Chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Các thị trường chứng khoán châu Á giao dịch ngược chiều nhau trong phiên ngày 30/4,
Các thị trường chứng khoán châu Á giao dịch ngược chiều nhau trong phiên ngày 30/4, trong đó nhóm cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng khá nhiều sau khi các doanh nghiệp tên tuổi lớn trong lĩnh vực này công bố kết quả kinh doanh khá thất vọng.
Giao dịch viên làm việc tại phòng giao dịch chứng khoán, ngân hàng Hana, Seoul, Hàn Quốc ngày 16/5. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN
Ngoài ra, hoạt động chế tạo của các nhà máy tại Trung Quốc kém hơn dự kiến cũng phần nào tác động đến tâm lý nhà đầu tư, dù cho thông tin lạm phát của Mỹ yếu đã củng cố đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không nâng lãi suất.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Hang Seng giao dịch ở Hong Kong giảm 0,65% (193,70 điểm), xuống đóng phiên ở mức 29.699,11 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,52% (15,84 điểm) lên 3.078,34 điểm.
Chứng khoán Seoul giảm 0,6%, chứng khoán Sydney để mất 0,5%, chứng khoán Singapore hạ 0,3%, còn chứng khoán Mubai giảm 0,5%. Trong khi đó, chứng khoán Wellington, Đài Bắc, Jakarta và Manila đều tăng.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã chứng kiến động thái bán ra ồ ạt sau khi Alphabet, công ty mẹ của Google, công bố lợi nhuận quý I/2019 giảm 29% khi tăng trưởng doanh thu chậm hơn dự kiến và Google dính án phạt 1,7 tỷ USD của Liên minh châu Âu hồi tháng Ba vừa qua.
Giá cổ phiếu của Samsung Electronics giảm 0,7% sau khi nhà sản xuất chip nhớ và điện thoại thông minh hàng đầu thế giới cho biết lợi nhuận ròng trong quý I/2019 đã giảm tới 56,9%, do giá chip giảm và nhu cầu màn hình yếu đi.
Trong khi đó, giá cổ phiếu của Tencent, “đối thủ nặng kí” của Samsung, giảm nhiều hơn đôi chút và giá cổ phiếu của ZTE giảm hơn 3%. Giá cổ phiếu của Foxconn niêm yết tại thị trường Đài Bắc và LG Display tại Hàn Quốc cũng đi xuống.
Hiện thị trường đang chờ đợi báo cáo kinh doanh của “trái táo khuyết” Apple, dự kiến công bố vào cuối ngày hôm nay 30/4. Nhiều nhà quan sát và nhận định nếu báo cáo kinh doanh của Apple không mấy khả quan có thể làm dấy lên một đợt bán tháo cổ phiếu ồ ạt.
Trên thị trường tiền tệ, đồng euro tăng giá so với đồng USD, giao dịch ở mức 1,1193 USD, so với 1,1185 USD trong phiên trước, trong khi đồng bảng Anh tăng từ 1,2932 USD lên 1,2947 USD. Đồng USD giao dịch ở mức 111,40 yen, so với 111,64 yen trước đó.
Theo bnews.vn
Đồng USD suy yếu, giá vàng châu Á vẫn vững
Trong phiên giao dịch sáng 29/4, giá vàng tại thị trường châu Á vẫn vững, sau khi đồng USD suy yếu, giữa bối cảnh các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào số liệu lạm phát của Mỹ.
Giá vàng giao ngay giữ ở mức 1.274,16 USD/ounce. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, giá vàng giao ngay giữ ở mức 1.285,59 USD/ounce, sau khi vọt lên 1.288,59 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 16/4 trong phiên trước.
Theo các nhà giao dịch, đồng USD đã yếu đi so với rổ tiền tệ trong phiên cuối tuần trước, chấm dứt ba phiên tăng giá, sau số liệu cho thấy tỷ lệ lạm phát tại Mỹ suy yếu. Thêm vào đó, thống kê gần đây còn cho biết nếu không tính hoạt động thương mại, lượng hàng tồn kho và chi tiêu chính phủ thì nền kinh tế lớn nhất thế giới này chỉ tăng trưởng 1,3% trong quý I/2019 - mức thấp nhất kể từ quý II/2013.
Hiện nay, các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và số liệu về thị trường lao động Mỹ. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, cho hay lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã giảm xuống 746,69 tấn tính đến ngày 26/4 so với mức 747,87 tấn của ngày 25/4.
Trà My/TTXVN (Theo Reuters)
Giá vàng thế giới giảm, đồng USD tiếp tục mạnh lên Sáng nay (29/4), thị trường trong nước vẫn trong kỳ nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5 nên không có biến động giá. Giá vàng thế giới giảm nhẹ do kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng thế giới đứng ở mức trên 1.286 USD/oz. Ảnh minh họa Mở cửa phiên sáng nay lúc 8 giờ...