Chứng khoán châu Á đi xuống do nhiều rủi ro đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu
Các cổ phiếu tại châu Á giảm điểm trong ngày 17/12 do nhà đầu tư thận trọng sau khi số liệu kinh tế u ám từ Trung Quốc và châu Âu cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản giảm 0,1%. Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số CSI 300 của Thượng Hải và Thâm Quyến giảm 0,9%
Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á đều mất điểm trong ngày 17/12
Tuy nhiên, một số thị trường khác tại khu vực diễn biến trái chiều trong phiên ngày 17/12, trong đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản nhích nhẹ 0,5%, chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ tăng 0,2 phần trăm và chỉ số tại thị trường Đài Loan cũng tăng 0,3%.
Theo báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), doanh số bán lẻ tháng 11/2018 của nước này chỉ tăng 8,1%, mức tăng hằng tháng thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Bên cạnh đó, sản lượng của các nhà máy và công xưởng trong tháng 11 vừa qua chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 5,9% của tháng 10 và ghi nhận mức tăng thấp nhất trong 33 tháng. Trong đó các DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm.
Video đang HOT
Trong khi đó, kết quả khảo sát về tình hình hoạt động kinh doanh do Công ty dữ liệu IHS Markit công bố cho biết, tăng trưởng kinh doanh trong tháng 12/2018 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thấp nhất trong 4 năm qua, do những quan ngại về cuộc chiến thương mại và hoạt động sản xuất-kinh doanh gián đoạn do các cuộc biểu tình ở Pháp.
Các chỉ số quản lý mua hàng tổng hợp Flash của IHS Markit đã giảm xuống 51,3 điểm – mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014, chạm mức 52,7 điểm.
Trên thị trường Phố Wall, chốt phiên 15/12, chỉ số S&P 500 đã mất 1,91% xuống còn 2.599,95, đánh dấu mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 2/4 do đà bán tháo của các nhà đầu tư.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ngày 18/12 nhân dịp kỷ niệm 40 năm nước này tiến hành cải cách và mở cửa.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá đồng USD vẫn duy trì ổn định sau khi chạm mức cao nhất trong 19 tháng so với 6 đồng tiền chủ chốt khác thiết lập trong ngày 15/12 sau khi số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tích cực.
Doanh số bán lẻ của Mỹ, không bao gồm các mặt hàng ô tô, xăng dầu, vật liệu xây dựng và dịch vụ thực phẩm, đã tăng 0,9% trong tháng 11 sau khi nhích 0,7% trong tháng trước đó.
Đồng bạc xanh cũng được hỗ trợ tăng giá do giới đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày dự kiến bắt đầu ngày 18/12.
Hirokazu Kabeya – chiến lược gia toàn cầu của Daiwa Securities nhận định: “Giới đầu tư lập luận rằng trong trường hợp FED phát tín hiệu sẽ giảm dần các đợt tăng lãi suất trong tương lai, điều này có thể được coi là một dấu hiệu của suy thoái kinh tế Mỹ”.
Đồng euro tăng nhẹ so với USD, được giao dịch ở mức 1 euro đổi được 1,1307 USD sau khi lao dốc còn 1,1270 USD trong phiên giao dịch ngày 15/12, mức thấp nhất kể từ ngày 28/11.
Tỷ giá đồng bảng Anh cũng phục hồi lên mức 1 bảng Anh “ăn” 1,2580 USD sau khi giảm mạnh xuống 1,2477 USD trong phiên trước đó.
Đồng yen Nhật Bản đi ngang so với đồng USD, hiện được giao dịch với 1 USD đổi 113,48 yen.
Theo kinhtedothi.vn
Chứng khoán châu Á mất điểm mạnh theo Phố Wall
Chứng khoán châu Á mở phiên 13/11 "nối gót" đà trượt dốc tại thị trường Phố Wall khi mà giá dầu giảm mạnh và các rủi ro địa chính trị tại châu Âu đẩy đồng USD lên các mức cao trong 16 tháng.
Chứng khoán châu Á mất điểm mạnh theo Phố Wall. Ảnh minh họa: TTXVN
Chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 1,7% xuống mức thấp trong một tuần rưỡi, với việc chứng khoán Australia hạ 1,6%. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản phiên này hạ 3,47% tương đương 771,92 điểm xuống 21.497,96 điểm do cổ phiếu của các nhà chế tạo máy điện tử và các nhà cung cấp linh kiện điện thoại iPhone của Apple trượt giá. Giá cổ phiếu của Japan Display sụt hơn 11% trong khi giá cổ phiếu của Murata Manufacturing và TDK Corp giảm lần lượt 8,9% và 8,4%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đầu phiên này cũng hạ 2,2% với việc giá cổ phiếu của Samsung Electronics sụt 2,8%.
Chỉ số Hang Seng của sàn Hong Kong giảm 2,11% ( 540,88 điểm) xuống 25.092,3 điểm do làn sóng bán tháo cổ phiếu năng lượng và công nghệ. Chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải để mất 1,14% ( 30,02 điểm) xuống 2.600,50 điểm.
Các nhà đầu tư thời gian gần đây gia tăng lo ngại về khả năng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên mức "đỉnh", nhu cầu toàn cầu yếu đi, Mỹ đẩy nhanh tiến độ tăng lãi suất và diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Các lo lắng về việc nền kinh tế Trung Quốc và khu vực châu Á chậm lại ngày càng lan rộng do các mức thuế Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc khiến giới đầu tư hoang mang.
K.Dung (Theo Reuters)
Bán mạnh cuối phiên, VN-Index quay đầu giảm điểm Lực bán trở nên mạnh hơn vào cuối phiên, tập trung vào nhóm dầu khí và cổ phiếu vốn hoá lớn, khiến chỉ số chìm trong sắc đỏ. Ảnh: TBKTSG Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận một phiên giao dịch tiêu cực với Hang Seng (-0,87%) và Shang Hai (-1,3%). Cùng với đó, thị trường chứng khoán Mỹ cũng đi xuống...