Chứng khoán 2/11: Thị trường bật tăng, VN-Index mở rộng đà phục hồi
Chốt phiên giao dịch cuối tuần (2/11) chỉ số VN-Index ghi nhận thêm 16,9 điểm và đóng cửa tại mốc 924,86 điểm. Chỉ số HNX-Index đã bứt phá ngưỡng kháng cự gần và đang tạm dừng tại 105,75 điểm.
Thị trường bật tăng ngay từ đầu phiên và duy trì xu hướng khá bền vững xuyên suốt phiên giao dịch. Trong đó, VHM và VIC là 2 cổ phiếu trụ cột đóng vai trò kích hoạt và duy trì xu thế này. Đặc biệt, VHM tăng tới 4,2% lên mức giá 72.000 đồng/cổ phiếu.
Lực cầu thị trường không những được bảo toàn mà còn đang có dấu hiệu gia tăng theo chiều đi lên. Giá trị giao dịch khớp lệnh toàn phiên đã đạt hơn 3.800 tỷ đồng
Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 25 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và chỉ có 2 mã giảm giá. Các mã cổ phiếu trong nhóm này tăng mạnh là: VNM và PNJ đều tăng 3,7%, REE tăng 3,6%, MSN tăng 3%, ROS tăng 2,5%, FPT tăng 2,4%, GAS tăng 1,2%,…
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Video đang HOT
Các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dấu khí, chứng khoán đều tăng trưởng tích cực. Nhóm ngân hàng tăng mạnh nhất là BID khi tăng tới 6,9% lên mức giá trần 32.450 đồng/cổ phiếu, KLB cũng tăng tới 6,1%, ACB tăng 3,8%, HDB tăng 2%, VCB tăng 2,2%, VPB tăng 2,4%,…
Nhóm cổ phiếu dầu khí, PVS tăng 2,7%, PVB và PVD đều tăng 2,2%, PVC tăng 1,5%, BSR tăng 1,2%, POW tăng 0,7%,…
Nhóm cổ phiếu chứng khoán, SHS tăng 3,6%, VCI tăng 2,5%, VND tăng 3,4%, FTS tăng 5,8%, HCM tăng 5,5%,…
Độ rộng thị trường nghiêng về chiều tích cực với 307 mã tăng giá và 150 mã giảm giá.
Tuy nhiên, khối ngoại bán ròng trên cả hai sàn với mức giá trị chênh lệch đạt hơn 233 tỷ đồng. Áp lực bán tập trung tại hai cổ phiếu trụ cột thị trường là VNM và VHM. Trong khi đó, ở chiều mua gần như không có cổ phiếu bluechips nào thu hút được dòng tiền để đủ làm đối trọng.
Mai Phương (tổng hợp)
Theo petrotimes.vn
Bộ trưởng Tài chính: Nợ nước ngoài của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề nợ nước ngoài đang tăng nhanh trong vài năm trở lại đây tại phiên họp chiều 30/10 kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nguyên nhân là do sự gia tăng vay nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
Mở đầu phần trình bày của mình, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng làm rõ, theo quy định của Luật quản lý nợ công, nợ nước ngoài quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh thuộc phạm vi nợ công.
"Trong thời gian qua, chúng ta đã thực hiện nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ công, do vậy đối với nợ nước ngoài Chính phủ ta đã tích cực cơ cấu lại, giảm dần tỷ trọng vay nước ngoài từ 60% năm 2011 đến nay còn 40%, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Trong đó, tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ giảm từ 24% GDP cuối năm 2011 xuống còn 21% năm 2018. Đối với nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh cũng đã được hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ, giúp khoản nợ này giảm từ 10,9% GDP năm 2015 xuống còn 8,7% năm 2018. Trong đó bảo lãnh nước ngoài giảm từ 5,9% GDP cuối 2015 xuống còn 5%.
Tuy nhiên, nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2016 tăng 25,7% so với 2015, năm 2017 tăng 39,6% so với 2016. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP. Dự báo đến cuối năm 2018, số nợ nước ngoài trên GDP của quốc gia là 49,7%.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài Chính, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội là không dùng ngân sách nhà nước để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đồng thời khoản nợ nước ngoài doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếbao gồm doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng theo cơ chế tự vay tự trả, bên vay có trách nhiệm trả nợ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trên tổng số vốn điều lệ được cấp, trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ có thể phá sản theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang quản lý các khoản nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phù hợp với mục tiêu, chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối của nhà nước. Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát hoạt động vay nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn.
Kỳ Thành
Theo baodautu.vn
PV Coating hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2018 trong 9 tháng đầu năm 9 tháng đầu năm 2018, Công ty CP Bọc ống Dầu khí Việt Nam - PV Coating (PVB) đạt doanh thu 188 tỷ đồng, tăng 2,5 lần; Lợi nhuận sau thuế 30,13 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2017. PVB vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2018 với doanh thu thuần 51,24 tỷ đồng, gấp 4,4 lần cùng...