Chứng khoán 24h: Khối ngoại rút thêm hơn 400 tỷ đồng, nhiều cổ phiếu dệt may giảm sàn
Khối ngoại bán ra gây áp lực mạnh trong phiên chiều nay đã khiến cho tâm lý nhà đầu nhỏ lẻ có chiều hướng hoảng loạn. Cụ thể, khối ngoại rút ròng thêm 353 tỷ đồng khỏi HOSE và 51 tỷ đồng trên HNX. Tiêu cực nhất thị trường đến từ nhóm dệt may khi cả TCM và TNG đều dư bán sàn khi kết thúc phiên.
Chứng khoán chiều 10/10: Khối ngoại bất ngờ bán ra, nhà đầu tư nhỏ lẻ tháo chạy
Khối ngoại bán ra gây áp lực mạnh trong phiên chiều nay đã khiến cho tâm lý nhà đầu nhỏ lẻ có chiều hướng hoảng loạn. Nhóm này đã phải bán ra một loạt các cổ phiếu như HSG (-4,56%), TCM (-6,88%), TNG (-10%), AAA (-3,35%), NKG (-9,94%).
..(Xem tiếp).
Phiên 10/10: “Xả hàng” diện rộng, khối ngoại rút thêm hơn 400 tỷ đồng khỏi thị trường
Bán ròng mạnh tay hơn, khối ngoại rút ròng thêm 353 tỷ đồng khỏi HOSE và 51 tỷ đồng trên HNX.
Trên HOSE, chiếm ưu thế áp đảo, khối ngoại thực hiện bán ra 720 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và chỉ mua vào 366 tỷ đồng. ..(Xem tiếp).
Cổ phiếu bốc hơi 14% trong 1 tuần, Vicostone quyết định mua lại 3,2 triệu cổ phiếu quỹ
Vicostone hiện không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu quỹ nào, số lượng cổ phiếu dự kiến mua tối đa 2% số cổ phần đang lưu hành, tương đương 3,2 triệu cổ phiếu VCS. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2018.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCS đã có một tuần giao dịch ảm đạm khi bốc hơi gần 14% giá trị xuống còn 85.300 đồng/cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch 10/10. Trước đó, với kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong nửa đầu năm, cổ phiếu VCS của Vicostone đã có giai đoạn “rơi” từ vùng đỉnh 140.000 đồng/cổ phiếu xuống dưới 80.000 đồng/cổ phiếu. ..(Xem tiếp).
9 tháng đầu năm, PVX tạo ra hơn 2.200 tỷ đồng doanh thu
Video đang HOT
Mới đây Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC – mã PVX) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 9 tháng, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2018.
Theo đó, doanh thu 9 tháng toàn tổ hợp ước đạt 2.209 tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch. Riêng doanh thu công ty mẹ ghi nhận 1.738 tỷ, đạt 78% kế hoạch, vượt 137% so với cùng kỳ năm 2017. Nộp ngân sách nhà nước (NSNN) 141 tỷ đồng, vượt 101% kế hoạch. ..(Xem tiếp).
Một cổ đông lớn muốn bán 943.500 cổ phiếu PCG
Enn Energy Holdings Limited – doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tới từ Hồng Kông, một trong 4 cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Phát triển Gas Đô Thị vừa mới đăng ký bán ra 943.500 cổ phiếu PCG. Nếu giao dịch thành công, Enn Energy Holdings Limited sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại PCG từ 43,89% xuống còn 38,89%, tương đương 7,34 triệu cổ phiếu. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 11/10 đến 08/11 tới đây. ..(Xem tiếp).
Savico điều chỉnh tăng 43% kế hoạch lợi nhuận
Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico – mã SVC) vừa quyết định điều chỉnh kế hoạch năm 2018 với lợi nhuận sau thuế tăng 43% lên mức 200 tỷ đồng, thu nhập của cổ đông công ty mẹ tăng 46% lên mức 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu vẫn được giữ nguyên ở mức 14.200 tỷ đồng như kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) phê duyệt trước đó. Tỷ lệ chi trả cổ tức tối thiểu 12% tương đương mức cổ tức năm 2017. ..(Xem tiếp).
Vilico (VLC) chi hơn 82 tỷ đồng trả cổ tức, tỷ lệ 13%
Theo thông tin từ VSD, ngày 25/10 tới, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam – CTCP (Vilico, mã chứng khoán VLC) sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2018 và chi trả cổ tức năm 2017, tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt.
Cụ thể, Vilico sẽ chi hơn 82 tỷ đồng để trả cổ tức với tỷ lệ 13%, trong đó chi trả cổ tức năm 2017 là 6,5% và tạm ứng cổ tức năm 2018 là 6,5%. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 22/11/2018.
Vượt kế hoạch năm sau 9 tháng, S4A tạm ứng cổ tức 16%
Hội đồng quản trị CTCP Thủy điện Sê San 4A (S4A) vừa phê duyệt nội dung chi trả cổ tức đợt 2 năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ thực hiện 16% (1 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông là 25/10 và thời gian thanh toán dự kiến 5/11.
Theo báo cáo tài chính quý III mới công bố, doanh thu thuần 9 tháng của S4A đạt 231,5 tỷ đồng tăng 8,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế gần 98 tỷ đồng giảm 7% so với 9 tháng năm ngoái và EPS đạt 2.199 đồng.
Cổ phiếu PVB tăng cao, quỹ ngoại Samarang thoái dần vốn
Quỹ ngoại Samarang Ucits – Samarang Asian Prosperity liên tục có nhiều giao dịch bán ra cổ phần CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (HNX: PVB) khi giá cổ phiếu này tăng cao.
Cụ thể, trong thời gian từ 27/9 đến 4/10, Samarang Ucits đã giảm tỷ lệ sở hữu từ hơn 9,3% (hơn 2 triệu cp) xuống 6,8% (1,47 triệu cp), tương đương bán 542.800 cổ phiếu PVB.
TMS chốt quyền chia thưởng tỷ lệ 25%
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (CNVSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của Công ty cổ phần Transimex (TMS) để thực hiện quyền chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu năm 2017.
Cụ thể, Transimex chốt danh sách cổ đông vào ngày 22/10 để chia cổ tức và cổ phiếu. Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền là 15% và thanh toán vào ngày 31/10, số tiền chi trả vào khoảng 64,5 tỷ đồng. Cùng với đó, công ty còn trả cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 10%, lượng cổ phiếu dự kiến phát hành đạt 4,3 triệu cổ phiếu nâng vốn lên 475 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á
Các nhà phân tích hy vọng đồng nhân dân tệ Trung Quốc sẽ phục hồi so với đồng USD trong năm tới và hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sẽ dịu bớt. Chỉ số ASX 200 của Australia tăng 0,14% đóng cửa ở mức 6.049,8 điểm, với hầu hết các ngành đều tăng điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã tăng trở lại với mức 0,16% lên 23.506,04 điểm trong khi Topix cũng tăng 0,16% tại 1.763,86 điểm với hầu hết các ngành đều khởi sắc.
Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng nhẹ và đóng cửa ở mức 26,193.07 điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai composite tăng 0,18% lên 2.725,84 điểm. Mặt khác, Shenzen composite giảm 0,47% còn 1.383,05 điểm. Kospi của Hàn Quốc cũng đóng cửa giảm 1,12% ở mức 2.228,61 điểm.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Phiên 10/10: "Xả hàng" diện rộng, khối ngoại rút thêm hơn 400 tỷ đồng khỏi thị trường
Bán ròng mạnh tay hơn, khối ngoại rút ròng thêm 353 tỷ đồng khỏi HOSE và 51 tỷ đồng trên HNX.
Trên HOSE, chiếm ưu thế áp đảo, khối ngoại thực hiện bán ra 720 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và chỉ mua vào 366 tỷ đồng.
Trong đó, các cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất là VIC (867 nghìn đơn vị), HPG (1,6 triệu đơn vị), NVL (944 nghìn đơn vị), VNM (329 nghìn đơn vị), MSN (480 nghìn đơn vị) và AAA (1,1 triệu đơn vị).
Ngược lại, khối này chỉ giải ngân tập trung vào một số mã như SBT (1,4 triệu đơn vị), GEX (241 nghìn đơn vị), PTB (96 nghìn đơn vị) và KBC (434 nghìn đơn vị).
Trên HNX, "xả hàng" toàn diện, khối ngoại thực hiện bán ra 77,8 tỷ đồng nhưng chỉ mua vào 26,4 tỷ đồng.
Bên mua chỉ giải ngân phần lớn vào VCG với giá trị hơn 20 tỷ đồng, tương ứng 1,1 triệu cổ phiếu. Ảnh hưởng tích cực từ điều này, VCG hồi phục hơn 2% trở lại giá 19.200 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này thực hiện chốt lời mạnh ở nhiều cổ phiếu như PVS (1,4 triệu đơn vị), ACB (597 nghìn đơn vị), SHB (1,5 triệu đơn vị), MBS (177 nghìn đơn vị), PVB (60 nghìn đơn vị) và VGC (56 nghìn đơn vị).
Trên UpCoM, hạn chế giao dịch, khối ngoại thực hiện mua vào 9,9 tỷ đồng và bán ra 9,3 tỷ đồng.
Các cổ phiếu được mua vào nhẹ như POW (290 nghìn đơn vị), VEA (58 nghìn đơn vị), GEG (58 nghìn đơn vị) và BCM (16 nghìn đơn vị).
Bên bán ròng, khối ngoại tiếp tục giảm mạnh tỷ trọng ở BSR khi bán ra 343 nghìn đơn vị, tương ứng 6,4 tỷ đồng. Đánh mất 2,6%, BSR chốt phiên ở mức giá 18.500 đồng/cổ phiếu.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh mẽ trở lại? Nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại bán ròng liên tiếp gần đây trên thị trường chứng khoán, góp phần tạo ra áp lực đẩy các chỉ số chìm sâu trong những ngày gần đây. Yếu tố nào đã thúc đẩy khối ngoại đảo chiều xu hướng giao dịch? Quay lại bán ròng và ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường...