Chứng khoán Âu-Mỹ diễn biến trái chiều trước dịch bệnh do nCoV
Các chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh trong ngày 10/2, bất chấp những quan ngại về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).
Vào lúc đóng cửa thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,6% lên 29.276,82 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,7% lên 3.352,09 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,4% lên 9.628,39 điểm.
Chứng khoán Âu-Mỹ diễn biến trái chiều. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong khi đó, tại khu vực châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London (Vương quốc Anh) chốt phiên giảm 0,3% xuống còn 7.446,88 điểm, còn chỉ số DAX 30 của thị trường Frankfurt (Đức) giảm 0,2% xuống 13.494,03 điểm khi đóng cửa. Cùng chung xu thế giảm điểm, chỉ số CAC 40 của thị trường Paris (Pháp) chốt phiên giảm 0,2% xuống 6.015.67 điểm. Chỉ số Euro Stoxx 50 hạ 0,1% xuống 3.793,18 điểm.
Nhà phân tích thị trường cao cấp Edward Moya của Oanda cho rằng một số doanh nghiệp chế tạo lớn hơn của Trung Quốc dự kiến sẽ hoạt động trở lại trong tuần này. Trong khi đó, trưởng chiến lược gia thị trường JJ Kinahan của TD Ameritrade cho rằng các nhà đầu tư ít nhất cũng nhận thấy sự nỗ lực và hiệu quả ban đầu của Chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh trên.
Ngày 10/2, cổng thông tin điện tử yicai.com dẫn nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết một loại vắcxin chống nCoV đã bắt đầu được thử nghiệm trên động vật. Theo giới chức CDC, rằng việc thử nghiệm trên động vật vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển vắcxin và vẫn còn nhiều công đoạn phải nghiên cứu và thử nghiệm trước khi có thể sẵn sàng sử dụng cho con người.
Các nhà đầu tư trên thế giới hiện đang dõi theo sát sao diễn biến của dịch bệnh nCoV tại Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những tác động của dịch bệnh này đối với kinh tế Trung Quốc đã được thể hiện qua số liệu về lạm phát mà nước này công bố trong ngày 10/2 với mức tăng giá tiêu dùng cao nhất trong 8 năm qua, trong đó giá thực phẩm tăng hơn 20%.
Ngoài ra, dịch bệnh nCoV cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới các chuỗi cung cấp của các công ty lớn trên thế giới như nhà cung cấp thiết bị cho doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh, máy tính và thiết bị di động Apple (Mỹ) là Foxconn và hãng sản xuất ô tô Toyota (Nhật Bản) khi các cơ sở sản xuất chủ chốt ở Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa để ngăn dịch bệnh lan rộng.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thông tin về doanh số bán lẻ và giá tiêu dùng mà Mỹ sẽ công bố trong thời gian tới cũng như phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, dự kiến diễn ra trong hai ngày 11-12/2.
Video đang HOT
Trước đó, tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/2, chỉ số VN – Index giảm 10,02 điểm, xuống 930,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 153,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 2.752,469 tỷ đồng. Toàn sàn có 122 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 220 mã giảm giá. HNX – Index giảm 0,94 điểm, xuống 103,97 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 44,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 479,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 52 mã tăng giá, 71 mã đứng giá và 18 mã giảm giá./.
Anh Quân (Theo AFP)
Chứng khoán thế giới đi xuống phiên 30/12
Xuất hiện trên Fox News, Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng Peter Navarro cho biết việc ký kết có thể diễn ra trong "một hoặc hai tuần tới".
Ngày 30/12, Phố Wall đã trải qua một phiên giao dịch tồi tệ nhất trong gần một tháng qua, khi rời khỏi các mức kỷ lục ghi được trước đó, trong bối cảnh các nhà đầu tư bán ra chốt lời. Sắc đỏ cũng đã lan sang các thị trường chứng khoán châu Âu.
Chứng khoán thế giới đi xuống phiên 30/12 . Ảnh: TTXVN phát
Tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,6% xuống 28.462,14 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 0,6% xuống 3.221,29 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite để mất 0,7% xuống 8.945,99 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 của London (Anh) giảm 0,8% xuống 7.587,05 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) giảm 0,7% xuống 13.249,01 điểm, chỉ số CAC 40 giảm 0,9% xuống 5.982,22 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm 0,9% xuống 3.745,47 điểm.
Một tờ báo ngày 30/12 cho hay một quan chức thương mại hàng đầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tới Washington vào ngày 4/1 để ký kết thỏa thuận thương mại một phần, song điều này không đủ để đẩy các chỉ số chủ chốt đi lên. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ chưa có phản hồi về thông tin này. Tuy nhiên, xuất hiện trên Fox News, Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng Peter Navarro cho biết việc ký kết có thể diễn ra trong "một hoặc hai tuần tới".
Tại châu Á, các nhà đầu tư đang chờ đợi những thông báo chính sách chủ chốt của khu vực trong tuần này.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 30/12 diễn biến ảm đạm với thanh khoản "èo uột" và các chỉ số dao động trong biên độ hẹp. Điểm tích cực là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn giúp kéo chỉ số VN - Index tăng nhẹ lấy lại mốc 965 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12, VN - Index tăng 1,52 điểm lên 965,03 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 177,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.110,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 155 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 182 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,44 điểm xuống 102,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 40,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 584,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng giá, 62 mã đứng giá và 73 mã giảm giá./.
Minh Hằng (Theo AFP)
[Điểm nóng TTCK tuần 02/12 08/12] Chứng khoán Việt Nam và thế giới trầm lắng Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần lễ giao dịch trầm lắng khi hầu hết những nỗ lực đều thất bại vào cuối những phiên giao dịch gần cuối tuần... 1.TTCK Việt Nam tiệm cận ngưỡng hỗ trợ mạnh 960 điểm Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường...