Chứng khoán châu Á bớt rung lắc, thị trường Hàn Quốc tăng hơn 1%
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 12/10, tuy nhiên đà lao dốc được hạn chế phần nào sau 9 phiên giảm liên tiếp.
Trong phiên giao dịch ngày 12/10, đà giảm điểm trên thị trường chứng khoán châu Á được hãm lại so với phiên trước đó, song vẫn chịu ảnh hưởng từ phiên bán tháo trên Phố Wall đêm 11/10, trong đó chỉ số Dow Jones rớt hơn 550 điểm.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản tăng 0,2% sau khi giảm tới 3,6% trong phiên trước đó.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei N225 mất 0,6%.
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 12/10.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư hiện vẫn lo lắng về việc tăng lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong bối cảnh kết quả kinh doanh không chắc chắn của các doanh nghiệp do cuộc chiến thương mại có dấu hiệu leo thang.
Video đang HOT
Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của Phố Wall đóng cửa ở mức 24,98 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 12/2, thậm chí có lúc lên mức 28,84 điểm.
Masahiro Ichikawa – chuyên gia chiến lược cấp cao của Sumitomo Mitsui Asset Management ở Tokyo, nhận định: “Thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn rủi ro sẽ đi xuống trong bối cảnh lo ngại cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng toàn cầu.
Tại Trung Quốc, mặc dù đà lao dốc được hạn chế phần nào trong phiên, song chỉ số Shanghai Composite vẫn giảm 0,12%, còn Shenzhen Composite lùi 0.8%.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,18%.
Trên thị trường Australia, chỉ số ASX 200 giảm nhẹ 0,32% sau khi mất 0,52% trong phiên trước đó. Lĩnh vực năng lượng hạ 1m57%, còn chỉ số tài chính tăng 0,27%.
Cổ phiếu Australia & New Zealand Banking Group (ANZ) mất 0,27% trong khi cổ phiếu Commonwealth Bank (Australia) phục hồi 0,21%.
Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 102 điểm (tương ứng 0.45%) trong phiên sáng, còn chỉ số Topix hạ 0.6%, khi hầu hết lĩnh vực tiếp tục xu hướng suy giảm.
Tuy nhiên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại khởi sắc với mức tăng 1,32%, trong đó cổ phiếu của nhà sản xuất chip điện tử SK Hynix tăng vọt 5,36%.
Các chỉ số chứng khoán trên Phố Wall tiếp tục đà lao dốc trong phiên 11/10 khi nhà đầu tư lo ngại về đà tăng của lãi suất và cân nhắc khả năng cuộc chiến thương mại ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp một ngày trước khi mùa báo cáo lợi nhuận quý III.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones sụt 545,91 điểm (tương đương 2,13%) xuống 25.052.83 điểm, chỉ số S&P 500 mất 57,31 điểm (tương đương 2,06%) còn 2.728.37 điểm và chỉ số Nasdaq Composite lùi 92,99 điểm (tương đương 1,25%) xuống 7.329.06 điểm.
Theo kinhtedothi.vn
Chứng khoán Trung Quốc giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua
Ngày 11/10, các chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu "ảm đạm".
Chỉ số chứng khoán KOSPI tại sàn giao dịch Seoul, Hàn Quốc giảm 98,94 điểm (4,44%), xuống còn 2.129,67 điểm. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Chỉ số Composite Thượng Hải giảm 5,22% (tức 142,38 điểm) và đóng cửa phiên giao dịch ở mức 2.583,46 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014. Chỉ số Composite Thâm Quyến giảm 6,45% (tức 89,15 điểm) xuống còn 1.293,90 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2014. Thị trường chứng khoán Hong Kong đóng cửa với mức giảm điểm 3,54% (tức 926,70 điểm) còn 25.266,37 điểm.
Đây là "cú lao dốc" thứ hai của các thị trường chứng khoán của Trung Quốc trong tuần này, sau khi cả thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến giảm gần 4% hôm 8/10.
Chuyên gia phân tích Zhang Yanbing nhận định "thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phải chịu một cú giáng về lòng tin sau ngày 8/10 và các nhà đầu tư đang trong tình trạng rất nhạy cảm. Họ đã hoảng loạn và phản ứng thái quá trong ngày 10/10".
Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng đồng loạt lao dốc ngay khi mở cửa phiên sáng 11/10, "theo gót" phiên giao dịch tồi tệ nhất trong nhiều tháng qua tại Phố Wall trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận xét Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã "phát điên" với các kế hoạch tăng lãi suất.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 2,7% xuống mức thấp nhất trong 19 tháng. Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Nhật Bản khi mở cửa mất 3,8% và chốt phiên sáng ở mức 22.591,10 điểm, giảm 3,89% tương đương 914,94 điểm.
Một nghiên cứu của công ty chứng khoán Guangzhou Wanlong Securities nhận định: "Bên cạnh vấn đề lãi suất, tranh cãi thương mại Mỹ - Trung Quốc là nguyên nhân gây ra sự ảm đạm của thị trường trong tháng 10 này vì người ta lo ngại tranh cãi thương mại sẽ biến thành một cuộc đối đầu chính trị".
Bích Liên (TTXVN)
Yếu tố nào đẩy VN Index về lại dưới mốc 1.010 điểm? Thi trương chưng khoan Viêt Nam co phiên giao dich cuôi tuân đây tiêu cưc, khi lưc chôt lơi manh me đây cac chi sô giam manh. VN Index môt lân nưa thât bai trong viêc chinh phuc môc khang cư, khiên xu hương ngăn han trơ nên kho lương. Ap lưc chôt lơi tăng manh trươc khang cư Sau khi duy tri...