Chứng khoán 24h: PLX tiếp tục kiến nghị giãn thoái vốn nhà nước, nới room lên 49%
Petrolimex tiếp tục kiến nghị cho phép nới room lên 49%. Lý do là hiện tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Petrolimex đã gần sát mức 20%, đồng thời doanh nghiệp có thị phần thứ 2 trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu là PVOIL đã được Chính phủ cho phép áp dụng room tối đa 49%.
Chứng khoán Artex sẽ chào sàn HNX vào ngày 28/9
Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (mã chứng khoán ART) sẽ niêm yết 37,26 triệu cổ phiếutrên sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 28/9 tuần này.
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu ART là 8.100 đồng/cổ phiếu. Theo quy định của sàn HNX, biên độ dao động giá tối đa trong ngày giao dịch đầu tiên là 30% so với giá tham chiếu. ..
Dệt may “kiếm đậm” nhờ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. ..
Chứng khoán chiều 25/9: Cổ phiếu lớn chưa chịu nhập cuộc, VN-Index lại rung lắc
Các mã vốn hóa trung bình và nhỏ dù đón nhận được dòng tiền khá tốt nhưng lại hạ nhiệt trong chiều nay do nhóm cổ phiếu lớn kìm lại. Các mã lớn như GAS, BID và VCB đều có dấu hiệu khuất phục trước lực bán ra.
“Sếp” người Malaysia chi tiền chính thức sở hữu cổ phiếu Yeah1
Giao dịch của cổ đông nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã YEG) mới được công bố trên HoSE.
Theo đó, ông Loh Yean Wei Jason, Phó Tổng giám đốc YEG đã mua vào 1.410 cổ phiếu, trong tổng số 2.000 cổ phiếu đăng ký mua. Giao dịch thực hiện theo phương thưc khớp lệnh từ ngày 7-10/9/2018. ..
Petrolimex (PLX) tiếp tục kiến nghị giãn thoái vốn nhà nước, nới room lên 49%
Đó là một trong những kiến nghị được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – PLX) đưa ra tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng nay. Theo ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex, hiện Bộ Công thương đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất trên.
Trước đây, Petrolimex đã kiến nghị về việc nới room lên 49%, nhưng Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có kết luận giữ nguyên room 20%. Lần này, Petrolimex tiếp tục kiến nghị cho phép nới room lên 49%. Lý do là hiện tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Petrolimex đã gần sát mức 20%, đồng thời doanh nghiệp có thị phần thứ 2 trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu là PVOil đã được Chính phủ cho phép áp dụng room tối đa 49%.
FECON (FCN) trả cổ tức năm 2017, tỷ lệ 10%
Video đang HOT
CTCP FECON (FCN) cho biết, ngày 2/10 tới sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 10%.
Trong đó, FCN sẽ trả 5% bằng tiền mặt, tức 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng. Với khối lượng chứng khoán đang lưu hành 89,85 triệu cổ phiếu, FECON dự kiến chi gần 45 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 18/10/2018.
Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV): Cổ đông lớn liên tục thoái vốn
Theo thông tin từ HNX, ông Bùi Văn Hải, cổ đông lớn CTCP Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV) tiếp tục rút vốn tại AMV.
Cụ thể, ông Hải đã bán 1,8 triệu cổ phiếu AMV, qua đó giảm sở hữu tại AMV từ 2,49 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,18% xuống còn 690.000 cổ phiếu, tỷ lệ 2,54% và không còn là cổ đông lớn Công ty kể từ ngày 10/9/2018.
Vợ cũ Chủ tịch HSG đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu
Bà Hoàng Thị Xuân Hương, em gái ông Hoàng Đức Huy – Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện giao dịch từ 28/9 đến 26/10. Bà Hương cũng là vợ cũ ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT HSG.
Nếu giao dịch thành công, bà Hương sẽ nâng sở hữu từ 5 triệu cổ phiếu lên 6,5 triệu cổ phiếu, ứng tỷ lệ 1,69% vốn. Trong khoảng thời gian từ 16/8 đến 13/9, bà Hương đã mua thành công 5 triệu cổ phiếu Hoa Sen quanh vùng giá 10.000 – 11.000 đồng/cp.
VIB đã bán hơn 1,9 triệu cổ phiếu quỹ
Từ ngày 15/8 đến 14/9, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) thông báo đã bán 1,94 triệu cp quỹ trên tổng số 1,975 triệu cp đăng ký bán. VIB đã dùng cổ phiếu quỹ đề chia thưởng chocán bộ công nhân viên (CBCNV) theo nghị quyết HĐQT cuối tháng 6.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức chuyển quyền sở hữu qua Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Sau giao dịch, khối lượng cổ phiếu quỹ của VIB giảm từ 22,86 triệu cp xuống 31,9 triệu cp tương đương 5,29% vốn.
PAN hoàn tất chào bán 10% cổ phần cho Sojitz với giá 61.000 đồng/cổ phiếu
Ngày 25/9/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (The PAN Group, PAN) đã hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược với giá 61.000 đồng/cổ phiếu cho Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản, thu về 817,4 tỷ đồng.
Sau đợt chào bán này, vốn điều lệ của Tập đoàn PAN tăng từ 1.202 tỷ đồng lên 1.336 tỷ đồng, và Sojitz trở thành cổ đông lớn nắm 10% cổ phần.
Đại Thiên Lộc (DTL) thông qua phương án phát hành 30 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 50%
CTCP Đại Thiên Lộc (mã chứng khoán DTL) vừa thông qua phương án phát hành hơn 30,3 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2017 cho cổ đông tỷ lệ 50%. Tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới. Giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 303 tỷ đồng.
Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2016 và năm 2017. Thời gian thực hiện trong tháng 10/2018. Dự kiến sau phát hành Đại Thiên Lộc sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 614 tỷ đồng hiện nay lên hơn 917 tỷ đồng.
Phiên 25/9: Giải ngân đột biến vào VRE, khối ngoại bơm ròng thêm 73 tỷ đồng
Khối ngoại tiếp tục có phiên giải ngân hơn 82 tỷ đồng trên HOSE và 15 tỷ đồng trên UpCoM. Tuy vậy, trạng thái bán ròng tiếp tục duy trì trên HNX với giá trị 24,5 tỷ đồng.
Trên HOSE, giảm mạnh hoạt động mua bán, khối ngoại chỉ thực hiện mua vào 336 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 254 tỷ đồng. ..
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ nhờ đà đi lên của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,3% lên 23.940,26 điểm, và là phiên thứ 7 liên tiếp tăng. Topix tăng 1% lên 1.822,44 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc giảm trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi Mỹ và Trung Quốc áp đặt thuế quan lên hàng hóa của nhau. Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,6% xuống 2.781,14 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,9% xuống 3.379,80 điểm.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Khối ngoại tiếp tục gom hàng, mua ròng hơn 70 tỷ đồng trong phiên 25/9
Áp lực bán trong nước khiến thị trường rung lắc mạnh, trong khi nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh gom hàng và mua ròng hơn 70 tỷ đồng trong phiên 25/9.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 8,27 triệu đơn vị, giá trị 336,19 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,95% về khối lượng và 34% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra hơn 6 triệu đơn vị, giá trị 254,08 tỷ đồng, giảm 33,16% về khối lượng và 45,17% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng gần 2,2 triệu đơn vị, trong khi phiên trước bán ròng 650.250 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 82,11 tỷ đồng, tăng hơn 76% so với phiên trước.
Trong phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất VRE với 1,17 triệu đơn vị, giá trị 46,2 tỷ đồng.
Tiếp đó là HPG với 327.470 đơn vị, giá trị 13,46 tỷ đồng; KBC với 873.230 đơn vị, giá trị 11,24 tỷ đồng; BMP với 168.040 đơn vị, giá trị 10,52 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VJC bị bán ròng mạnh nhất với 83.010 đơn vị, giá trị hơn 12,6 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 502.706 đơn vị, giá trị 6,15 tỷ đồng, tăng 27,12% về khối lượng và 2,84% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra hơn 3,93 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 30,57 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 100% về lượng và 176,4% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, trong phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng 3,43 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 24,42 tỷ đồng, tăng mạnh 276,45% về lượng và 380,7% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, cổ phiếu SHB dẫn đầu danh mục với khối lượng mua ròng 118.500 đơn vị, giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là NTP với 15.300 đơn vị, giá trị hơn 780 triệu đồng.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VGC bị bán ròng mạnh nhất về giá trị với hơn 13 tỷ đồng, tương đương khối lượng 682.919 đơn vị.
Còn xét về khối lượng, TIG vẫn là mã dẫn đầu danh mục bán ròng mạnh với 2,73 triệu đơn vị, giá trị 8,39 tỷ đồng.
Ngoài ra các mã bị bán ròng khá mạnh khác như VCS với 2,77 tỷ đồng, PVB với 1,9 tỷ đồng, CEO với 1,67 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 34,79 tỷ đồng, tăng 14,81% về lượng và 29,33% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 19,42 tỷ đồng, giảm 44,64% về lượng và 51,74% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng 4.360 đơn vị, trong khi phiên trước bán ròng hơn 1 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 15,37 tỷ đồng, trái lại phiên trước bán ròng 13,34 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, cổ phiếu VEA vẫn dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh với khối lượng 545.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 19,2 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là QNS với 59.940 đơn vị, giá trị 2,36 tỷ đồng. Ngoài ra, POW và HVN cùng được mua ròng hơn 1 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, VGT bị bán ròng mạnh nhất với 800.000 đơn vị, giá trị 10,43 tỷ đồng.
Tiếp đó là VGI bị bán ròng 126.200 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2,63 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 25/9, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,23 triệu đơn vị, giảm 51,95% so với phiên cuối tuần trước. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 73,06 tỷ đồng, tăng mạnh gần 1595 so với phiên trước (mua ròng 28,21 tỷ đồng).
T.Thúy
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cá mập ngoại vi phạm trên thị trường chứng khoán Một điểm đáng chú ý trong hoạt động xử lý vi phạm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) từ đầu năm đến nay, nhất là trong tháng 8 - 9/2018 là xử phạt nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ngày 20/9, UBCK đã xử phạt Tundra Vietnam Fund (Thụy Điển) 50 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn khi...