ đồng. Toàn sàn cũng có tới 100 mã giảm giá, trong khi chỉ có 55 mã tăng giá và 56 mã giảm giá./.
Khánh Ly (TTXVN/Vietnam )
VN-Index giảm mạnh nhất Châu Á phiên 11/3, vốn hóa thị trường tiếp tục "bay hơi" 4,5 tỷ USD
Trước đó trong phiên giao dịch 9/3, vốn hóa thị trường Việt Nam đã "bốc hơi" gần 13 tỷ USD và là phiên giảm sâu kỷ lục trong vòng 19 năm qua.
Diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu trong phiên 11/3 và có thời điểm, chỉ số VN-Index mất hơn 40 điểm. Nỗ lực trong những phút cuối của một số Bluechips đã giúp VN-Index thu hẹp đà giảm xuống còn 26,15 điểm (3,12%) và đóng cửa tại 811,35 điểm.
Dù vậy, với mức giảm 3,12% trong phiên 11/3, VN-Index vẫn được ghi nhận là chỉ số giảm số 1 khu vực Châu Á. Phiên giảm này khiến vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm 3 sàn HoSE, HNX, UPCom) "bốc hơi" 104.000 tỷ đồng, tương ứng 4,5 tỷ USD.
VN-Index giảm sâu nhất Châu Á phiên 11/3
Trước đó trong phiên giao dịch 9/3, vốn hóa thị trường Việt Nam đã "bốc hơi" gần 13 tỷ USD và là phiên giảm sâu kỷ lục trong vòng 19 năm qua.
Trong phiên 11/3, những thông tin có thêm bệnh nhân dương tính với Covid-19 đã tác động tiêu cực tới tâm lý giới đầu tư. Đáng chú ý, bệnh nhân số 35 dương tính với Covid-19 là nhân viên của chuỗi Điện Máy Xanh và điều này khiến các cổ phiếu ngành bán lẻ như MWG, FRT, PNJ đồng loạt giảm sàn.
Bên cạnh đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 280 tỷ đồng trên toàn thị trường cũng tác động tiêu cực tới tâm lý giới đầu tư. Phiên bán ròng hôm nay cũng đánh dấu chuỗi 22 phiên bán ròng liên tiếp của khối ngoại. Tính từ đầu tháng 3 tới nay, khối ngoại đã bán ròng xấp xỉ 2.000 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Thống kê 15 mã giảm mạnh nhất phiên gồm BID, VCB, GAS, TCB, CTG, VPB, VJC, PLX, HPG, MWG, MSN, VIC, BVH, MBB, SAB đã khiến VN-Index mất đi 20,43 điểm trên tổng số 26,15 điểm trong phiên.
Tại mức 811,35 điểm chốt phiên 11/3, chỉ số VN-Index hiện giao dịch với P/E 12 lần, tương đương với giai đoạn tháng 4/2016 khi chỉ số VN-Index đạt 560 điểm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
VPBank, PNJ, Thế giới Di động giảm sàn, VN-Index rớt mốc 800 điểm Toàn bộ 30 cổ phiếu trong rổ VN30 giảm mạnh, trong đó MWG (Thế giới Di động), PNJ (Công ty Vàng Phú Nhuận), VPB (VPBank) đã giảm sàn, trắng bên mua... Sau phiên hồi phục vào ngày hôm qua (10/3), thị trường chứng khoán trong nước giao dịch trở lại hôm nay với các thông tin trái chiều trên thị trường thế giới....