Chứng khoán 5/11: Thị trường đi ngang với khối lượng giao dịch thận trọng
Trong phiên giao dịch ngày 5/11, chỉ số VN-Index đã mang sắc đỏ trong gần như cả phiên, nhưng đợt tăng mạnh vào cuối phiên giúp chỉ số chốt phiên trong sắc xanh, dù với mức tăng chưa đến 0,1%.
Độ rộng thị trường ghi nhận 275 mã tăng, 248 mã giảm và 164 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 178 triệu đơn vị (3.812 tỉ đồng). Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 15,4 triệu đơn vị (740 tỉ đồng).Chốt phiên VN-Index tăng 0,67 điểm (0,07%) lên 925,53 điểm; HNX-Index giảm 0,2% xuống 105,54 điểm.
Chốt phiên 5/11 VN-Index tăng 0,67 điểm lên 925,53 điểm
Nhóm VN30 ghi nhận 15 mã tăng với HSG ( 6%), VRE ( 3,5%), SBT ( 3,4%), CII ( 2,1%),…
VRE ( 3,5%) là mã mang lại nhiều điểm nhất cho chỉ số khi công ty con của VIC này tiếp tục đợt phục hồi một tuần qua, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ khi niêm yết tháng 11/2017.
Nhóm chứng khoán thu hẹp đà giảm với VND, MBS, VCI, PSI lùi về giá tham chiếu.
Nhóm dầu khí cũng diễn biến tương đối tích cực với PVD, PVS, POW, PXS tăng nhẹ; GAS, BSR, OIL giảm nhẹ.
Phần lớn các cổ phiếu ngân hàng đều tăng nhẹ, bao gồm BID ( 1,1%), VCB ( 0,5%) và TCB ( 0,9%)…
Các chuyên gia đánh giá, đây là một phiên giao dịch mang tính chất củng cố của thị trường. Dự báo trong phiên giao dịch ngày mai (6/11), thị trường với đại diện là chỉ số VN-Index sẽ có xu hướng tăng trở lại để kiểm định ngưỡng kháng cự MA20 tại 935 điểm. Nếu có thể vượt qua mốc 935 điểm tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được cải thiện lên mức “Tích cực”. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì một tỷ trọng cổ phiếu vừa phải trong danh mục.
Video đang HOT
Mai Phương (tổng hợp)
Theo petrotimes.vn
Tin chứng khoán 5/11: 'Soi' top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE một tháng qua
Tâm điểm trong top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE một tháng qua là cổ phiếu của 2 "ông lớn" ngành thép. Các cổ phiếu đáng chú ý khác có thể kể đến như SJF, SKG và TTF.
10 cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất tháng qua gồm những cái tên: SJF, TGG, NKG, HCD, HSG, SKG, TTF, HTT, TDG và PXS.
Tin chứng khoán: "Nội soi" những cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE một tháng qua
Các nhà đầu tư chứng khoán Việt vừa trải qua một tháng giảm điểm gây nhiều hoang mang khi VN-Index mất gần 100 điểm, tương đương mức giảm gần 10%. Giảm điểm mạnh nhất có thể kể đến 10 cái tên: SJF, TGG, NKG, HCD, HSG, SKG, TTF, HTT, TDG và PXS.
Trong số 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE, NKG của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim và HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là 2 cổ phiếu đáng chú ý nhất, với mức giảm lần lượt 43% và 35% sau một tháng.
Kết quả kinh doanh quý III/2018 của 2 "ông lớn" ngành thép này rất kém khả quan. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý vừa qua, "vua tôn" Hoa Sen bất ngờ lỗ trước thuế tới 106 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lãi 258 tỷ đồng), chủ yếu do biên lợi nhuận gộp tiếp tục kéo dài đà giảm khi giá HRC (thép cuộn cán nóng) đầu vào ở mức cao và cạnh tranh gia tăng.
Cùng với đó, chi phí lãi vay "phình to" do nợ vay ngày càng lớn cũng tác động xấu đến lợi nhuận và làm xấu đi tình hình tài chính của HSG. Lỗ tỷ giá cao hơn dự kiến cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Điểm sáng duy nhất trong kết quả kinh doanh của HSG là sản lượng bán ổn định, đặc biệt ở thị trường trong nước.
Trong khi đó, quý III/2018, NKG chỉ lãi trước thuế vỏn vẹn 1 tỷ đồng, khác xa mức lãi 226 tỷ đồng quý III/2017. Lý do lợi nhuận giảm mạnh không chỉ đến từ việc giá vốn tăng và chi phí tài chính tăng (cùng nguyên nhân với HSG), mà còn đến từ việc doanh thu quý III suy giảm.
Quý III, doanh thu thuần của NKG giảm 337 tỷ đồng, tương đương giảm gần 9%.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cả NKG và HSG đều công bố báo cáo tài chính vào ngày 30/10/2018, nghĩa là thị trường đã phần nào dự báo/nắm được được kết quả kinh doanh kém khả quan của NKG và HSG trước khi 2 công ty này công bố chính thức báo cáo tài chính. Đà giảm có thể tiếp tục nếu kết quả chính thức thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
Trở lại với top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE, "quán quân" một tháng qua gọi tên cổ phiếu SJF của Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương với mức giảm 49%. Lợi nhuận trước thuế quý III/2018 của doanh nghiệp nông nghiệp này đạt 12,8 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Sở dĩ SJF giảm mạnh trong tháng vừa qua là do một thời gian khá dài trước đó, cổ phiếu này đã tăng rất mạnh. Từ mức giá khoảng 13.000 đồng/cổ phiếu hồi giữa tháng 3/2018, cổ phiếu SJF đã tăng lên mức đỉnh giá 28.000 đồng/cổ phiếu 5 tháng sau đó, tương đương tăng hơn gấp đôi. Hiện thị giá cổ phiếu SJF đang ở nền giá thấp nhất từ trước đến nay.
Một cổ phiếu có vốn hóa khá lớn khác cũng giảm mạnh là SKG của Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang. Mức mất giá tháng qua của SKG là 31%. Sự sụt giảm này được cho là có liên quan đến kết quả kinh doanh kém tích cực trong quý III/2018 với doanh thu thuần giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, còn lợi nhuận trước thuế giảm tới 61%.
Trước đó, trong quý II/2018, cổ phiếu SKG đã tăng giá khá mạnh với mức tăng 25%.
Một cái tên đáng chú ý khác trong top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE tháng qua là TTF của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành. Thị giá TTF đã giảm 27% trong một tháng qua.
Mặc dù kết quả kinh doanh quý III/2018 không tốt với mức lỗ trước thuế 33 tỷ đồng nhưng biến động cổ phiếu TTF thời gian qua không mấy phụ thuộc vào kết quả kinh doanh mà phần nhiều mang tính đầu cơ theo các thông tin tái cơ cấu.
Các cổ phiếu còn lại là các cổ phiếu có vốn hóa khá nhỏ gồm TGG, HCD, HTT, TDG và PXS, ghi nhận mức giảm lần lượt 48%, 40%, 26%, 25% và 25%
Hy vọng mở ra khi VN-Index tăng trở lại sau 4 tuần giảm điểm liên tiếp
TTCK Việt Nam tăng điểm mạnh mẽ trong phiên cuối tuần trước nhờ diễn biến tích cực của thị trường quốc tế, cùng với thông tin Quốc hội chuẩn bị phê chuẩn CPTPP. VN-Index và VN30-Index tăng lần lượt 1,86% và 1,77%, lên ngưỡng 924,86 điểm và 903,43 điểm.
VHM tăng mạnh 4,3%, ghi nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp nhờ kết quả kinh doanh quý III tích cực, cổ phiếu này đóng góp 2,54 điểm cho mức tăng của VN-Index. BID tăng trần, tương ứng với mức tăng gần 17% sau 3 phiên sau thông tin ngân hàng này chuẩn bị bán 17,65% cổ phần cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc. VNM cũng hồi phục 3,7% sau chuỗi ngày điều chỉnh do LNST quý III giảm 5% YoY, cổ phiếu hiện đang vận động tại vùng đáy trong năm 2018.
Nhóm Dệt may tăng điểm mạnh nhờ thông tin CPTPP có hiệu lực từ năm 2019. Giới đầu tư kỳ vọng nhiều doanh nghiệp dệt may sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi thuế suất và mở rộng thị trường xuất khẩu sau khi CPTPP chính thức được phê chuẩn. TCM và TNG tăng lần lượt 5,5% và 7,9%.
Các nhóm ngành chủ chốt như Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản và Dầu khí đều đóng cửa trong sắc xanh. Nhóm Dầu khí cũng diễn biến tích cực bất chấp giá dầu thô giảm mạnh trong những ngày gần đây.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), phiên cuối tuần qua, VN-Index đã có phiên giao dịch tăng điểm với cây nến ngày là nến tăng có thân nến dài và có bóng nến trên, cho thấy đà tăng mạnh và có sự giằng co ở vùng giá cao. Thanh khoản đã tăng so với phiên liền trước và tăng cao hơn nền khối lượng giao dịch tuần, lực cung đã có dấu hiệu tăng lên khi giá tăng.
"Đà tăng có khả năng sẽ tiếp tục, VN-Index có khả năng sẽ thử thách ngưỡng cản 930-940 trong một hai phiên tiếp theo", SSI đánh giá.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhìn nhận vơi hai phiên tăng điêm manh tuần qua, VN-Index đa co tuân tăng điêm đâu tiên sau 4 tuân giam điêm liên tiêp, giup tâm lý nha đâu tư ôn đinh trơ lai va mơ ra hy vọng chi sô tiêp tục hôi phục trong tuân kê tiêp.
"Đâu tuân, VN-Index co thê gặp phai ap lưc điêu chinh va lui vê vùng hô trơ 917-920 điêm trươc khi bât tăng trơ lai, hương tơi vùng khang cư 940-950 điêm", BVSC thận trọng
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
OGC khớp lệnh kỷ lục 37,6 triệu cổ phiếu trong phiên sáng 2/11 Giá trị khớp lệnh của OGC đạt hơn 106 tỷ đồng trong phiên sáng và còn dư mua 3,8 triệu cp. Sáng 2/11, cổ phiếu OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) bất ngờ có giao dịch đột biến. Đầu phiên xuất hiện 2 lô khớp lệnh với khối lượng 15 triệu cp và 11,2 triệu cp được giao dịch tại...