Chứng khoán 2/6: Chưa thể có sóng Penny, tiền vẫn chỉ quanh quẩn các mã lớn
Các cổ phiếu trụ làm tốt nhiệm vụ chống đỡ cho thị trường nhưng nhóm Midcap và Penny thực sự lại đang gặp khó khăn để thu hút được tiền từ nhà đầu tư.
Ảnh minh họa.
Lý do chính giúp cho cổ phiếu HDB tăng trần là theo tài liệu ĐHĐCĐ năm 2020, HDB sẽ chia 65% cổ tức bằng cổ phiếu. Cụ thể, Ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50% và phát hành thêm 15% cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.
Hiện ngoài HDB, MBB ( 1,68%), CTG ( 2,13%) cũng đang giao dịch khả quan trong đó các nỗ lực kéo của CTG được ghi nhận rõ ràng hơn từ sau 10h30. MBB và CTG chính là 2 cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất trong nhóm Ngân hàng, cùng đạt trên 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, MSN ( 2,54%) cũng đang có sự tham gia quyết liệt của dòng tiền lớn và đã nhanh chóng trở thành cổ phiếu giao dịch mạnh nhất sàn.
Cho đến lúc này, quan điểm về một nhịp tăng sôi động của Penny hay Midcap thị trường vẫn chưa thành hiện thực. Các mã ITA (-1,29%), NKG (-1,13%), KBC (-1,37%), VPI (-5,05%), KSB (-1,36%), PDR (-3,13%) đều bị bên bán kéo ra xả bán.
Các tín hiệu tại DIG ( 4,92%), SJS ( 6,44%), PC1 ( 4,55%) tiếp tục le lói kém hiệu quả.
VN-Index chủ yếu lình xình, tăng 0,25% lên 880,89 điểm. Thanh khoản sàn đạt 225,093 triệu đơn vị, tương đương 3.113,92 tỷ đồng trong đó thỏa thuận chỉ có 378 tỷ đồng.
Còn tại HNX, ACB ( 1,6%), PVS ( 0,78%) đều tăng không có nhiệt tình như thời điểm đầu phiên. ACB đã có dấu hiệu bị chốt lời ngắn hạn khi giá trị giao dịch lên tới 183 tỷ đồng trong sáng nay.
Chỉ số HNX-Index tăng 0,73% lên 114,97 điểm. Thanh khoản đạt 39,38 triệu đơn vị, tương đương 482 tỷ đồng.
==========
Phiên tăng bung sức của VN-Index ngày hôm qua có vẻ như cũng tiêu hao khá nhiều năng lượng của các trụ. VCB (-0,12%), CTG (-0,21%), VPB (-1,63%), BID (-0,6%) ở nhóm Ngân hàng đều bị lẫn vào trong sắc đỏ với giao dịch chưa một cổ phiếu nào đạt trên 50 tỷ đồng.
MBB ( 0,28%) là trường hợp sôi động nhất với giá trị giao dịch đạt hơn 90 tỷ đồng. Nhưng cổ phiếu này cũng liên tục rập rình quanh mức 18.000 đồng/cổ phiếu.
Còn HDB ( 6,61%) đang là cổ phiếu tăng trần bất ngờ tuy nhiên ảnh hưởng của HDB lên chỉ số lại chưa đủ tác động tới thị trường chung.
Chỉ số lúc này lại đang cần nhờ đến SAB ( 2,8%). Thậm chí đã có lúc SAB còn tăng tới hơn 6% và phần nào giúp cho sự chung chuyển của nhóm trụ ít tạo ra các cú sốc lên chỉ số. Ngoài ra, SAB còn đang được nhận thêm sự hỗ trợ khá bất ngờ từ MSN ( 3%) ngay trước 10h sáng.
Video đang HOT
Qua đó, VN-Index chỉ rung lắc nhẹ đầu phiên và nhanh chóng bật trở lại. Chỉ số hiện đang tăng 0,22% lên 880,56 điểm.
Trên cả sàn, các điểm sáng giao dịch vẫn hiện diện. Đặc biệt là trường hợp của DBC ( 5,32%) vẫn tăng mạnh và chưa thể dừng lại. Theo thông tin từ ban lãnh đạo, 2 tháng quý II/2020 doanh thu của DBC đạt 2.016 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt trên 70% quý I.
Trong khi đó, sóng Penny đang diễn ra vẫn chưa thực sự thuận lợi như kỳ vọng của các công ty chứng khoán. Thị trường mới chỉ đang lác đác các mã tăng nóng như TTF ( 5,14%), SJS ( 6,65%), ITA ( 5,91%), khá trái ngược với tình trạng bùng nổ thanh khoản ngày hôm qua.
Tại HNX, ACB ( 2,4%) vẫn đang tận dụng thông tin chuyển sàn để đi tiếp. Ngoài ra PVS ( 0,78%), SHS ( 2,25%), VCS ( 0,9%) cũng đang ít nhiều hỗ trợ. Chỉ số HNX-Index tăng 0,35% lên 114,54 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Sóng Penny dâng cao
VN-Index có phiên tăng hơn 21 điểm; Đừng hiểu lầm bơm tiền sẽ lạm phát; Ngồi nhà đầu tư chứng khoán; "Bão" giá tại nhiều mã nhỏ; Nỗi lo hà-ng giải chấp từ "cổ đông ông chủ"; Chứng khoán châu Á giao dịch cầm chừng; Nhà đầu tư châu Á tìm cơ hội sinh lời nhanh...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 3/4 tăng 150.000 so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội giamr trở lại đúng 150.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,05 - 48,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua Mỹ tăng 16,8 USD lên 1610,2 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng đã có thời điểm tăng rất mạnh lên 1.630 USD/ounce, trước khi nhanh chóng đảo chiều giảm sau đó, và về lại đúng 1.610 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,43% lên 100,61 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 3/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.239 đồng, tăng 7 đồng so với ngày trước đó. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.350 - 23.530 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,09 USD ( 4,3%), lên 26,41 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,64 USD ( 8,82%), lên 32,58 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng vọt, với nhiều mã lớn nhỏ tăng hết biên độ
Dù dòng tiền tham gia khá thận trọng nhưng sắc xanh lan tỏa với nhóm cổ phiếu bluechip là điểm tựa chính, đã giúp VN-Index đứng vững tại mức 690 điểm.
Bước sang phiên chiều, tâm lý hưng phấn gia tăng giúp các mã lớn bé đua nhau tăng kịch trần, tiếp tục kéo VN-Index đi lên trên 700 điểm khi đóng cửa.
Nhóm VN30 chỉ còn duy nhất EIB đứng giá tham chiếu, còn lại đều tăng mạnh, đáng kể có BID, BVH, CTD, MWG, ROS, SSI, STB tăng trần.
Ngoài ra, VIC 5,8%, VHM 5,3%, MSN 6,3%, GAS 5,5%, FPT 5,4%, PLX 2,6%...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ROS dư mua trần tới 11,34 triệu đơn vị; FLC cũng kết phiên tại mức giá trần. Ngoài ra, HAI, SCR, LDG, DXG, DRH, JVC, ASM... đều kết phiên trong sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7,45 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 126,12 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 3/4: VN-Index tăng 21,57 điểm ( 3,17%), lên 701,8 điểm; HNX-Index tăng 2,23 điểm ( 2,34%), lên 97,84 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51 điểm ( 1,05%), lên 49,14 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong thông điệp đăng tải lên twitter cá nhân hôm thứ Năm (2/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng, Ả Rập Saudi và Nga sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng dầu từ 10 triệu thùng trở lên.
Sau câu tweet này, giá dầu đã nhảy vọt hơn 46% trước khi mất đi hơn nửa giá trị đạt được lúc đóng cửa, nhưng vẫn có được mức tăng lịch sử trong 1 ngày.
Sự nhảy vọt của giá dầu thô kéo nhóm cổ phiếu năng lượt tăng mạnh, qua đó cứu phố Wall thoát khỏi phiên giảm điểm trước thông tin sốc về dữ liệu thất nghiệp.
Cụ thể, theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ trong 2 tuần qua, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong hai tuần qua đã tăng lên mức kỷ lục 6,6 triệu.
Kết thúc phiên 2/4, chỉ số Dow Jones tăng 469,93 điểm ( 2,24%), lên 21.413,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 56,40 điểm ( 2,28%), lên 2.526,90 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 126,73 điểm ( 1,72%), lên 7.487,31 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản gần như không đổi, với nhóm cổ phiếu y tế và năng lượng tăng đã bù đắp cho những lo ngại về việc thủ đô Tokyo có khả năng bị phong tỏa và có thể chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian tới do số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,01% lên 17.820,19 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã giảm 8,1%.
Chỉ số TOPIX giảm 0,36% xuống 1.325,13 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 9,2%.
Các nhà đầu tư đã mua khá mạnh nhóm cổ phiếu y tế, chăm sóc sức khỏe, do được cho rằng sẽ tăng trưởng lợi nhuận khi các nhà nghiên cứu chạy đua tìm thuốc để điều trị virus corona.
Một số nhà sản xuất dầu và các công ty công nghiệp cũng có một sự thúc đẩy với hy vọng một thỏa thuận ngừng bắn bằng việc cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu lớn sau khi ông Trump chia sẻ sẽ bàn về vần này với Nga và Arab Saudi.
Thông tin đáng chú nhất là từ một công ty con của Fujifilm, sau khi cho biết sẽ tung ra một bộ xét nghiệm virus corona mới vào ngày 15/4, có thể rút ngắn thời gian cho kết quả trong khoảng hai giờ.
Chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh nhẹ, sau khi tâm lý nhà đầu tư dao động bởi số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 1 triệu.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,6% xuống 2.763,99 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,57% xuống 3.713,22 điểm.
Trong tuần, SSEC giảm 0,3%, còn CSI300 tăng 0,1%.
Thông tin thêm đáng ngại cho thị trường chứng khoán là ngành dịch vụ Trung Quốc chưa thể hồi phục khi chỉ số PMI ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 3 chỉ đạt 43 điểm, khá khẩm hơn mức lao đáy 26,5 điểm trong tháng 2.
Hiện giới đầu tư ngày một kỳ vọng vào việc Bắc Kinh sẽ tung ra nhiều gói kích thích kinh tế hơn nữa để giảm bớt thiệt hạ do Covid-19 gây ra.
Mặc dù vậy, ông Liu Guoqiang - Phó thống đốc Ngân hàng trung ương nước này cho biết, Trung Quốc có nhiều công cụ chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng sẽ thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất tiền gửi do sẽ dẫn đến lạm phát tăng và tác động mạnh đến người gửi tiền tiết kiệm.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, cũng do vì tâm lý sợ rủi ro gia tăng, khi sự lay nhiễm virus corona đã kéo số ca nhiễm lên hơn 1 triệu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,19% xuống 23.236,11 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,37% xuống 9.491,10 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,5%, ngành CNTT giảm 1,08%, tài chính giảm 0,59% và bất động sản giảm 0,13%.
Hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông xấu đi hơn nữa vào tháng 3, một cuộc khảo sát tư nhân cho thấy, khi nhu cầu, sản lượng và niềm tin sụt giảm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng.
Chứng khoán Hàn Quốc chững lại, sau khi tăng 2% trong phiên trước đó nhờ dòng tiền tham lam đổ vào nhóm cổ phiếu dầu khí.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng nhẹ 0,03% lên 1.725,44 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 0,45%.
Điểm tiêu cực là nhà đầu nước ngoài tiếp tục bán 260,8 tỷ won cổ phiếu (tương đương 211,93 triệu USD), kéo dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ 22 liên tiếp, với tổng giá trị bán ròng khoảng 13,1 nghìn tỷ won.
Kết thúc phiên 3/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1,47 điểm ( 0,01%), lên 17.820,19 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,65 điểm (-0,60%), xuống 2.763,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 43,95 điểm (-0,19%), xuống 23.236,11 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 0,58 điểm ( 0,03%), lên 1.725,44 điểm.
Thạch Bắc
Sóng Penny xuất hiện kể cả khi thị trường chưa hồi phục rõ ràng Gương mặt nổi bật nhất tuần qua là SHB khi tăng tiếp gần 30% sau khi đã tăng gần 40% tuần trước. Cùng với SHB là các cổ phiếu HAI, ART, HQC, DLG, FLC... cũng tăng vượt trội so với VN-Index và HNX-Index. Mai Hương Theo bizlive.vn