Chứng khoán Bảo Việt đã thoái toàn bộ vốn tại Tracodi
Ở chiều ngược lại, 3 lãnh đạo Tracodi đang tích cực gom thêm cổ phiếu TCD.
CTCP Chứng khoán Bảo Việt ( BVSC – mã chứng khoán BVS) vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu TCD của CTCP Đầu tư phát triển công nghiệp vận tải (Tracodi). Theo đó, trong ngày 6/12/2018 BVSC đã bán đi toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu TCD, tương ứng 5,75% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Tracodi và không còn là cổ đông lớn.
BVSC không công bố giá bán ra. Tuy nhiên cũng trong ngày 6/12 xuất hiện giao dịch thỏa thuận tổng cộng hơn 2,56 triệu cổ phiếu TCD với giá thỏa thuận bình quân xấp xỉ 13.770 đồng/cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với giá đóng cửa cổ phiếu TCD trong phiên (13.000 đồng/cổ phiếu). Tạm tính theo giá này, BVSC thu về khoảng 30,3 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, trước đó ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 1,05 triệu cổ phiếu. Bà Lê Thị Mai Loan, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 963.001 cổ phiếu Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch, đăng ký mua 600.000 cổ phiếu. Các giao dịch này đều dự kiến thực hiện từ 30/11 đến 29/12/2018.
Hiện mới chỉ có bà Lê Thị Mai Loan và ông Nguyễn Thanh Hùng báo cáo đã hoàn tất mua được số cổ phiếu đăng ký. Ông Nguyễn Hồ Nam chưa có báo cáo giao dịch. Đây cũng là 3 vị lãnh đạo thường xuyên gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu TCD từ giữa năm 2018 đến nay.
Cổ phiếu TCD cũng đã giảm đi 19% so với thời điểm đầu năm 2018.
Diễn biến giá cổ phiếu TCD trong 1 năm gần đây.
Nam Sơn
Theo Trí thức trẻ
Video đang HOT
Sếp lớn ngân hàng cùng người nhà "gom" cổ phiếu và hành động của nhà đầu tư
Hàng loạt sếp lớn ngân hàng và người nhà đăng ký giao dịch cổ phiếu với khối lượng lớn, từ vài chục tỷ thậm chí lên tới vài trăm tỷ đồng. Tại sao các sếp lớn ngân hàng như Đỗ Minh Toàn ACB, Nguyễn Hữu Đặng HDBank, con trai ông Đỗ Tú Anh TPBank... lại thi nhau gom cổ phiếu ngân hàng? Trong bối cảnh này, nhà đầu tư nên làm gì?
Đua nhau "gom" cổ phiếu ngân hàng
Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng Giám đốc Đỗ Minh Toàn và Ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính đã thực hiện đăng ký mua vào cộng tổng 800.000 cổ phiếu ACB
Ông Đỗ Minh Toàn và ông Nguyễn Văn Hòa
Cụ thể, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB đăng ký mua 500.000 cổ phiếu với thời gian giao dịch từ ngày 23.11 đến ngày 23.12.
Phó Tổng giám đốc ông Nguyễn Văn Hòa đăng ký mua số còn lại là 300.000 cổ phiếu. Thời gian mua trong 1 tháng kể từ ngày 26.11 đến 26.12.
Với mức giá 29.400 đồng/cổ phiếu (mức giá đóng của phiên giao dịch ngày hôm qua 22.11), 2 sếp lớn ngân hàng ACB dự kiến phải chi ra tổng cộng 23,52 tỷ đồng cho đợt "gom" này. Trong đó, số tiền ông toàn phải bỏ ra để thực hiện giao dịch trên là 14,7 tỷ và ông Hòa là 8,82 tỷ đồng.
Cùng thời gian này, tại TPbank, ông Đỗ Minh Quân, con trai ông Đỗ Anh Tú hiện đang giữ chức vụ là Phó Chủ tịch TPbank, mới đây cũng đăng ký mua tới 25 triệu cổ phiếu TPB của TPbank.
Thời gian thực hiện từ ngày 26.11 tới ngày 25.12 với mục địch thực hiện đầu tư tài chính. Giá trị lô cổ phiếu này ước khoảng 702,5 tỷ đồng (tính theo giá chốt phiên ngày 22.11). Đây là con số đầu tư khá mạnh tay của con trai vị Phó chủ tịch TPbank ông Đỗ Anh Tú.
Diễn biến giá cổ phiếu TPB
Được biết, hiện tại Ông Đỗ Anh Tú đang sở hữu 27,75 triệu cổ phiếu TPB (tương đương 4,17% vốn điều lệ TPbank). Nếu ông Đỗ Minh Quân mua thành công 25 triệu cổ phiếu đã đăng ký thì hai cha con vị Phó Chủ tịch này sẽ sở hữu tổng cộng 7,92% vốn điều lệ ngân hàng.
Trước đó không lâu, ngày 14.11.2018 Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank), ông Nguyễn Hữu Đặng cũng đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu HDB với thời gian dự kiến thực hiện từ 19.11.2018 - 30.11.2018.
CEO của HDBank hiện sở hữu gần 26,15 triệu cổ phiếu HDBank, tương ứng tỷ lệ 2,67%. Như vậy nếu giao dịch thành công, ông Nguyễn Hữu Đặng sẽ nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên gần 26,65 triệu đơn vị.
Đáng chú ý ngoài ông Nguyên Hữu Đặng, Phó Tổng giám đốc của nhà băng này là ông Trần Hoài Nam cũng đăng ký mua vào với số lượng 200.000 cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư trong khoảng thời gian 20.11 đến 20.12.2018 này
Tại VPbank, Chủ tịch HĐQT ông Ngô Chí Dũng và mẹ đăng ký mua vào 21 triệu cổ phiếu VPBank, ước tính giá trị gần 400 tỷ đồng. Được biết, bà Hoàng Anh Minh (vợ ông Dũng) hiện đang là cổ đông lớn nhất của ngân hàng này với hơn 125 triệu cổ phiếu, tương đương trên 4,9% vốn.
Cổ phiếu ngân hàng đang hấp dẫn?
Việc đăng ký mua vào cổ phiếu của lãnh đạo cấp cao các ngân hàng và người nhà này diễn ra trong bối cảnh thị giá cổ phiếu giảm mạnh. Trong số các cổ phiếu kể trên, có 3/4 cổ phiếu ghi nhận sự sụt giảm mạnh về giá.
Cụ thể, cổ phiếu HDB có mức sụt giảm mạnh nhất đã mất hơn 23% giá trị kể từ đầu tháng 11 tới nay. Cổ phiếu VPB giảm 17,4%; ACB giảm 14,2%. Riêng chỉ có TPBank tăng nhẹ 2,7% giá trị, mặc dù trước đó có thời điểm đã giảm gần 8,4% (15.11).
Bình luận về động thái "gom" mua cổ phiếu của các sếp lớn ngân hàng và người nhà trong thời gian qua, bà Trần Hải Yến chuyên viên phân tích công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), cho rằng khi giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh như thời gian vừa qua thì các sếp lớn ngân hàng và những người có liên quan họ cảm nhận được rằng có thể đã đến cái giá hợp lý, thậm chí là còn dưới cái giá trị hợp lý của cổ phiếu ngân hàng đó nên họ tiến hành mua vào.
"Động thái gom mua này cũng là lực đỡ chung cho nhóm cổ phiếu ngân hàng và của các mã cổ phiếu ngân hàng được đăng ký mua nói riêng như VPbank, TPbank.. Ngay sau khi các thành viên trong các ngân hàng thực hiện đăng ký mua cổ phiếu, thị giá của các cổ phiếu này trên sàn giao dịch chứng khoán cũng đã có sự hồi phục trở lại, đặc biệt là mấy phiên gần đây", bà Yến nhận định.
Theo bà Yến, mấy phiên gần đây thì nhìn chung thị trường đang có xu hướng hồi phục mặc dù còn nhiều nghi ngờ nhưng động thái mua vào của các sếp lớn ngân hàng và người nhà cộng với tình hình chung trên thị trường chứng khoán tốt.
"Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có khá nhiều cổ phiếu ngân hàng có mức chiết khấu đủ sâu. Họ là người điều hành chắc chắn là họ phải hiểu ngân hàng của họ hơn là nhà đầu tư bên ngoài. Động thái mua vào của những ông lớn này cũng là một chỉ báo cho thấy cổ phiếu ngân hàng của đang có đủ sức hấp dẫn để mua vào", bà Yến nhận định.
Ông Nguyễn Việt Đức, Chuyên gia chiến lược thị trường Công ty cổ phần Chứng khoán MB- MBS
Còn theo ông Nguyễn Việt Đức, Chuyên gia chiến lược thị trường Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), khi đầu tư cổ phiếu thì một tín hiệu rất quan trọng đó là tín hiệu của cổ đông nội bộ là những người biết rõ nhất về ngành, nghề cổ phiếu của mình.
"Đây là tín hiệu rất khả quan để cho nhà đầu tư chưa mua cổ phiếu ngân hàng có thể cân nhắc mua cổ phiếu ngành ngân hàng vào thời điểm này. Khách quan mà nói, bỏ yếu tố về duy tính chỉ xét đến duy lý thôi thì mua thời điểm này là rất hợp lý luôn", ông Đức nhận định.
Ông Đức cũng phân tích thêm, tháng 4 và tháng 5 vừa qua, các sếp ngân hàng bán ra rất là nhiều cổ phiếu khiến giá cổ phiếu xuống làm cho nhà đầu tư cũng bán tháo. Còn hiện tại thì triển vọng của ngân hàng rất là tốt và thị trường đang có chiều hướng gom mua lại.
"Tất nhiên, khi mua vào thì phải xác định rằng giá mua rất là rẻ rồi. Nếu so với lợi nhuận của năm nay thì mức thị giá hiện nay của ngành ngân hàng đang rất thấp và hấp dẫn. Thậm chí còn rẻ hơn rất nhiều ngành khác, với P/E khoảng gần 10 lần, thấp hơn cả thị trường" ông Đức nhận định.
Huyền Anh
Theo Dân việt
Chứng khoán Bảo Việt lãi ròng gần 83 tỷ đồng sau 9 tháng, hoàn thành 62% kế hoạch năm 2018 Tính tới cuối quý 3, giá trị các khoản phải thu của BVSC là 1.478 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu từ hoạt động margin 1.199 tỷ đồng. CTCK Bảo Việt (BVSC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2018 với doanh thu hoạt động 120,1 tỷ đồng - tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanhi thu...