Chứng khoán 11/6: Tiền đầu cơ hoạt động rất mạnh
Dù không có nhiều biến động đáng kể nhưng nhóm trụ vẫn đang là tâm điểm theo dõi của nhà đầu tư. Mục đích chủ yếu là để đánh giá sớm khả năng điều chỉnh của thị trường.
Tuy nhiên, qua theo dõi, các trụ như VHM ( 0,39%), VHM ( 1,4%) chỉ thay đổi về vị trí dẫn dắt. Thực tế, cả 2 đều tăng thì cũng chưa có một dấu hiệu nào đáng ngại trong sáng nay.
Vẫn chỉ có những diễn biến của nhóm Smallcap và Midcap cho thấy sự phấn khích của dòng tiền nhỏ lẻ. KBC, HBC, ITA, DAH, SCR, JVC, CKG, DLG, TSC, HHS, SJF vẫn tăng nóng tới hết phiên sáng.
Các cổ phiếu có tính cơ bản tốt như DPM ( 1%), DCM ( 3,33%), PHR ( 0,37%), DGW ( 1,27%) lẽ ra cũng phải tăng mạnh nhưng rốt cuộc lại đang bị tiền nóng bỏ qua. Rõ ràng, điều này đang cho thấy tâm lý nôn nóng muốn đánh nhanh thắng nhanh của nhà đầu tư ở nhóm Midcap lẫn Penny.
Hiện một trường hợp lên nhanh và gấp gáp cũng đang phản ánh đúng hành vi của dòng tiền nóng là DBC (-6,91%). Mã này đang giảm mạnh phiên thứ 3 xuống còn 47.850 đồng/cổ phiếu. Lượng chất bán sàn tại DBC đang lên tới 4,4 triệu đơn vị, gấp gần 10 lần thanh khoản của DBC sáng nay.
Chốt phiên sáng, VN-Index quay đầu giảm nhẹ 0,15% xuống 898,68 điểm. Thanh khoản sàn đạt 307,92 triệu đơn vị, tương đương 4.059 tỷ đồng với 357 tỷ đồng từ thỏa thuận.
Còn HNX-Index chủ yếu dậm chân tại chỗ khi SHB ( 2,47%) vẫn là cổ phiếu duy nhất kéo điểm. Chỉ số tăng 0,41% lên 121,18 điểm. Thanh khoản sàn đạt 60,69 triệu đơn vị, tương đương 565 tỷ đồng.
========
Video đang HOT
VHM ( 0,8%) và VIC ( 0,4%) đầu phiên đang có những biến động tạm coi là tích cực. Cặp đôi này đang là 2 trụ cột thay thế cho cả nhóm Ngân hàng ngày hôm qua. Trong khi đó, BID (-0,2%), CTG (-0,4%), VCB (-0,6%) giao dịch hầu như rất cầm chừng.
Trong khi đó, dòng tiền ở nhóm Ngân hàng đang chuyển sang mang tính đầu cơ cao hơn, tập trung vào cổ phiếu vốn hóa thấp hơn là STB ( 5,65%). Riêng STB đã bùng nổ giao dịch với hơn 200 tỷ đồng trong 1 tiếng đầu tiên, qua đó vươn lên đứng đầu toàn sàn.
Xu hướng ưu tiên cho các mã có tính thị trường cao cũng đang được thể hiện vào KBC ( 6,96%), HBC ( 6,87%), ITA ( 6,88%) khi 3 mã này đều tăng trần với lượng tiền mạnh.
Trên cả sàn, còn nhiều trường hợp như SJF ( 6,64%), SCR ( 5,27%), JVC ( 6,9%), DLG ( 6,94%), DXG ( 5,74%), HQC ( 6,8%), FIT ( 6,8%), TTB ( 6,7%) đang tăng nóng hoặc tăng trần. Các mã này phần lớn thuộc nhóm Smallcap.
Chính vì vậy, VNSML đang là chỉ số ấn tượng nhất sáng nay khi tăng 1,36% rồi mới đến VNMID ( 0,99%). Trong khi đó, trạng thái của VN30 là khá giằng co khó chịu, liên tục xoay chiều quanh mốc 840 điểm.
Tính đến 10h, VN-Index tăng 0,18% lên 901,64 điểm. Giá trị giao dịch đạt xấp 2.000 tỷ đồng.
Còn tại HNX, SHB ( 3,7%) lại đóng vai trò trụ cột khi một loạt mã khác có chiều hướng chững lại như ACB ( 0,39%), PVS ( 0,74%), TNG ( 0,7%), CEO (-2,92%). Chỉ số HNX-Index tăng 0,86% lên 121,59 điểm.
Trước giờ giao dịch 11/6: Lưu ý thông tin về PVX, TCM, HSG
Trong giai đoạn hiện tại, dòng tiền sẽ tiếp tục vận động nhanh và mạnh ở nhóm Smallcap và Midcap. Tuy nhiên, phân hóa chắc chắn sẽ đi kèm.
Thế giới
Chỉ số Dow Jones giảm 282,31 điểm, khoảng 1,04% về mức 26.989,99. Chỉ số S&P 500 giảm 17,04, mất 0,53% về mức 3.190,14. Ngược lại, Nasdaq tăng 66,59 điểm, lên mức 0,67%.
Nhà đầu tư trên toàn cầu đã có một pha gay cấn trong phiên giao dịch hôm qua trước dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế từ nước Mỹ và theo đó là quyết định lãi suất từ FED. Lời khẳng định mang tính củng cố dòng tiền lúc này đến từ việc khẳng định FED sẽ tiếp tục các chính sách hỗ trợ thị trường cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Theo đó, mức lãi suất gần 0% sẽ được giữ cho đến ít nhất là năm 2022, sau khi kỳ vọng GDP phục hồi về mức tăng trưởng 5% trong năm 2021.
Chốt phiên 10/6, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,2% lên 23.124,94 điểm lúc đóng cửa, chỉ số Hang Seng của Hong Kong ổn định ở mức 25.049,73 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,4% xuống 2.943,75 điểm.
Tin kinh tế trong nước
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính trong 5 tháng đầu năm, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút khoảng 390 dự án đầu tư nước ngoài. Số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 4,3 tỷ USD. Tổng số dự án đầu tư nước ngoài được nâng lên khoảng 9.850 với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 194 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt trên 70%.
Chứng khoán và doanh nghiệp
Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa thông báo chấp thuận cho PVX được đăng ký giao dịch 400 triệu cổ phiếu trên UpCOM. Ngày giao dịch đầu tiên 17/6/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 1.000 đồng/cổ phiếu, bằng giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên HNX hôm 8/6/2020.
Công ty Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) thông báo tháng 5 ghi nhận doanh thu 14 triệu USD (323,4 tỷ đồng), tăng 27%; lợi nhuận sau thuế 1,1 triệu USD (25,4 tỷ đồng), tăng 175% so cùng kỳ năm trước. Doanh thu và lợi nhuận đơn vị tăng cao nhờ đơn hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế xuất sang thị trường Mỹ.
Lũy kế 5 tháng, doanh nghiệp đạt doanh thu 56,7 triêu USD (1.310 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế 2,8 triệu USD (64,7 tỷ đồng); lần lượt giảm 10,2% và giảm 32,5% cùng kỳ năm trước.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) Doanh nghiệp công bố kế hoạch năm 2020 với doanh thu toàn Tập đoàn dự kiến 86.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 9.000 tỷ đồng. Nếu so sánh với với cùng kỳ quý 1 năm 2019, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tới 19%.
Doanh nghiệp thông qua phương án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quốc với tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng, trong đó 30.000 tỷ đồng là vốn điều lệ và 30.000 tỷ đồng đi vay.
CTCP Tập đoàn Masan (MSN): Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, VinCommerce đã phát hành 1.502,69 tỷ đồng thông qua 4 lô trái phiếu. Tất cả đều là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền. Nghĩa vụ thanh toán của VinCommerce được bảo lãnh vô điều kiện và không huỷ ngang bởi Tập đoàn Masan.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen vừa đăng ký bán ra 20 triệu cổ phiếu HSG nhằm giải quyết nhu cầu tài chính. Giao dịch dự kiến diễn ra theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 15/06-14/07/2020.
Phái sinh
Phái sinh sau khi giữ vững được nền 825 đã hồi phục rất tích cực và nhanh chóng lấy lại vùng hỗ trợ 830 và tạo lợi thế cho sự trở lại mạnh của phe Long.
Chứng quyền khá phân hóa với sự bức tốc đến từ nhóm ngân hàng. Ngoài ra, thanh khoản & GTGD cao đang cho thấy dòng tiền duy trì tích cực. Hôm nay, nước ngoài duy trì bán ròng. Tập trung bán mạnh vào nhóm CW CROS2001, CHPG2002 & CVRE2001/3.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, sức hút của thị trường chưa suy giảm và điều này như tiếp thêm nhiên liệu cho các cơ hội giao dịch ngắn hạn hoạt động tích cực hơn.
Nhóm cổ phiếu thực phẩm và ngân hàng có thể dẫn dắt đà tăng Chỉ số VN-Index và HNX-Index đang nằm trong Top 15 thị trường chứng khoán châu Á tăng trưởng tốt nhất. Triển vọng thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn do có nhiều yếu tố hỗ trợ. Tâm lý nhà đầu tư toàn cầu lạc quan trở lại sau thời gian cách ly xã hội nhằm phòng chống dịch Covid-19, số lượng việc làm...