Chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm phiên 16/7
Các thị trường chứng khoán ở Mỹ và châu Âu giảm điểm trong phiên giao dịch 16/7 sau khi Mỹ công bố các số liệu kinh tế trái chiều.
Vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 16/7, tại thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,5% xuống còn 26.734,71 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,3% xuống 3.215,57 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 0,7% xuống còn 10.473,83 điểm.
Chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm phiên 16/7. Ảnh: TTXVN/AFP
Còn tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường London (Vương quốc Anh) giảm 0,7% xuống 6.250,69 điểm, còn chỉ số DAX 30 của thị trường Frankfurt (Đức) để mất 0,4% xuống còn 12.874,97 điểm. Chỉ số CAC 40 của thị trường Paris (Pháp) hạ 0,5% xuống 5.085,28 điểm. Chỉ số Euro Stoxx 50 giảm 0,4% xuống còn 3.365,35 điểm.
Các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu chứng kiến phiên giảm điểm trong bối cảnh bang Bihar của Ấn Độ với 125 triệu dân đã áp dụng lệnh phong tỏa do dịch COVID-19, trong khi tình hình dịch bệnh tiếp tục xấu đi tại Mỹ với 67.632 ca mắc COVID-19 mới chỉ trong 24 giờ trước đó.
Số lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ trong tuần qua là 1,3 triệu, ít thay đổi so với tuần trước đó và vẫn là một trong những mức cao kỷ lục. Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Mỹ tiếp tục tăng trong 6/2020.
Trong khi đó, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết mặc dù các hoạt động kinh tế ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gia tăng trong những tuần gần đây khi lệnh phong tỏa được nới lỏng, song mức bất ổn về tốc độ và quy mô hồi phục kinh tế vẫn còn cao. ECB đã triển khai một loạt biện pháp đặc biệt để ứng phó ảnh hưởng kinh tế của dịch COVID-19, song bà Lagarde vẫn cho rằng chính phủ các nước châu Âu cần chia sẻ gánh nặng với những nỗ lực về chính sách tài khóa để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Các lãnh đạo EU nhóm họp trong hai ngày 17-18/7 tại Brussels (Bỉ) để thào luận về quỹ hỗ trợ kinh tế trị giá 750 tỷ euro nhằm hỗ trợ các nước thành viên EU ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Video đang HOT
Còn tại thị trường trong nước, vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 16/7, chỉ số VN-Index tăng 0,8% lên 876,83 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index giảm 0,28% xuống 115,59 điểm./.
Chứng khoán 3/7: Thêm VHM xoay sở giúp VN-Index đóng cửa gần cao nhất phiên
Chủ yếu giao dịch lẹt đẹt trong phiên sáng, VHM cuối cùng cũng chịu tham gia tích cực hơn. Giá trị giao dịch cuối phiên đã đạt trên 100 tỷ đồng.
Thị trường có một số mã giao dịch được trên 100 tỷ đồng nhưng trong số này chỉ có VHM ( 1,17%) là trụ lớn có sức ảnh hưởng tới thị trường.
Mã này chủ yếu giao dịch làng nhàng trong sáng nay và phải tới phiên chiều tiền lớn mới dồn sức kéo lên. Mức tăng chưa phải lớn nhưng lại là sự tham gia rất cần thiết khi SAB ( 4,9%) rất nỗ lực cũng không thực sự đem lại hiệu quả tâm lý tới thị trường chung.
Theo ghi nhận, thanh khoản hôm nay của SAB là mức cao nhất trong vòng gần 2 tháng trở lại đây. Đây là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận từ SAB.
Trong khi đó, thị trường chung vẫn còn khá chần chừ tăng giá. Các mã LIX ( 4,86%), BMP ( 3,32%), DIG ( 5,71%) rõ ràng đã tích cực hơn nhưng vẫn cần thêm nhiều mã nữa để quy tụ thành hiệu ứng đám đông.
Chỉ số VN-Index cuối phiên tăng 0,62% lên 847,61 điểm, gần như mức cao nhất phiên. Thanh khoản vẫn yếu với khối lượng 203 triệu đơn vị, tương đương 3.561 tỷ đồng trong đó có 481 tỷ đồng thỏa thuận.
Điểm tích cực về dòng tiền là khối ngoại đã mua ròng trở lại 158 tỷ đồng trong đó ngoài PLX ( 136 tỷ đồng) thì còn VHM ( 35 tỷ đồng) cũng được mua vào.
Với HNX, DGC ( 3,3%) dù tăng mạnh vẫn không cân bằng lại tác động giảm của SHB (-1,54%), ACB (-0,43%). Chỉ số HNX-Index giảm 0,05% xuống 111,55 điểm. Thanh khoản đạt 31,47 triệu đơn vị, tương đương 334,6 tỷ đồng.
Còn với UPCoM, phiên hôm nay chỉ có QNS ( 2,4%), VEA ( 2,6%), VRG ( 7,4%) tích cực nhất ở nhóm vốn hóa lớn. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,66% lên 56,26 điểm. Thanh khoản đạt 31,51 triệu đơn vị, tương đương 332 tỷ đồng.
=======
VCB ( 0,5%), VNM ( 0,8%), VIC ( 0,6%), GAS (0%) không ghi nhận thêm bước tiến nào và còn thụt lùi so với đầu phiên. Tuy nhiên, VN-Index vẫn được neo lại với mức tăng 3,9 điểm ( 0,46%) tại 846,28 điểm.
Đây phần lớn là nhờ vào nỗ lực của SAB ( 4,3%). So với chính mình SAB đang rất nỗ lực khi thanh khoản phiên sáng đã cao hơn 6 phiên gần nhất, đạt 79.040 đơn vị.
Tuy nhiên, cổ phiếu này vẫn chưa bao giờ được xem là gương mặt có tính đại diện cho thị trường chung. Vai trò của SAB vẫn thường được xem là "diễn viên phụ" cho các trụ.
Chính vì vậy, hầu như tâm lý chưa thể cải thiện, trạng thái lình xình vẫn tiếp tục duy trì. Hiện mới có thêm HDB ( 6,28%) và PET ( 5,94%) gia nhập nhóm tăng mạnh.
Thanh khoản cuối phiên sáng cũng chỉ tăng lên 105,09 triệu đơn vị, tương đương 1.769 tỷ đồng trong có 145 tỷ đồng.
Còn HNX, các trụ ACB (0%), NVB (0%), SHB (-0,77%) còn đang bị đè xuống. Chỉ số HNX-Index chỉ còn tăng được 0,06% lên 111,67 điểm. Thanh khoản đạt 19,93 triệu đơn vị, tương đương 223,23 tỷ đồng.
========
Tính đến 10h, VN-Index tăng hơn 4 điểm lên 846,46 điểm. Các trụ chủ yếu mới chỉ khởi động tăng nhẹ như VIC ( 0,9%), VNM ( 0,8%), GAS ( 0,9%) đều tăng dưới 1%.
Các mã này chưa có tiền lớn tham gia nên giá trị giao dịch chỉ từ 10 tỷ đồng đổ lại và thậm chí còn đang bị một cổ phiếu vốn hóa trung bình trong rổ VN30 là CTD ( 3,6%) bỏ xa.
Ngay cả cổ phiếu liên tục có những phiên giao dịch lớn như HPG (-0,18%) cũng chỉ mới giao dịch được hơn 50 tỷ đồng. Mã này còn thua 1 cổ phiếu cùng ngành là HSG ( 2,13%) khi đang có được khoảng 60 tỷ đồng giao dịch, đứng thứ 2 tại sàn.
Với các diễn biến này, lẽ ra nhóm Midcap và Penny sẽ phải tranh thủ đẩy mạnh giao dịch. Tuy nhiên, nhóm này rốt cuộc cũng đang rất thận trọng chờ Bluechip phát tín hiệu. Hầu như hiện tại, các cổ phiếu chỉ tăng cầm chừng như STB ( 0,45%), SSI ( 0,66%), PHR ( 0,19%), FPT ( 0,33%), VHC ( 0,68%), AAA ( 0,41%), DCM ( 0,11%), KSB ( 0,22%), GVR ( 1,73%)...
Thị trường khá ít các mã tăng đột biến và nếu có thì cũng đang giao dịch ở quy mô rất thấp. Điển hình là trường hợp của TNI ( 6,09%) và JVC ( 6,78%) đều chỉ dưới 10 tỷ đồng.
Nhìn chung, cả HOSE đang rất thiếu tiền mới, giá trị giao dịch trong 1 tiếng đầu tiên còn chưa đạt nổi 1.000 tỷ đồng.
Còn trên HNX, DGC ( 2,53%), PVS ( 0,83%), ACB ( 0,43%) cũng đang có chiều hướng nghe ngóng HOSE. Chỉ số HNX-Index tăng 0,56% lên 112,08 điểm.
Sau khi lập đỉnh thanh khoản, thị trường chứng khoán bắt đầu hạ nhiệt Từ đầu năm 2020, dưới tác động của COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Ảnh: Quý Hòa. Đỉnh của thanh khoản Tháng 3.2020, chỉ số VN-Index chạm đáy quanh mốc 649 điểm. Kể từ đó đến tháng 4, thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm. Và giai đoạn này, nhà đầu tư thế hệ F0...