Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều ngày 5/6
Các thị trường chứng khoán ở châu Á diễn biến trái chiều khi đóng cửa ngày giao dịch 5/6 sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết khả năng cắt giảm lãi suất đang gia tăng.
Vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 5/6, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) tăng 1,8% lên mức 20.776,10 điểm, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,5% lên 26.895,44 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) ổn định ở mức 2.861,42 điểm và chỉ số Shenzhen Component của thị trường Thâm Quyến (Trung Quốc) giảm 0,03% xuống còn 8.746,05 điểm khi đóng cửa.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều. Ảnh minh họa: Reuters
Phát biểu tại cuộc họp của Fed tại Chicago, Mỹ ngày 4/6, ông Jeromy Powell cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi sát sao những hệ lụy của căng thẳng thương mại tới triển vọng kinh tế Mỹ”. Người đứng đầu Fed khẳng định, Fed sẽ có hành động phù hợp để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Một số nhà phân tích nhìn nhận bình luận của ông Powell “hé mở” cánh cửa Fed sẽ hạ lãi suất ít nhất một lần, thậm chí nhiều hơn hai lần từ nay cho đến cuối năm, mà một phần nguyên nhân là do các hậu quả của cuộc chiến thương mại. Bên cạnh đó, còn có những lo ngại rằng đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ suy thoái gia tăng, khi thuế trả đũa của các nước làm xuất khẩu của nước này giảm sút.
Trong khi đó, theo người đứng đầu bộ phận chiến lược của Okasan Online Securities, Yoshihiro Ito, những quan ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã giảm bớt, sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết va chạm thương mại cần được giải quyết thông qua đối thoại. Tuy vậy, theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng 2,6% năm 2019, thấp hơn dự báo đưa ra hồi tháng 1/2019 và mức tăng trưởng 3% của năm 2018.
Trong khi đó, tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/6, VN – Index tăng nhẹ 0,25 điểm lên 951,41 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 131,58 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 2.697,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 176 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 111 mã giảm giá.
HNX – Index tăng 0,48 điểm lên 103,54 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 20,37 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 240,76 tỷ đồng. Toàn sàn có 68 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 62 mã giảm giá.
Theo bnews.vn
Lo ngại về kinh tế toàn cầu "phủ bóng" lên chứng khoán châu Á
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên chiều 26/4, khi giới đầu tư tỏ ra thận trọng vì những nỗi lo về sự giảm tốc của kinh tế thế giới.
Lo ngại về kinh tế toàn cầu "phủ bóng" lên chứng khoán châu Á . Ảnh: TTXVN phát
Phiên này, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,22% (48,85 điểm) xuống 22.258,73 điểm, một phần vì nhà đầu tư bán ra chốt lời trước khi nước này bước vào kỳ nghỉ Tuần lễ vàng kéo dài 10 ngày.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm điểm mạnh khi nhà đầu tư tỏ ra lo ngại sau khi Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý I/2019, điều tồi tệ nhất trong vòng 10 năm qua. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul để mất 11,19 điểm (0,51%) và khép phiên ở mức 2.179,31 điểm.
Trong khi đó tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm tới 1,2% (37,43 điểm) xuống 3.086,4 điểm, sau khi đã mất tới hơn 2% vào phiên ngày 25/4.
Một "điểm sáng" hiếm hoi của chứng khoán châu Á phiên này là chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) đã chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp và tăng 0,19% (55,21 điểm) lên 29.605,01 điểm.
Tâm lý nhà đầu tư đã được nâng đỡ nhờ những báo cáo hoạt động vượt mong đợi từ các công ty lớn như Facebook, Microsoft và Amazon. Nhưng sự lạc quan này không kéo dài. Một loạt các số liệu kém sáng và sự thận trọng của các ngân hàng trung ương sau đó đã tác động đến thị trường.
Viện dẫn những lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trung ương của Nhật Bản, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đều đã đánh tiếng về một sự chuyển biến chính sách theo hướng ôn hòa và nhẹ nhàng hơn trong tương lai gần. Trong khi đó, lạm phát thấp đã dẫn đến những đồn đoán về việc Ngân hàng Dự trữ Australia có thể sớm cắt giảm chi phí đi vay.
Tuy nhiên, sự sụt giảm lòng tin của giới kinh doanh tại Đức đã làm dấy lên những lo ngại về "sức khỏe" nền kinh tế lớn nhất của Eurozone. Thị trường hiện đang dồn sự chú ý đến những số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế Mỹ dự kiến công bố cuối ngày 26/4.
Mở cửa thị trường châu Âu phiên 26/4, các chỉ số chính diễn biến khá ngược chiều. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tại London (Vương quốc Anh) giảm 0,1% xuống 7.424,49 điểm. Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) hầu như không đổi ở mức 12.284,46 điểm. Trong khi đó, chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) tiến thêm 0,2% so với mức đóng phiên hôm 25/4 và lên 5.570,07 điểm.
Còn tại thị trường Việt Nam,kết thúc phiên giao dịch ngày 26/4, VN - Index tăng 5,51 điểm lên 979,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 118,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 2.791,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 153 mã tăng giá, 69 mã đứng giá và 126 mã giảm giá.
HNX - Index tăng nhẹ 0,53 điểm lên 107,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 31,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 346,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 98 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 57 mã giảm giá.
Các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu VN30 tăng trưởng tích cực. Theo đó, trong rổ cổ phiếu này có tới 19 mã tăng giá, trong khi chỉ có 3 mã giảm giá.
Theobnews.vn
Chủ tịch Fed tuyên bố "sẵn sàng hỗ trợ", Dow Jones tăng vọt hơn 500 điểm Nhà đâu tư kỳ vọng nhiêu hơn vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suât cơ bản đông USD khi mà những lo lắng vê chiên tranh thương mại ngày môt lớn dân. Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell - Ảnh: CNN Thị trường chứng khoán Mỹ có ngày tăng điểm tốt thứ 2 tính từ đầu...