Chứng khoán 23-27/9: VN-Index tiến dần đến mốc 1.000 điểm
Kết thúc tuần giao dịch chứng khoán từ 23-27/9, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 997,84 điểm. Chỉ số HNX-Index đạt 104,77 điểm.
Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 40-50% cổ phiếu.
Phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/9 kết thúc trong sự hứng khởi của toàn thị trường. Trong phiên này, thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 3.800 tỷ đồng.
Đà tăng thị trường phiên này có sự lan tỏa khá tốt. Không chỉ nhóm Bluechips mà hầu hết các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí cũng tăng điểm.
Đáng chú ý, phiên giao dịch này chứng kiến sự dậy sóng của hàng loạt “ông lớn” trên thị trường chứng khoán.Nổi bật nhất trong phiên phải kể đến “ông lớn” ngân hàng VCB với việc tăng 1.900 đồng lên 82.900 đồng (2,35%), xác lập đỉnh giá mới.
SAB cũng tăng tới 3.000 đồng/cổ phiếu lên mức 266.500 đồng/cổ phiếu (1,14%). VIC và VHM cũng có phiên giao dịch hứng khởi khi tăng lần lượt 800 đồng (0,67%) lên mức 119.800 đồng cổ phiếu và 600 đồng lên mức 89.300 đồng/cổ phiểu.
Được biết, sáng 27/9, FTSE đã công bố kết quả kỳ đánh giá, xếp loại và phân hạng thị trường thường niên năm 2019. Không bất ngờ, Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng trong kỳ đánh giá lần này do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ sự cải thiện lớn và rõ rệt nào từ thời điểm Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9 năm 2018.
Hiện tại, Việt Nam mới chỉ thỏa mãn 7 trên 9 yếu tốt tiên quyết để có thể được nâng hạng. 2 yếu tố cần phải cải thiện là “Thanh toán – Ít khi xảy ra giao dịch thất bại” và “Thanh toán bù trừ”.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong lần này, FTSE hé lộ lý do tại sao yếu tố “Thanh toán bù trừ” vẫn bị đánh giá ở mức “giới hạn”. Đó là do quy định yêu cầu nhà đầu tư phải ký quỹ đủ tiền mới được thực hiện giao dịch mua chứng khoán, được hướng dẫn trong thông tư 203/2015/TT-BTC.
Đáng chú ý, đây cũng là lý do mà yếu tố “Thanh toán – Ít khi xảy ra giao dịch thất bại” bị đánh giá từ mức “Đạt” xuống mức “Không có thông tin” trong kỳ đánh giá tháng 3/2019.
Theo nhiều chuyên gia, điều này cho thấy việc khắc phục yếu tố này có ý nghĩa then chốt giúp Việt Nam sớm được nâng hạng trong kỳ đánh giá tới. Do đây là điều được hướng dẫn trong Thông tư nên việc thay đổi để đưa ra khắc phục không phải trải qua nhiều quy trình và mất nhiều thời gian như với trường hợp của Luật Chứng Khoán sửa đổi – cần phải có sự phê chuẩn và thông qua của Quốc hội.
Do vậy, những thông tin mà FTSE đưa ra càng củng cố thêm quan điểm của BVSC về việc Việt Nam có thể được FTSE nâng hạng trong kỳ đánh giá năm 2020 do vào thời điểm đó Luật Chứng Khoán nhiều khả năng đã được thông qua và khiếm khuyết được chỉ ra bởi FTSE trong kỳ đánh giá lần này có thể được khắc phục bởi Nghị định hoặc Thông tư mới do Bộ Tài Chính ban hành.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, thị trường dự báo sẽ tiếp tục có biến động theo hướng tích cực. VN-Index sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 1.000-1.005 điểm trong phiên đầu tuần.
“Tại đây, chỉ số có thể sẽ vấp phải áp lực rung lắc, điều chỉnh trong một vài phiên trước khi được kỳ vọng sẽ quay lại quá trình tăng điểm và breakout thành công qua ngưỡng cản tâm lý quan trọng này. Trong kịch bản tích cực, thị trường sẽ hướng đến vùng kháng cự mạnh 1.050 điểm trong thời gian tớI”, BVSC phân tích.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 40-50% cổ phiếu.
Bảo Minh
Theo Haiquanonline.vn
Một giao dịch "khủng": Chi tới 232 tỷ đồng để chi phối công ty
Đây là điều mà Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nafoods Group Nguyễn Mạnh Hùng vừa thực hiện. Để tăng nắm giữ tại doanh nghiệp lên mức chi phối (51,37%), ông Hùng mới đây đã phải chi tới 232 tỷ đồng để mua thêm 10,55 triệu cổ phiếu NAF với giá cao hơn thị trường.
Cổ phiếu NAF Công ty cổ phần Nafoods Group ngày hôm qua (26/9) đạt được mức tăng 1,4% lên 21.700 đồng, theo đó, ghi nhận tăng gần 20% trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Liên quan đến mã cổ phiếu này, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Nafoods Group - ông Nguyễn Mạnh Hùng đã thực hiện mua vào thành công thêm 10,55 triệu cổ phiếu NAF trong khoảng thời gian từ 12/9 đến 23/9 theo phương thức thoả thuận.
Giao dịch này đã nâng sở hữu của ông Hùng tại Nafoods Group lên 22,83 triệu cổ phiếu tương ứng nắm giữ 51,37% vốn điều lệ và chính thức nắm quyền chi phối doanh nghiệp.
Trước đó, trong hai phiên 19/9 và 23/9, NAF được giao dịch thỏa thuận với khối lượng lần lượt là 6,2 triệu cổ phiếu và 4,35 triệu cổ phiếu, tổng khối lượng thực hiện đúng bằng số lượng cổ phiếu NAF mà ông Nguyễn Mạnh Hùng mua vào.
Tổng giá trị các lô cổ phiếu này lên tới 232 tỷ đồng (giá thực hiện trung bình khoảng 22.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường).
Trong 1 năm trở lại đây, cổ phiếu NAF tăng giá mạnh
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, các chỉ số đều đạt được trạng thái tăng dù trong phiên rung lắc rất mạnh. VN-Index tăng 3,45 điểm tương ứng 0,35% lên 990,75 điểm; HNX-Index tăng 0,96 điểm tương ứng 0,92% lên 104,77 điểm.
Dấu hiệu tích cực là số lượng mã tăng giá được cải thiện. Có 321 mã tăng, 38 mã tăng trần, có phần lấn lướt hơn so với 277 mã giảm giá và 28 mã giảm sàn.
Không chỉ có lợi thế về số lượng mã tăng giá mà VN-Index còn được hỗ trợ đáng kể từ VNM. Chỉ riêng mã này đã đóng góp 1,85 điểm cho VN-Index. Bên cạnh đó, GAS cũng góp vào 0,9 điểm, nhóm cổ phiếu ngân hàng như TCB, CTG, VCB, MBB, BID, VPB cũng tăng giá và nằm trong top có ảnh hưởng tích cực nhất lên chỉ số chính.
Chiều ngược lại, việc bộ ba cổ phiếu "họ Vingroup" giảm giá đã khiến VN-Index bị thách thức. Những mã này tác động tiêu cực lên chỉ số, trong đó tác động từ VHM là 0,79 điểm, từ VIC là 0,69 điểm và từ VRE là 0,51 điểm.
Khối lượng giao dịch tại HSX đạt 152,56 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch ở mức 3.516,23 tỷ đồng. Các con số này trên HNX lần lượt là 25,31 triệu cổ phiếu và 312,23 tỷ đồng.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh 995-1.000 điểm trong phiên cuối tuần (27/9), sự phân hóa nhiều khả năng sẽ có dấu hiệu tiếp tục giữa các nhóm ngành.
Nếu Việt Nam được FTSE nâng hạng thì nhiều khả năng sẽ là thông tin tích cực ảnh hưởng giúp thị trường vượt qua ngưỡng kháng cự này, tuy nhiên BVSC vẫn duy trì quan điểm khả năng Việt Nam được nâng hạng là tương đối thấp.
Thị trường đang có diễn biến tương đối tốt. BVSC lưu ý rằng, nhóm dẫn dắt thị trường hôm qua đến từ các mã như VNM, nhóm ngân hàng, nhóm chứng khoán. VNM và nhóm ngân hàng đang có xu hướng tăng điểm trung hạn tương đối tốt. Còn nhóm chứng khoán đang xuất hiện dấu hiệu "breakout" để thiết lập xu hướng tăng ngắn hạn như SSI.
Bên cạnh đó, thanh khoản đang có dấu hiệu cải thiện. Những mã là trụ kéo trong phiên trước như REE, MWG hay FPT đều có mức hồi phục khá tốt về cuối phiên kết hợp, nếu xu hướng được duy trì thì thị trường cũng sẽ được nâng đỡ tương đối tốt trong những phiên tới.
Theo đó, chiến lược đầu tư được đưa ra là tăng tỷ trọng danh mục ở mức 40-45% cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục bán giảm tỷ trọng về mức an toàn trong các phiên thị trường tiến gần đến ngưỡng kháng cự mạnh quanh 995-1.000 điểm. Có thể xem xét giải ngân một số cổ phiếu đáng chú ý khi về đến vùng hỗ trợ mạnh.
Theo Dân trí
Khối ngoại vẫn bán ròng, VN-Index gặp khó trước ngưỡng 1.000 điểm FTM sau chuỗi 30 phiên giảm sàn liên tiếp đã được "giải cứu" và tăng kịch trần lên 2.980 đồng/cp. Sau những phút hưng phấn đầu phiên, đà tăng thị trường dần "hạ nhiệt" về cuối phiên sáng khi VN-Index tiệm cận mốc tâm lý 1.000 điểm. Dù vậy, diễn biến thị trường vẫn khá tích cực với nhiều cổ phiếu tăng điểm....