Chứng khoán ảm đạm ngày đầu năm dù khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh
Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay có diễn biến giao dịch khá ảm đạm, với điểm số tiếp tục đi xuống và thanh khoản thấp, dù đầu phiên mở cửa ngập tràn trong sắc xanh.
Sự hứng khởi không duy trì lâu
Mở cửa đầu ngày VN Index đã tăng hơn 7,5 điểm lên vùng 900 điểm, với hàng loạt cổ phiếu ghi nhận sắc xanh. Tâm lý tích cực của thị trường đầu ngày năm mới được cho là phần nào ảnh hưởng bởi phiên cuối năm vừa qua của chứng khoán Mỹ, với chỉ số Dow Jones khép lại ngày cuối năm 31/12 với mức tăng hơn 265 điểm, tương đương 1,15%, trong khi các chỉ số S&P 500 cũng tăng 0,85% và Nasdaq tăng 0,77%.
Ngoài ra, với các chỉ số vĩ mô năm công bố đều đạt kế hoạch, đặc biệt tăng trưởng GDP lên mức cao nhất 10 năm ở 7,08% cũng giúp các nhà đầu tư lạc quan hơn. Trong khi đó, lạm phát cũng được kiểm soát tốt ở 3,54%, tỷ giá nằm dưới mục tiêu 2%, vốn FDI giải ngân đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1 tỷ và xuất siêu lên đến 7,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư trong nước đã không thể duy trì được sự hứng khởi lâu hơn khi chứng kiến các chỉ số chứng khoán châu Á có ngày đầu năm tiếp tục lao dốc mạnh. Chỉ số Nikkei của Nhật rớt 0,3%, tuy nhiên chưa là gì so với sự chìm sâu có lúc gần 800 điểm, tương đương hơ 3% của chỉ số Hang Seng sàn Hồng Công. Các chỉ số Shanghai sàn Thượng Hải cũng đóng cửa giảm 1,15% va chứng khoán Singapore mất hơn 1%. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương trượt 1,6%.
Nguyên nhân được cho là các chỉ số hoạt động sản xuất của Trung Quốc được công bố đã ghi nhận sự sụt giảm lần đầu tiên trong 19 tháng qua. Cụ thể, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) của nước này giảm từ mức 50,2 điểm trong tháng 11 xuống chỉ còn 49,7 điểm trong tháng 12, cùng với số lượng đơn hàng nhà máy suy yếu. Đây được xem là thêm một bằng chứng nữa cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc đáng lo ngại. Về cơ bản, chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy các hoạt động trong nền kinh tế đang bị thu hẹp.
Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi lực mua yếu dần và các cổ phiếu rơi vào sắc đỏ sau đó. Kết thúc giao dịch ngày đầu năm, chỉ số VN Index đóng cửa tại 891,75 điểm, giảm 0,79 điểm, tương đương 0,09%. Chỉ số HNX Index rớt 1,56 điểm, tương đương 1,5%, xuống 102,67 điểm. Chỉ số UPCOM Index giảm nhẹ 0,02 điểm, tương đương 0,03%, kết thúc tại 52,81 điểm.
Video đang HOT
Khối ngoại mua ròng ngay ngày đầu năm
Thanh khoản sụt giảm mạnh cũng là điểm đáng chú, khi khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE trong ngày đầu năm chỉ vỏn vẹn hơn 111,5 triệu cổ phiếu, giảm mạnh 36% so với phiên cuối cùng trong năm vào ngày 28/12.
Đáng lưu ý là trong khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn tác động tích cực đến chỉ số như VIC tăng 5,3%, VNM tăng 3,3% , MSN tăng 1,4%, thì ngược lại các tội đồ kéo chỉ số chìm trong sắc đỏ có SAB giảm gần 7% vì những lùm xùm quanh việc cưỡng chế thuế hơn 3 nghìn tỷ tại doanh nghiệp này, ROS giảm 4,6%, VJC giảm 2,5%, VHC giảm sàn, nhóm ngân hàng có HDB giảm sàn, STB giảm 2,9%, VPB giảm gần 2,8%, BID giảm 2,6%, CTG giảm 1,5%. Cổ phiếu QCG tiếp tục có 1 phiên giảm sàn đáng chú trong hôm nay.
Khối ngoại đã có 6 phiên mua ròng liên tiếp trên sàn HOSE
Điểm tích cực là khối ngoại bất ngờ mua ròng hơn 144 tỷ trên sàn HOSE ngay ngày đầu năm, đánh dấu phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp. Trước đó trong 2 ngày cuối năm 27 và 28/12, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã mua ròng tương ứng là 178 tỷ đồng và gần 392 tỷ đồng trên HOSE. Trong khi đó, khối ngoại hôm nay cũng mua ròng nhẹ 847 triệu trên sàn Hà Nội và 23,2 tỷ trên sàn UPCOM. Tương tự sàn HOSE, khối ngoại cũng mua ròng mạnh trên sàn UPCOM trong 2 ngày cuối năm tương ứng gần 130 tỷ đồng và 106 tỷ đồng.
Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tập trung tại HPG với giá trị mua ròng là 36,7 tỷ, VNM gần 33,5 tỷ, CII 24,8 tỷ và CTD hơn 20,4 tỷ. Ngược lại mã bị bán ròng mạnh có VJC 20,6 tỷ.
Với diễn biến phiên hôm nay, chịu sự ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Á, thì thật sự rất khó nói trước được điều gì. Nếu các thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc, thì VN Index rõ ràng sẽ tiếp tục chịu áp lực đi xuống, nhất là đang có nguy cơ test lại mức đáy trong năm nay ở 880 điểm. Nếu vùng giá này bị xuyên thủng, vẫn có khả năng sẽ tiếp tục dẫn đến các phiên bán tháo hoảng loạn. Dù vậy, hầu hết các nhận định đều tin rằng chứng khoán Việt sẽ có một năm 2019 đi lên.
MẪN NHI
Theo thegioitiepthi.vn
Sau chuỗi ngày bán, khối ngoại đã có nguyên 1 tuần mua ròng
Lực cầu yếu cùng với áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến sắc đỏ bao trùm thị trường trong phiên giao dịch ngày 9/11. Theo đó, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm gần 12 điểm (1,29%) xuống 914,29 điểm; HNX-Index giảm 1,53 điểm (1,46%) xuống 103,01 điểm và UpCom-Index giảm 0,79% xuống 51,59 điểm.
HPG và MSN được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất trong phiên 9/11.
Đáng chú ý, trong khi thị trường giảm sâu, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tích tực mua vào. Tính tổng trên cả ba sàn thì khối ngoại đã mua ròng khoảng 150 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Như vậy, sau chuỗi ngày bán, khối ngoại đã có nguyên 1 tuần mua ròng.
Cụ thể, trên sàn HSX, khối ngoại mua ròng 4,3 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị lên tới 161 tỷ đồng. Sau 5 phiên vừa qua, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 340 tỷ đồng trên sàn này.
Về top mua ròng, HPG và MSN được mua ròng tương ứng gần 45 tỷ đồng và 33 tỷ đồng. Trong khi đó, GMD, SSI, VCB có giá trị mua ròng dưới 10 tỉ đồng.
Ở chiều ngược lại, VIC bị bán ròng mạnh nhất với 22,5 tỷ đồng. Còn lại các mã đều bị bán ròng chưa tới 10 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại có phiên thứ 3 liên tiếp bán ròng với giá trị 15,9 tỷ đồng, tương ứng gần 900 nghìn cổ phiếu.
Trong đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất với 15,3 tỷ đồng, theo sau là PVB với 1,1 tỷ đồng. Ngược lại, VGC được mua ròng nhiều nhất nhưng giá trị chỉ đạt 160 triệu đồng, theo sau là VCS và HLD với giá trị cùng xấp xỉ 150 triệu đồng.
Trên sàn UpCom, khối ngoại mua ròng nhẹ 4,8 tỷ đồng, tương ứng 182 nghìn cổ phiếu. Trong đó, vẫn mua ròng mạnh nhất mã VEA với 3,1 tỷ đồng; POW và ACV được mua ròng lần lượt 2,3 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng.
Đào Vũ
Theo vneconomy.vn
Phiên 28/12: Giải ngân đột biến vào HPG, KDH và BID, khối ngoại tiếp tục mua ròng Khối này tiếp tục mua ròng 392 tỷ đồng trên HOSE, 106 tỷ đồng trên UPCoM và chỉ bán ra nhẹ trên HNX. Trong đó, HPG, KDH và BID được mua vào với khối lượng đột biến. Trên HOSE, hoạt động giải ngân diễn ra đầy tích cực, khối này thực hiện mua vào 821 tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng giá trị giao...