Chứng khoán châu Á đang có cơ hội tốt trong 1 tháng tới
Sự biến động liên quan đến bầu cử Mỹ dự kiến sẽ gia tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ đang mở đường cho đà tăng của cổ phiếu châu Á.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương đã có hiệu suất vượt trội hơn gần 5% so với chỉ số S&P 500 kể từ ngày 2/9. Theo các chiến lược gia, xu hướng mới này dự kiến sẽ tồn tại ít nhất thông đến tháng 11 và có khả năng đi xa hơn.
“Một cơ hội với khả năng xảy ra cao hơn mức trung bình là chứng khoán châu Á sẽ vượt trội hơn chứng khoán Mỹ trong một tháng tới. Sự gia tăng biến động sẽ được thể hiện rõ ràng ở thị trường Mỹ và cũng lan rộng ra toàn cầu nhưng với tác động ít hơn”, theo Eoin Murray, người đứng đầu bộ phận đầu tư kinh doanh quốc tế tại Federated Hermes.
Những lo ngại về một kết quả bầu cử gây tranh cãi và quyết định của Tổng thống Donald Trump không thúc đẩy thêm các biện pháp kích thích trước cuộc bầu cử đã góp phần vào sự suy yếu gần đây của thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong khi đó, niềm tin ngày càng tăng vào chiến thắng của Joe Biden và đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội được xem là có lợi cho chứng khoán châu Á bằng cách hồi sinh nền kinh tế Mỹ và dòng chảy thương mại.
“Khả năng chứng khoán châu Á sẽ tăng tốt hơn khi đảng Dân chủ giành chiến thắng”, Nader Naeimi, chiến lược gia trưởng của AMP Capital cho biết.
“Châu Á cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, đồng USD suy yếu và có khả năng đã kết thúc giai đoạn tăng giá kéo dài hàng thập kỷ, cũng như sự dịch chuyển sang cổ phiếu giá trị và chu kỳ”, Naeimi nói thêm.
Thomas Poullaouec, người đứng đầu bộ phận giải pháp đa tài sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại T. Rowe Price Investment Management cũng tin rằng, cổ phiếu của khu vực châu Á được đặt ở vị thế tốt hơn so với các công ty cùng ngành ở Mỹ để hưởng lợi từ giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế toàn cầu.
“Các thị trường châu Á đang hoạt động tốt hơn gần đây và chúng tôi có thể kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục trong ngắn hạn khi thị trường hưởng lợi từ yếu tố chu kỳ gắn liền với sự hồi phục kinh tế”, ông nói.
Theo Bloomberg, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương đang giao dịch ở mức P/E là 16,5 lần so với mức 22 lần của S&P 500.
Tuy nhiên, “cổ phiếu châu Á sẽ không miễn dịch bởi kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống, đặc biệt là hàm ý của chúng đối với tương lai của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung”, theo Daniel Gerard, chiến lược gia tài sản cao cấp của State Street Global Markets.
“Các cuộc bầu cử chỉ là một phần của câu chuyện này vì căng thẳng Mỹ – Trung sẽ bùng phát trở lại ngay sau khi chúng ta bước qua ngày 3/11 – ngày bầu cử Mỹ”, Daniel Gerard nói và cho biết thêm rằng, điều này cho thấy một quý 4 “đầy khó khăn”.
Video đang HOT
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền dịch chuyển
VN-Index thủng mốc 860 điểm; Vẫn có những ngân hàng tự tin; Vòng xoay mới của dòng tiền trên thị trường chứng khoán; Con đường nâng hạng thị trường chứng khoán còn xa; Cổ phiếu thủy sản đối mặt nguy cơ giảm tốc; Chứng khoán châu Á phân hóa; Làn sóng chốt lời trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ diễn ra vào tuần tới...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 24/6 tăng 120.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội tăng thêm 60.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 48,86 - 49,26 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 13,2 USD lên 1.767,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và leo lên gần 1.780 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 11,9 USD lên 1.793,9 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,12% lên 96,76 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.228 đồng, giảm 13 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.130 - 23.310 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,70 USD (-1,73%), xuống 39,67 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,56 USD (-1,31%), xuống 42,07 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm xuống dưới 860 điểm
Trong phiên sáng, thị trường lình xình quanh tham chiếu khi nhà đầu tư thận trọng đứng ngoài quan sát.
Ngay khi bước vào phiên chiều, lực bán đã gia tăng, VN-Index có thời điểm giảm hơn 8 điểm, đánh mất luôn mốc 860 điểm.
Điểm tích cực là VN-Index đã thoát khỏi mức đáy của ngày khi hồi nhẹ trở lại vào cuối phiên nhờ VIC được kéo trở lại.
Nhóm cổ phiếu thị trường điểm nhấn khi HQC, ITA, TNI, SJF, HBC, JVC, QBS, PLP về mức sàn. FLC là điểm sáng le lói hiếm 1,22% khớp 26,2 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3,69 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 52,96 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 24/6: VN-Index giảm 8,49 điểm (-0,98%), xuống 859,71 điểm; HNX-Index giảm 0,93 điểm (-0,81%), xuống 113,7 điểm; UPCoM-Index tăng 0,1 điểm ( 0,17%), lên 56,74 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Giới đầu tư đã có những phút giây hoảng hốt sau khi ông Peter Navarro - cố vấn thương mại Mỹ trả lời báo chí cho biết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 đã chấm dứt.
Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà đầu tư đã được Tổng thống Trump trấn an khi ông bác bỏ thông tin này.
Ngoài ra, thị trường còn nhận được tin vui từ chỉ số PMI của khu vực đồng euro tiếp tục tăng mạnh tháng thứ 2 liên tiếp lên 47,5 trong tháng 6.
Chỉ số PMI tháng 6 của Mỹ tăng cao hơn kỳ vọng, trong khi doanh số bán nhà mới tại Mỹ cũng tăng hơn dự kiến trong tháng 5.
Kết thúc phiên 23/6, chỉ số Dow Jones tăng 131,14 điểm ( 0,50%), lên 26.156,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,43 điểm ( 0,43%), lên 3.131,29 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 74,89 điểm ( 0,74%), lên 10.131,37 điểm.
Chứng khoán châu Á có phiên dao động mạnh
Chứng khoán Nhật Bản giằng co và đóng cửa giảm nhẹ, khi tâm lý nhà đầu tư chuyển sang tiêu cực sau khi số ca nhiễm Covid-19 trong một ngày ở Tokyo gia tăng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,07% xuống 22,534,32 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,42% xuống 1.580,50 điểm.
Thị trường chịu tác động từ thông tin, Tokyo đã có thêm 55 trường hợp mới nhiễm Covid-19 trong ngày hôm nay, đánh dấu ngày có số ca nhiễm mới cao nhất kể từ 5/5.
Đáng chú ý nhất hôm nay là cổ phiếu SoftBank giảm 1,84%, sau khi cho biết sẽ bán tới 198,3 triệu cổ phiếu T-Mobile US Inc.
Các nhà đầu tư cũng duy trì lập trường thận trọng trước báo cáo cập nhật của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế toàn cầu dự kiến được thông báo vào cuối ngày.
Chứng khoán Trung Quốc dao động với biên độ hẹp quanh tham chiếu trong phần lớn thời gian, nhưng đã bứt lên về cuối phiên, khi giới nhà đầu tư hưởng ứng cải cách mới của Bắc Kinh trong thị trường vốn.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,3% lên 2.979,55 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,42% lên 4.138,99 điểm.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ đóng cửa vào thứ Năm và thứ Sáu cho Lễ hội Thuyền rồng. Như vậy, Trong tuần, SSEC tăng 0,4%, còn CSI300 tăng 1%.
"Các nhà đầu tư đã chú ý nhiều hơn đến các cải cách của Bắc Kinh trên thị trường vốn thay vì các yếu tố tiêu cực khác như căng thẳng thương mại với Mỹ và sự bùng phát Covid-19", Yan Kaiwen, một nhà phân tích của China Fortune Securities cho biết.
Theo đó, Trung Quốc cho biết sẽ cải tổ bộ chỉ số Shanghai Composite bằng cách thêm vào nhiều hơn nhóm cổ phiếu công nghệ cao và loại bỏ các công ty thua lỗ.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm do chịu sức ép từ cổ phiếu các công ty năng lượng, trong khi các dấu hiệu gia tăng các trường hợp nhiễm mới Covid-19 trên toàn cầu khiến sự thận trọng càng gia tăng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,5% xuống 24.781,58 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,57% xuống 9.936,66 điểm.
Nhóm cổ phiếu năng lượng suy yếu sau dự báo của giới phân tích về việc Trung Quốc có thể sẽ giảm nhập khẩu dầu thô trong quý thứ III năm nay, sau khi mua kỷ lục trong những tháng gần đây. Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thô tăng cao sẽ làm giảm nhu cầu sửu dụng và các nhà máy lọc dầu tại đây lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19 lần hai.
Chứng khoán Hàn Quốc giao dịch khá tích cực khi hy vọng phục hồi kinh tế toàn cầu được củng cố sau khi dữ liệu lạc quan từ Mỹ và khu vực đồng euro và cùng căng thẳng với Triều Tiên giảm bớt.
Thông tin khiến thị trường khởi sắc là việc Triều Tiên đã quyết định đình chỉ các kế hoạch hành động quân sự chống lại Hàn Quốc, hãng thông tấn chính thức của KCNA đưa tin.
Nhóm cổ phiếu lớn tăng vọt với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt tăng 4,9% và 3,9%.
Kết thúc phiên 24/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 14,73 điểm (-0,06%), xuống 22.534,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,93 điểm ( 0,30%), lên 2.979,55 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 125,76 điểm (-0,50%), xuống 24.781,58 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 30,27 điểm ( 1,42%), lên 2.161,51 điểm.
Vinamilk là thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở nhiều phân khúc lớn Vinamilk là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liên tiếp trong báo cáo "Dấu chân thương hiệu 2020" (Brand Footprint) của Worldpanel thuộc Kantar Tháng cuối của Quý 2/2020, Vinamilk liên tiếp nhận được sự đánh giá cao của những tổ chức nghiên cứu, tư vấn uy tín trên thế giới. Cụ thể, theo Bộ...