Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống phiên đầu tuần
Chứng khoán châu Á giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 17/9.
Diễn biến này diễn ra sau khi xuất hiện các báo cáo cho thấy Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch triển khai một đợt thuế khác đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng về các cuộc đàm phán giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Nhà đầu tư theo dõi tỉ giá chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán ở Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày 19/6. Ảnh: THX/TTXVN
Phiên này, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,58% tương đương 429,83 điểm xuống 26.856,58 điểm khi thị trường đóng cửa phiên sáng. Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai giảm 0,8% xuống 2.661,03 điểm. Chứng khoán Seoul và Singapore đồng loạt giảm 0,7% trong khi chứng khoán Wellington và Đài Bắc giảm sâu lúc chứng khoán Sydney tiến 0,3%. Thị trường Tokyo phiên này đóng cửa nghỉ lễ.
Theo hãng tin Reuters, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố đợt áp thuế mới trị giá 200 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong ngày 17/9. Nhật báo Phố Wall cho biết, mức thuế mới mà Mỹ mới áp đặt có thể khoảng 10%, dưới mức 25% mà Chính phủ Mỹ xem xét trước đó. Và nếu các biện pháp này được thực thi, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ từ chối tham gia lời mời đàm phán thương mại mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đưa ra ngày 12/9 vừa qua.
Trong khi các nhà đầu tư có tâm lý bán tháo, chiến lược gia thị trường toàn cầu thuộc JP Morgan Asset Management Kerry Craig cho biết việc Tổng thống Trump được cho là cân nhắc áp đặt mức thuế 10%, thay vì 25%, với hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ không tác động mạnh tới thị trường.
Video đang HOT
K.Dung (Theo AFP)
Chứng khoán Trung Quốc và châu Á bật tăng sau tin đàm phán thương mại
Thị trường chứng khoán châu Á, trong đó có Trung Quốc, hồi phục trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, sau khi có tin chính quyền Tổng thống Donald Trump mời Bắc Kinh bước vào một vòng đàm phán thương mại mới.
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh mấy tháng qua do nỗi lo về chiến tranh thương mại Trung-Mỹ - Ảnh: WSJ.
Trước đó, tính đến phiên ngày thứ Tư, chứng khoán châu Á đã có 10 phiên giảm liên tiếp, chuỗi phiên giảm dài nhất trong vòng 18 năm.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản tăng 0,6%, thoát khỏi mức đáy của 14 tháng thiết lập vào hôm thứ Tư.
Chỉ số CSI 300 và Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đại lục tăng tương ứng 1,1% và 1,2%, chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông tăng 2,3%, chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc tăng 0,1%.
Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản đóng cửa với mức tăng 1%.
Các quan chức Mỹ, dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, mới đây đã gửi một lá thư mời đến các đối tác Trung Quốc, bao gồm Phó thủ tướng Lưu Hạc, tiến hành vòng đàm phán thương mại tiếp theo. Động thái này diễn ra trong bối cảnh hơn 85 tổ chức doanh nghiệp Mỹ ngày 12/9 lập một liên minh nhằm mở một cuộc chiến công khai nhằm vào chương trình áp thuế quan của Nhà Trắng.
"Sự ủng hộ của công chúng đối Mỹ đối với ông Trump đã giảm trong những tuần gần đây. Vì thế, Đảng Dân chủ có khả năng sẽ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện. Có lẽ ông ấy cần phải đạt được một số thành tựu về thương mại trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ", chiến lược gia trưởng thị trường toàn cầu Mutsumi Kagawa thuộc Rakuten Securities ở Tokyo phát biểu.
"Bởi vậy có thể sẽ có sự dịch chuyển trong chính sách thương mại của ông ấy. Chắc chắn ông ấy sẽ giữ nguyên những phát biểu cứng rắn, nhưng chính quyền Mỹ có thể sẽ có một số thỏa thuận", ông Kagawa phát biểu.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác vẫn tỏ ra thận trọng.
"Chúng tôi đồng ý diễn biến này là một nhân tố tích cực đối với thị trường trong ngắn hạn. Con đường phía trước có thể vẫn gian nan", chiến lược gia trưởng Tai Hui thuộc JPMorgan Asset Management ở Hồng Kông nhận định. Ông Tai nhấn mạnh những nhượng bộ mà Trung Quốc trong những vòng đàm phán trước đã không được Mỹ chấp nhận.
"Trung Quốc có thể sẽ không chấp nhận nhượng bộ nhiều hơn những gì họ đã đề xuất, nhất là liên quan đến việc điều chỉnh chiến lược &'Made in China 2025'", ông Tai phát biểu.
Mặc dù vậy, bất kỳ tín hiệu giảm căng thẳng thương mại nào cũng sẽ giúp nâng đỡ giá cổ phiếu Trung Quốc và các nước châu Á khác nhiều nhất, bởi chính các thị trường này đã chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các động thái bảo hộ của Mỹ từ đầu năm đến nay.
Chỉ số MSCI Emerging Markets Index của các thị trường mới nổi đã giảm hơn 20% kể từ tháng 1, rơi vào trạng thái đầu cơ giá xuống (bear market). Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng đều đang ở trong trạng thái đầu cơ giá xuống.
Tính đến phiên ngày thứ Tư, MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã có 10 phiên giảm không nghỉ, với tổng mức giảm khoảng 5%. Từ đầu năm, giá trị vốn hóa của chỉ số này đã "bốc hơi" khoảng 700 tỷ USD.
Các tỷ phú châu Á trong danh sách 500 người giàu nhất châu Á Bloomberg Billionaires Index đã mất 99 tỷ trong năm nay do thị trường chứng khoán sụt giảm - hãng tin Bloomberg cho hay.
Ngoài chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chứng khoán châu Á thời gian qua còn chịu áp lực giảm từ đồng USD mạnh, biến động tại các thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, và những tín hiệu giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán châu Á trái chiều sau động thái của Trung Quốc nhằm vào Mỹ Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch sáng 12/9 sau thông tin Trung Quốc hối thúc WTO áp dụng lệnh trừng phạt lên Mỹ. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,18% trong những giờ đầu giao dịch, trong khi các chỉ số Hang Seng Index và Shanghai của Trung Quốc giảm sâu hơn với các mức...