Chứng khoán châu Á đang nóng lên và dòng tiền ngoại tiếp tục đổ vào
Bất kể cổ phiếu, trái phiếu hay hầu như bất kỳ loại tài sản nào khác, dòng tiền nước ngoài đang đổ vào châu Á khi đặt cược rằng đây sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất khi thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Ảnh Internet
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương đã tăng lên mức kỷ lục vào tuần trước và chỉ số trái phiếu Bloomberg Barclays cũng đang ở gần với mức cao nhất trong 4 năm. Về tổng thể, tiền tệ của khu vực châu Á đang là mạnh nhất kể từ năm 2018 và giá hàng hóa cũng đang tăng.
Biểu đồ chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương và chỉ số trái phiếu Bloomberg Barclays
Theo Khoon Goh, Trưởng bộ phận Bộ phận Nghiên cứu châu Á của Australia và New Zealand Banking Group cho rằng, kết quả tích cực của cuộc bầu cử ở Mỹ, tiến bộ đáng khích lệ về vắc xin, thanh khoản dồi dào và nhịp tăng trưởng đang cải thiện đã tạo ra mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á trong giai đoạn này.
“Chúng tôi kỳ vọng tình hình virus được kiểm soát, tăng trưởng toàn cầu được cải thiện và thanh khoản dồi dào sẽ thúc đẩy dòng vốn chảy vào khu vực này nhiều hơn nữa. Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục duy trì dòng chảy mạnh mẽ trong suốt năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ thị trường tài sản của châu Á”, Goh viết trong một ghi chú hôm thứ Ba (8/12).
Video đang HOT
Các nhà đầu tư đã rót thêm nhiều tiền nhất kể từ tháng 1 trong tuần qua vào các quỹ ETF trên thị trường mới nổi và chủ yếu tập trung vào khu vực châu Á, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Các quỹ của Trung Quốc đại lục và Hồng Kông (Trung Quốc) đang nhận được dòng vốn lớn nhất trong khi các quỹ ETF của Hàn Quốc cũng có dòng tiền vào kỷ lục và không có quốc gia nào trong khu vực châu Á bị rút ròng, dữ liệu của Bloomberg cho thấy.
Về trái phiếu, nhu cầu về trái phiếu châu Á cũng đang tăng lên. Việc nắm giữ nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 1,79 nghìn tỷ nhân dân tệ (274 tỷ USD) và các quỹ toàn cầu đã mua hơn 2,5 tỷ USD trái phiếu chính phủ Indonesia có lợi tức cao trong quý này, đây là mức nhiều nhất kể từ tháng 9/2019.
Tuy vậy, một số chiến lược ra đã cảnh báo rằng dòng vốn chảy vào thị trường trái phiếu châu Á có thể chậm lại khi Trung Quốc được đưa vào hai chỉ số trái phiếu toàn cầu.
Trước đó, FTSE Russell ngày 24/9 cho biết, sẽ bổ sung trái phiếu chính phủ Trung Quốc vào Chỉ số Trái phiếu chính phủ thế giới (WGBI) từ tháng 10/2021. Hãng cung cấp chỉ số này dự kiến xác nhận quyết định vào tháng 3/2021.
“Nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ chậm lại vào tháng 12 và đầu năm 2021 do việc đưa Trung Quốc vào hai trong số các chỉ số chính đã gần hoàn tất. Dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có dấu hiệu chậm lại ở các thị trường khác”, theo báo cáo của Barclays hôm thứ Ba (8/12).
Nhưng hiện tại, sự hưng phấn thậm chí đã lan sang thị trường phái sinh, chiến lược gia Mandy Xu của Credit Suisse nhấn mạnh rằng, dòng tiền tăng giá mạnh mẽ đang diễn ra đối với quyền chọn mua trên thị trường chứng khoán châu Á.
Sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc là một phần lớn mang lại sự hấp dẫn cho khu vực châu Á. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 đã tăng mạnh nhất kể từ đầu năm 2018 đẩy thặng dư thương mại của nước này lên mức cao kỷ lục hàng tháng.
Nhập khẩu cũng tăng mạnh khi các nhà máy Trung Quốc tăng cường sản xuất và điều đó đã giúp đẩy giá quặng sắt kỳ hạn ở Singapore lên mức cao nhất mọi thời đại.
“Một lý do tại sao chúng tôi cho rằng châu Á trông rất vọng, đặc biệt Bắc Á là khu vực phải chi ít tiền hơn để giữ cho các nền kinh tế phát triển”, theo Sean Taylor, Giám đốc đầu tư khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại DWS Group cho biết tại cuộc họp báo tuần trước.
Trong khi các quốc gia khác đã gánh rất nhiều nợ, điều này “sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và đó là lý do tại sao đà tăng trung hạn là tương đối tốt đối với châu Á”, ông cho biết thêm.
Vì sao có sự đảo chiều của dòng vốn ở thị trường Việt Nam trong nửa cuối tháng 11?
Có thể các thông tin tích cực về vắc xin và việc ký kết RCEP vào giữa tháng đã hỗ trợ dòng tiền vào cổ phiếu Việt Nam. Nhìn lại kể từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên dòng tiền quỹ chủ động vào Việt Nam dương 2 tuần liên tiếp.
Theo báo cáo dòng vốn đầu tư tháng 11 của Chứng khoán SSI, các quỹ đầu tư cổ phiếu vào thị trường Việt Nam tiếp tục rút ròng -7,7 triệu USD trong tháng 11. Trong đó, dòng vốn vào các quỹ chủ động vẫn bị rút -26,7 triệu USD, tổng cộng đã rút ròng 103 triệu USD kể từ tháng 3 đến nay.
Điểm tích cực là con số rút ròng của các quỹ chủ động tập trung vào tuần đầu tháng sau đó giảm dần và chuyển sang tiền vào trong nửa cuối tháng 11. Có thể các thông tin tích cực về vắc xin và việc ký kết RCEP vào giữa tháng đã hỗ trợ dòng tiền vào cổ phiếu Việt Nam. Nhìn lại kể từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên dòng tiền quỹ chủ động vào Việt Nam dương 2 tuần liên tiếp.
Dòng vốn ETF cũng tích cực trở lại. Sau khi các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ trong tháng 10, dòng tiền sang tháng 11 đã quay trở lại và càng về cuối tháng càng tích cực hơn. Tổng cộng các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 19 triệu USD (tương đương khoảng 440 tỷ đồng), chủ yếu tập trung ở các quỹ VFM VN30 ETF ( 107 tỷ), VFM VNDiamond ETF ( 100 tỷ) và FTSE Vietnam ETF ( 67 tỷ). Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã hút ròng 1910 tỷ đồng.
Diễn biến khối ngoại trên sàn cũng khá tương đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng -3,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn trong tháng 11 nhưng tập trung bán ròng -3,95 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu tháng và đã mua ròng 759 tỷ đồng trong 9 phiên cuối tháng.
SSI nhận thấy sự đảo chiều của dòng vốn ở thị trường Việt Nam trong nửa cuối tháng 11 không xuất hiện ở các thị trường ASEAN khác, cho thấy thị trường Việt Nam có sức hấp dẫn hơn nhờ kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tăng trưởng kinh tế khả quan.
Trong khi đó, trên thế giới, dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu trong cả tháng 11, ghi nhận tháng có vốn vào cổ phiếu mạnh nhất kể từ 2018 đến nay. Có tổng cộng 112 tỷ USD vốn vào cổ phiếu trong đó thị trường phát triển là 92 tỷ USD và thị trường mới nổi là 20 tỷ USD.
Dòng vốn vào các thị trường mới nổi tiếp tục được hỗ trợ. Khác với giai đoạn Tổng thống Trump đắc cử vào cuối năm 2016, dòng tiền rút mạnh khỏi cổ phiếu thị trường mới nổi để trở về Mỹ; hiện tại, ngay cả các quỹ cổ phiếu ở thị trường phát triển cũng muốn đa dạng hóa rủi ro bằng cách tăng tỷ trọng đầu tư ở các thị trường Châu Á. Thị trường kỳ vọng Tổng thống mới của Mỹ sẽ có cái nhìn ôn hòa trong các chính sách ngoại thương và môi trường tiền rẻ sẽ vẫn được duy trì khiến dòng tiền vào cổ phiếu ở hầu khắp các thị trường (ngoại trừ khu vực Châu Âu). Trong đó, các thị trường mới nổi, Mỹ và các quỹ toàn cầu hút ghi nhận dòng tiền lớn nhất trong 8, 31 và 33 tháng.
Châu Á vẫn là điểm sáng hút vốn nhờ sức hút của thị trường Trung Quốc. Mặc dù dòng tiền có rút nhẹ khỏi Trung Quốc trong tuần đầu tháng 11 do thương vụ IPO trị giá 40 tỷ USD của Ant Group bị tạm dừng nhưng đã tăng mạnh trở lại các tuần sau đó nhờ các số liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang phục hồi rất tốt và hiệp định RCEP được ký kết.
Tính chung tháng 11, có 9,6 tỷ USD đổ vào cổ phiếu Trung Quốc - chiếm 61% tổng tiền vào khu vực Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản). Bên cạnh Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore cũng có dòng tiền vào khá lớn.
Dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh. Dòng vốn cá nhân đổ vào cổ phiếu cao nhất kể từ cuối Q1.2006 tới nay trong đó các quỹ cổ phiếu Mỹ ghi nhận dòng vốn cá nhân đầu tiên kể từ giữa tháng 9, các quỹ đầu tư toàn cầu cũng có vốn cá nhân vào tuần thứ 33/35 tuần gần đây, Trung Quốc là 23 tuần tiền vào liên tiếp.
Báo cáo khảo sát tháng 11 của BoA ML cũng rất tích cực. Có 91% trong tổng cộng 216 nhà quản lý quỹ đang quản lý 573 tỷ USD tài sản tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ mạnh hơn trong 12 tháng tới - đây là tỷ lệ cao nhất kể từ 2002; 2/3 tin rằng thị trường đang trong chu kỳ đầu tăng trưởng.
Tỷ trọng nắm giữ tiền mặt giảm xuống 4,1% (từ mức 4,4% của tháng 10) - tức là mức thấp hơn lúc chưa có đại dịch Covid-19 (là 4,2% vào tháng 1/2020). Khảo sát này chỉ ra sự lạc quan về lợi nhuận và tăng trưởng toàn cầu đang ở mức cao nhất 20 năm gần đây.
Chịu áp lực lớn, giá vàng không thể thoát đáy Giá vàng thế giới hôm nay 26/11 tiếp tục đứng ở ngưỡng thấp trước những thông tin tốt về vaccine ngừa COVID-19. 6h sáng nay, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.809 USD/ounce, không đổi so với đầu giờ sáng qua. Vàng thế giới chịu áp lực giảm trong bối cảnh sự căng thẳng trong cuộc bầu cử tại Mỹ...