Chứng khoán Âu – Mỹ đi xuống
Các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ phiên 28/5 đều mất điểm do những lo ngại về “ sức khỏe” kinh tế Mỹ, cũng như tình hình chính trị tại châu Âu.
Chứng khoán Âu – Mỹ đi xuống . Ảnh: TTXVN phát
Tại New York, những lo ngại về khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm tốc đã khiến các chỉ số chính trên thị trường Phố Wall rơi xuống mức thấp nhất trong hai tháng. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,9% xuống 25.347,77 điểm, chỉ số S&P 500 cũng sụt mất 0,8% xuống 2.802,39 điểm vào cuối phiên giao dịch. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lùi 0,4% và khép phiên ở mức 7.607,35 điểm.
Nếu tính gộp các lần giảm điểm từ đầu tháng Năm tới giờ, thì đây có thể là tháng suy giảm đầu tiên của Phố Wall trong năm nay.
Chỉ số về niềm tin của người tiêu dùng Mỹ công bố ngày 28/5 đã bất ngờ mạnh lên trong tháng Năm, qua đó cho thấy chi tiêu bán lẻ của nước này vẫn được duy trì trong quý II/2019. Nhưng các lĩnh vực khác của nền kinh tế Mỹ, bao gồm đầu tư kinh doanh và doanh số bán các sản phẩm chế tạo, cũng như lĩnh vực dịch vụ đều chậm lại gần đây, làm dấy lên những lo ngại của giới đầu tư.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đi xuống khi nỗi lo về vấn đề nợ công tại Italy chưa lắng dịu.
Cụ thể tại London (Vương quốc Anh), chỉ số FTSE 100 giảm 0,1% xuống 7.268,95 điểm vào cuối phiên giao dịch. Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) chốt phiên sụt mất 0,4% xuống 12.027,05 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,4% xuống 5.312,69 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khép phiên hạ 0,5% xuống 3.348,86 điểm.
Chỉ số FTSE MIB tại thị trường Milan (Italy) phiên này cũng giảm 0,5% xuống 20.260,98 điểm sau khi Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini ngày 28/5 cho biết Uỷ ban châu Âu (EC) có thể phạt nước này 3 tỷ euro do vi phạm các quy định về tài chính của Liên minh châu Âu (EU), vì nợ công và thâm hụt ngân sách của Rome gia tăng vượt mức quy định.
Còn tại Việt Nam, đóng cửa phiên giao dịch 28/5, chỉ số VN-Index giảm 3,14 điểm (0,32%) còn 972 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 148,9 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 3.476 tỷ đồng. Toàn sàn có 147 mã tăng và 145 mã giảm.
HNX – Index đóng cửa ở mức 105,03 điểm, giảm 0,01 điểm (0,01%). Khối lượng giao dịch đạt trên 29 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 371 tỷ đồng. Toàn sàn có 62 mã tăng và 70 mã giảm.
Video đang HOT
Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn lao dốc khiến thị trường kết thúc giảm điểm. Riêng nhóm VN30 chỉ có 7 mã giữ được sắc xanh, 3 mã đứng giá, còn lại chìm trong sắc đỏ.
Theo bnews.vn
Chứng khoán ngày 23/5: Khối ngoại bán ròng hàng trăm tỷ đồng
Thị trường rung lắc mạnh, VN - Index nhiều thời điểm lùi sâu dưới mốc 980 điểm, trong khi khối ngoại bán ròng hàng trăm tỷ đồng.
Chứng khoán ngày 23/5: Khối ngoại bán ròng hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: TTXVN
Về cuối phiên giao dịch các cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt tăng giá và góp phần giúp các chỉ số hồi phục trở lại và VN - Index chỉ còn giảm hơn 1 điểm, trong khi HNX - Index đảo chiều tăng nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/5, VN - Index giảm 1,07 điểm xuống 982,71 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 160 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 4.326,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 129 mã tăng giá, 68 mã đứng giá, 153 mã giảm giá.
HNX - Index tăng 0,17 điểm lên 106,3 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 30,59 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 436 tỷ đồng. Toàn sàn có 71 mã tăng giá, 61 mã tăng giá, 61 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu VN30 có 16 mã tăng giá, trong khi chỉ có 7 mã tăng giá. Các mã giảm giá mạnh là ROS giảm 5,1%, VRE giảm 1,5%, SAB giảm 1%, HPG giảm 0,8%, DHG giảm 1,6%. Ở chiều tăng giá, đáng chú ý DPM tăng 5,7%, trong khi FPT tăng 1%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Ở chiều giảm giá có GAS giảm tới 1,3%, PVD giảm 1%, OIL giảm 1,5%, TDG giảm 4,9%. Ở chiều tăng giá có PLX tăng 1,8%, PVB tăng 2%, PVS tăng 8%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực với sắc đỏ chiếm ưu thế. Các mã ở chiều giảm giá là VPB, VIB, TPB, TCB, STB, LPB, KLB, HDB, CTG, BAB và ACB. Ở chiều tăng giá có các mã: BID, MBB, SHB và VCB.
Phiên giao dịch hôm nay, nhà đầu tư bán ròng hàng trăm tỷ đồng trên toàn thị trường. Theo đó, trên sàn HOSE, khối ngoại đã bán ròng hơn 4,73 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt tới 107,08 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã PVD (hơn 34,5 tỷ đồng), VNM (hơn 23,3 tỷ đồng), trong khi mua ròng mạnh nhất mã PTB (hơn 11,1 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại bán ròng trên 3,77 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 59,8 tỷ đồng. Trên sàn này, khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã PVS (hơn 35,8 tỷ đồng), SHS (hơn 11,6 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCOM, khối ngoại bán ròng đạt 652.956 cổ phiếu, giá trị bán ròng đạt 1,66 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã LPB (hơn 4,9 tỷ đồng), tiếp đến là mã BCM (hơn 1,3 tỷ đồng), trong khi mua ròng mạnh nhất mã VEA (hơn 2,9 tỷ đồng).
Trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm trong phiên giao dịch ngày 22/5, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về khả năng một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Như vậy giá các cổ phiếu trên thị trường này đã đi xuống ba trong bốn phiên giao dịch gần đây,
Tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones khép phiên giảm 0,4% xuống 25.776,61 điểm, chỉ số S&P 500 cũng sụt giảm 0,4% xuống 2.856,27 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq mất 0,5% xuống 7.750,84 điểm
Trong khi ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng biến động tình hình chưa rõ ràng về Brexit, chỉ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu.
Cụ thể tại London, chỉ số FTSE 100 khép phiên tăng 0,1% lên 7.7.378,98 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn giao dịch Frankfurt (Đức) tăng 0,2% lên 12.168,74 điểm.
Trong khi ở Paris (Pháp), chỉ số CAC 40 chốt phiên giảm 0,1% xuống 5.378,98 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 "đi ngang" và giữ ở mức 3.386,72 điểm./.
Theo bnews.vn
Nhân tố Huawei chi phối thị trường chứng khoán toàn cầu Chứng khoán toàn cầu đồng loạt rơi vào sắc đỏ trong phiên 20/5 sau những động thái mới nhất của Nhà Trắng đối với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Nhân tố Huawei chi phối thị trường chứng khoán toàn cầu . Ảnh minh họa: TTXVN Phiên này trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3%...