Chứng khoán Châu Á chao đảo khi phố Wall ‘trượt dốc’ bởi cổ phiếu công nghệ
Thị trường chứng khoán châu Á trượt giảm vào ngày 20/11 trong khi phố Wall đêm qua tổn thất nặng nề khi các công ty công nghệ lo ngại về nhu cầu tiêu dùng ế ẩm, trong khi đó, đồng đô la suy yếu do niềm tin giảm.
Thị trường chứng khoán châu Á trượt giảm vào ngày thứ Ba 20/11 trong khi phố Wall đêm qua tổn thất nặng nề khi các công ty công nghệ bị đè nặng bởi những lo ngại về nhu cầu tiêu dùng ế ẩm, trong khi đó, đồng USD suy yếu sau khi có những dữ liệu cho thấy niềm tin về đồng tiền này đang yếu đi.
Chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương lớn nhất của MSCI bên ngoài Nhật Bản giảm 0,3%.
Chứng khoán Úc mất 0,7% và cổ phiếu công nghệ nặng của Hàn Quốc giảm 0,9%.
Tại Seoul,chỉ số Samsung Electronics giảm 2,1% và SK Hynix Inc giảm 3%, trong khi Tokyo Electron của Nhật giảm 2,5%, Advantest mất 1,8% và Sony Corp giảm gần 2,8%. Ngoài ra, chỉ số Nikkei của Nhật giảm 1%. Cổ phiếu của Nissan Motor Co giảm khoảng 6% sau khi chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt vào thứ Hai vì bị cáo buộc có hành vi tài chính sai trái và có khả năng sẽ bị sa thải khỏi hội đồng quản trị trong tuần này.
Cổ phiếu Hoa Kỳ đã bị bán mạnh vào hôm qua ngày 19/11, với chỉ số Nasdaq giảm 3% khi nhà đầu tư bán phá giá Apple, internet và các cổ phiếu công nghệ khác. Các tín hiệu mâu thuẫn về tình tình tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn.
“Sự sụt giảm của chứng khoán Hoa Kỳ sẽ cắt giảm bất kỳ nỗ lực nào bởi thị trường cổ phiếu đang “gắn với việc bị trả về liên tục”. Tâm lý nhà đầu tư đã bị khuất phục bởi điểm yếu kéo dài này ở cổ phiếu công nghệ Mỹ”, Masahiro Ichikawa, nhà chiến lược cấp cao tại Sumitomo Mitsui Asset Management ở Tokyo cho biết.
Những quan ngại về một mức đỉnh trong tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong bối cảnh chi phí vay tăng, đà phát triển của kinh tế toàn cầu đang chậm lại và căng thẳng thương mại trên thế giới đã gây ra một sự “đào thải” cổ phiếu trong vòng hai tháng qua, với sự biến mất của hàng nghìn tỷ đô la giá trị vốn hóa trong một tháng 10 “ngột ngạt”.
Video đang HOT
Trong tiền tệ, đồng đô la đã phải vật lộn ở gần mức thấp nhất hai tuần so với rổ tiền tệ.
Đồng bạc xanh đã bị ảnh hưởng sau khi dữ liệu được công bố vào thứ Hai ngày 19/11 cho thấy tâm lý các nhà xây dựng Hoa Kỳ ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng chu kỳ một tháng trong hơn 4 năm vào tháng 11/2018.
Đồng USD cũng bị đè nặng sau khi Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida và Chủ tịch Fed ở Dallas, ông Robert Kaplan cuối tuần trước đã nêu lên những lo ngại về tiềm năng suy giảm trên toàn cầu.
Có thể thấy, đồng tiền Mỹ đã tăng mạnh trong năm nay, do được nâng đỡ bởi ba đợt tăng lãi suất của Fed và một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mặc dù một số người đang bày tỏ kỳ vọng chu kỳ tăng sắp kết thúc.
Với lợi suất trái phiếu kho bạc dài kỳ trượt xuống mức thấp nhất trong 7 tuần đạt 3,052% sau khi các cổ phiếu và dữ liệu nhà ở Mỹ suy yếu còn chỉ số đồng USD so với một rổ sáu loại tiền tệ lớn lơ lửng gần mức 96,120, mức thấp nhất trong 11 ngày hôm qua.
Đồng euro đã thay đổi nhẹ ở mức 1,1455 đổi 1 USD sau khi tăng 0,35 % đêm qua.
Đồng tiền Mỹ đã trượt xuống mức thấp nhất trong ba tuần qua so với đồng yên là 112,40 yên đổi 1 USD và mức thấp nhất là 112,48 yên cho mỗi USD.
Dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,3% lên 57,36USD/thùng, tăng thêm so với mức tăng của ngày hôm trước do được hỗ trợ bởi báo cáo dự trữ dầu của Mỹ giảm, khả năng về việc trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Iran và việc cắt giảm sản lượng của OPEC có thể xảy ra.
Hải Yến/ Theo Reuters
Chứng khoán Mỹ, châu Á đồng loạt rung lắc mạnh vì giá dầu lao dốc hơn 7%
Các cổ phiếu châu Á giảm điểm trong ngày 14/11 do nhà đầu tư lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thô tiếp tục giảm sâu.
Đợt giảm giá chưa từng có tiền lệ của dầu thô tiếp diễn trong phiên giao dịch ngày 13/11, khi các nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy vì nỗi lo nguồn cung dầu dư thừa và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI sụt hơn 7%, xuống còn 55,72 USD/thùng, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong 3 năm, chạm đáy của 1 năm.
Hầu hết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong ngày 14/11.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ngày 13/11 một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới trong năm 2019. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp OPEC cắt giảm dự báo này, trong khi các số liệu từ Mỹ gần đây cho thấy sản lượng dầu và lượng dầu tồn kho của nước này không ngừng tăng lên.
Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã đẩy chỉ số MSCI của các cổ phiếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không tính Nhật Bản giảm 0,07%.
Chỉ số chứng khoán Australia mất 0,5%, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc hạ 0,2%. Tuy nhiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,3%.
Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục giảm sâu trong phiên giao dịch 13/11 vì giá dầu lao dốc kéo theo cổ phiếu năng lượng, dù cổ phiếu công nghệ đã phục hồi nhẹ.
Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đạt khoảng 8,2 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 8,4 tỷ USD của 20 phiên giao dịch gần nhất.
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục giảm sâu trong phiên giao dịch 13/11.
Trong chỉ số S&P 500, năng lượng là cổ phiếu giảm mạnh nhất, mất 2,4% vì giá dầu Mỹ lao dốc hơn 7%. Trong rổ Dow Jones, cổ phiếu Boeing giảm mạnh nhất do những lo ngại liên quan tới vụ tại nạn máy bay của hãng Lion Air trong tháng 10.
Chốt phiên, Dow Jones giảm 0,4%, còn 25.286,49 điểm. S&P mất 0,15%, còn 2.722,18 điểm. Nasdaq giữ nguyên điểm số ở mức 7.200,88 điểm. Đây là mức điểm đóng cửa thấp nhất của S&P kể từ ngày 31/10.
Các tài sản rủi ro đang chịu áp lực bán tháo trong 2 tháng qua do lo ngại về lợi nhuận của các doanh nghiệp chững lại, căng thẳng thương mại quốc tế và các dấu hiệu kinh tế toàn cầu tăng chậm lại.
"Nếu nhìn vào tâm lý nhà đầu tư, có thể thấy ngay cả trong mấy phiên tăng mạnh vào tuần trước, thị trường cũng không cảm thấy sự thuyết phục rõ ràng nào", ông Makoto Noji - trưởng nhóm nghiên cứu tiền tệ và chiến lược đầu tư tại SMBC Nikko Securities ở Tokyo, phát biểu.
"Nếu nhìn vào diễn biến thị trường ngày hôm nay, có thể thấy sự bấp bênh và thiếu phương hướng", ông Noji thêm. "Có lẽ thị trường sẽ còn thiếu phương hướng cho tới khi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung ở thượng đỉnh G20".
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm nhẹ xuống 97,303 điểm.
Chỉ số này đã tăng liên tục lên mức cao nhất trong 16 tháng là 97,693 điểm trong ngày 12/11 do nhà đầu tư vẫn lo ngại xung đột thương mại Mỹ - Trung và tiến độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Trong khi đó, tỷ giá đồng bảng Anh tăng 0,35% so với đồng USD sau khi Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về Brexit, hiện được giao dịch ở mức 1 bảng Anh đổi được 1,3016 USD.
NGUYỄN THU (THEO REUTERS)
Chứng khoán châu Á phần lớn đi xuống Nối gót đà giảm của Phố Wall trong phiên trước, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á cũng đỏ sàn trong phiên giao dịch chiều ngày 13/11. Chứng khoán châu Á đỏ sàn. Nguồn: AFP/TTXVN Đà giảm sâu của nhóm cổ phiếu công nghệ là nhân tố chính đẩy các cổ phiếu đi xuống trong phiên này, sau khi chứng kiến...