Chung kết Champions League: Kinh nghiệm quyết định thắng lợi
Trận chung kết Champions League 2018/19 giữa Tottenham và Liverpool sẽ là trận chung kết nội bộ quốc gia thứ 7 trong lịch sử giải đấu, sau các trận đấu giữa Real và Valencia năm 2000, AC Milan và Juventus năm 2003, Man United và Chelsea năm 2008, Bayern và Dortmund năm 2013, Atletico và Real năm 2014 và 2016.
Các đội thắng trong 6 trận chung kết trước lần lượt là Real, AC Milan, Man United, Bayern và lại là Real. Vậy bạn có nhận ra điểm chung của những cái tên được ca khúc khải hoàn so với đối thủ là gì không? Câu trả lời chính là kinh nghiệm ở cúp châu Âu. Các đội thắng đều có số lần nâng cao chức vô địch, số lần vào chung kết Cúp C1/Champions League cao hơn so với đối thủ.
Dù có thể phong độ hiện tại không bằng (điển hình là trận chung kết giữa Real và Atletico năm 2016), nhưng chiến thắng trong các cặp đấu nội bộ đều thuộc về những đội có bề dày lịch sử. Còn nếu xét rộng trên bình diện 25 kỳ Champions League đã qua từ năm 1993 với nhà vô địch đầu tiên là Marseille cho đến Real năm ngoái, ta có 18/25 đội chiến thắng có lịch sử đứng cao hơn so với đối thủ ở chung kết, đạt tỉ lệ cực cao: 72%.
Nói đâu xa, cách đây 3 ngày Chelsea đánh bại Arsenal ở chung kết Europa League. Nhìn lại, rõ ràng Chelsea có bề dày lịch sử hơn hẳn Arsenal ở sân chơi cúp châu Âu. Chelsea có 4 lần vô địch cúp châu Âu, trong đó có 1 Champions League; còn Arsenal chỉ có một chức vô địch C2 (1994) và một chức vô địch C3 (1970).
Rõ ràng, tuy bóng đá đầy rẫy bất ngờ, nhưng xem ra Champions League vẫn giống như World Cup, kẻ được mỉm cười đều có truyền thống, hay là những quý tộc lâu đời. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra cho sự trùng lặp này. Nhưng tóm lại có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là kinh nghiệm, những đội bóng có thâm niên đá ở chung kết Champions League rất hiểu văn hóa của giải đấu này, biết phải làm gì, chuẩn bị gì, biết được cảm giác thế nào để có sự sẵn sàng trong các tình huống mà họ không phải lần đầu đối mặt, đấy là điều mà các đội ít tên tuổi hơn không có.
Nguyên nhân thứ hai là tâm lý, những cầu thủ của các đội bóng lần đầu vào chung kết Champions League đa phần đều bị “ngợp” bởi không khí, sự vĩ đại của trận đấu mà họ phải đối mặt. Hãy nhìn chính Liverpool năm ngoái khi gặp Real. Ta thấy khi vào trận, các cầu thủ Liverpool như những kẻ chạy trong bóng đêm để xua đi nỗi sợ hãi.
Những Jordan Henderson, Roberto Firmino, Andrew Robertson… chạy điên cuồng, tấn công điên cuồng để quên đi cảm giác của trận chung kết. Đối diện với họ là những Toni Kroos, Cristiano Ronaldo… kinh qua trăm trận lạnh lùng đợi chờ cơ hội. Kết quả, thủ môn Loris Karius mắc sai lầm, ngôi sao được kỳ vọng Mohamed Salah bị Sergio Ramos “gài” cho chấn thương. Nguyên nhân cuối cùng là tâm thế. Xin kể một ví dụ nổi tiếng là những lời mà HLV Zinedine Zidane đã nói với các cầu thủ Real trước loạt “đấu súng” với Atletico ở chung kết Champions League 2015/16.
Video đang HOT
Ông nói: “Cứ thoải mái mà sút, thua trận chúng ta vẫn còn 10 chiếc cúp, còn họ thua thì không có cái nào”. Thường những kẻ được lịch sử ủng hộ luôn có tâm thế đứng cao hơn, do đó có thái độ thoải mái hơn những kẻ lần đầu vào chung kết. Họ biết họ là ai, và vì thế họ tỉnh hơn rất nhiều.
Lịch sử đang ở rất gần Liverpool.
Theo Bongdaplus
Tottenham đối phó thế nào với hậu vệ cánh Liverpool?
Một trong những ấn tượng sâu đậm nhất mà Liverpool để lại, ở cả Premier League lẫn Champions League mùa 2018/19, là sự lợi hại trong tấn công của cặp hậu vệ biên Trent Alexander-Arnold (phải) và Andrew Robertson (trái). Trong trận chung kết Champions League sắp tới, Tottenham sẽ phải đối phó như thế nào với vũ khí đáng gờm ấy của Liverpool?
Rõ ràng như thể họ ở một đẳng cấp khác, Liverpool và Manchester City là hai đội có hậu vệ biên tấn công hay nhất ở Premier League hiện thời. Nhưng cách sử dụng hậu vệ biên của Juergen Klopp và Pep Guardiola rất khác nhau. Ở Man City, các hậu vệ biên chơi linh động và họ luôn là mắt xích quan trọng trong cả hệ thống chuyền nhuyễn liên tục.
Muốn vậy, hậu vệ biên thường phải bó vào trong để dễ nhận bóng từ đồng đội. Hệ quả là tiền đạo cánh lại hay di chuyển ra biên để lôi kéo hậu vệ, tạo khoảng trống. Mặt khác, khi hậu vệ biên di chuyển vào trong thì cự ly đội hình của Man City chặt hơn, dễ chống phản công.
Liverpool khác hẳn ở chỗ, các hậu vệ biên chơi rất sát biên. Họ đảm trách hoàn toàn hai hành lang. Hệ quả là các tiền đạo cánh Mohamed Salah và Sadio Mane thường xuyên chơi ở phía trong nhiều hơn, và trung phong Roberto Firmino có thể lùi về vị trí "số 10" để có phạm vi hoạt động rộng hơn. Cũng vì cặp hậu vệ biên đã đảm trách toàn bộ hai hành lang nên tiền vệ Liverpool thường co cả vào khu vực giữa sân.
Một là họ tăng cường nhiệm vụ phòng thủ giữa sân. Hai là họ không phải phát huy giá trị sáng tạo, vốn luôn là đòi hỏi quan trọng đối với các tiền vệ. Liverpool không có những tiền vệ thật sáng tạo (mẫu cầu thủ luôn được cho là "quý hiếm" trong bóng đá đỉnh cao), nhưng sức tấn công luôn khủng khiếp là vì vậy.
So sánh sự khác biệt giữa hậu vệ biên của Liverpool với Man City là để thấy: mỗi người một vẻ, không thể cứ đơn giản lật giáo trình bóng đá xem vai trò của hậu vệ biên trong bóng đá đỉnh cao và khắc chế hậu vệ biên theo một phương pháp cố định nào..
Alexander-Arnold (trái) đang tỏ ra nguy hiểm hơn so với hậu vệ cánh Rose của Tottenham
Thành tích kiến tạo bàn thắng "khủng khiếp" của Trent Alexander-Arnold và Andrew Robertson ở Liverpool là điều ai cũng thấy rõ (28 bàn, ở Premier League và Champions League mùa này). Thật ra, họ xuất sắc không chỉ ở thành tích kiến tạo. Khó mà tính cho hết những đường chuyền chính xác từ hậu vệ biên để bộ ba tiền đạo Liverpool có bóng và kiến tạo cơ hội cho nhau. Khả năng đảo cánh cũng rất đáng gờm. Liverpool thường tấn công bên phải nhiều hơn. Và khi Alexander-Arnold bất ngờ chuyền dài chéo sân để Liverpool hoán chuyển pha tấn công từ cánh phải sang cánh trái, đấy sẽ là những đường chuyền rất thoáng và chính xác, để mở ra tình huống mới đầy thuận lợi.
Cuối cùng, cả Alexander-Arnold lẫn Robertson đều đã cải thiện khả năng xử lý rất tốt trong tình huống ném biên, kể từ khi Liverpool có thêm HLV chuyên biệt trong lĩnh vực này. Tỷ lệ mất bóng từ pha ném biên ở khu vực tấn công của Liverpool luôn rất thấp. Tóm lại, rất khó hình dung Liverpool sẽ tấn công như thế nào nếu đối phương tìm ra được cách dập tắt nguồn cung cấp bóng cho họ ngay từ khởi điểm - các hậu vệ biên.
Trớ trêu thay, chính Tottenham mới là đội "tiên phong" cho trào lưu tấn công dũng mãnh bằng hậu vệ biên ở Premier League, cách đây vài năm. Nhưng điểm mạnh sở trường của Tottenham đã nhạt nhòa hẳn từ khi Kyle Walker chuyển sang Man City. Cũng có thể vì quá tự tin vào sở trường này, HLV Mauricio Pochettino của Tottenham đã chọn giải pháp "quyết đấu sòng phẳng bằng hậu vệ biên" và thất bại trong cuộc đụng độ gần đây nhất với Liverpool (thua 1-2 ở Premier League).
Alexander-Arnold và Robertson có tổng cộng 23 đường kiến tạo ở Premier League mùa giải vừa qua
Một mặt, cặp hậu vệ cánh Danny Rose và Kieran Trippier của Tottenham lép vế trước phong độ bay bổng của Alexander-Arnold và Robertson. Mặt khác, vì sự đe dọa thường trực của Mohamed Salah và Sadio Mane nơi hàng tiền đạo Liverpool, hai hậu vệ cánh của Tottenham phải thường xuyên đứng gần bộ ba trung vệ, không dám bung lên, thế là các hậu vệ biên của Liverpool thoải mái tung hoành. Đội hình 3-5-2 của Pochettino thường xuyên trở thành 5-3-2, và họ không còn đủ người để tranh chấp từ khu giữa sân trở lên.
Khi Pochettino chuyển sang sơ đồ 4-4-1-1, thì thế trận khác hẳn. Đấy là trận đấu gồm 2 hiệp hoàn toàn khác nhau. Tottenham chiếm lại thế trận ở hiệp hai. Chung cuộc thì họ vẫn thua, nhưng đấy chủ yếu là vì vấn đề may, rủi. Khi chơi 4-4-1-1 (hoặc 4-4-2) thì khác biệt cơ bản là Tottenham có đến 2 "phòng tuyến" ở mỗi biên. Hậu vệ biên của Liverpool lập tức trở nên khó khăn cả trong tấn công lẫn phòng ngự. Yên tâm không sợ có khoảng trống sau lưng, Danny Rose dễ dàng tấn công vị trí của Alexander-Arnold, hoặc tiền vệ Christian Eriksen tấn công vị trí của Robertson. Đấy cũng là lúc người xem có cảm giác Liverpool không còn biết phải kiến tạo cơ hội bằng cách nào hoặc như thế nào nữa.
Những chuyện như thế không nhất thiết là sẽ lặp lại, bởi tất nhiên các nhà cầm quân đôi bên đều đã mổ xẻ rất kỹ rồi. Vấn đề nằm ở chỗ: Pochettino chưa chắc là sẽ bó tay trước sự xuất sắc của cặp hậu vệ biên khét tiếng mà giới quan sát ở Premier League đã đến nát nước. Chắc chắn một điều: Pochettino vẫn luôn am hiểu về nguyên lý tấn công bằng hậu vệ biên trong bóng đá thời nay, khi mà chính ông đã thành công với chiêu thức ấy.
Còn một cách nữa để Tottenham đối phó: "mời" cặp hậu vệ biên của Liverpool tấn công thoải mái, và sẽ chờ đúng thời cở để phản công vào ngay khoảng trống sau lưng Alexander-Arnold hoặc Robertson. Đây sẽ là nước cờ táo bạo và thú vị, bởi Liverpool - bất kể là có đề phòng hay không - sẽ cố khai thác tối đa sức tấn công của hậu vệ biên.
Và dĩ nhiên, Robertson hoặc Alexander-Arnold sẽ chẳng có uy lực gì nếu họ không thường xuất hiện trên phần sân đối phương. Tốc độ của Tottenham (nhất là Lucas Moura) và sự vững chắc của trung vệ Virgil Van Dijk bên hàng thủ Liverpool khi ấy sẽ trở thành yếu tố quyết định.
Vũ khí "ném biên" của Liverpool
Một trong những bản hợp đồng độc đáo nhất trong thời gian gần đây của Liverpool là khi họ ký với... HLV ném biên Thomas Gronnemark (ảnh). Sự thành công của bản hợp đồng này đã được ghi nhận khi Gronnemark được gia hạn hợp đồng hồi giữa mùa bóng! Một mặt, Gronnemark giúp Liverpool khai thác khoảng trống rất tốt khi hàng thủ đối phương xộc xệch ở tình huống ném biên. Mặt khác, ông giúp các hậu vệ cánh của Liverpool cải thiện rõ rệt độ chuẩn và tính chiến thuật trong tình huống ném biên (hậu vệ cánh của Liverpool thường xuyên tham gia vào các tình huống ném biên).
Thành tích... khủng khiếp của cặp hậu vệ
Các cầu thủ Liverpool kiến tạo được 55 bàn thắng ở Premier League mùa này. Riêng cặp hậu vệ cánh Trent Alexander-Arnold và Andrew Robertson đã đóng góp đến 23 đường chuyền thành bàn, chiếm tỷ lệ 42%. Trước họ, chưa có đội nào ở Premier League có 2 hậu vệ cùng kiến tạo nhiều hơn 10 bàn trong một mùa bóng. Thành tích kiến tạo 12 bàn trong một mùa của Alexander-Arnold là kỷ lục đối với một hậu vệ ở Premier League. Alexander-Arnold và Robertson cũng là các cầu thủ kiến tạo bàn thắng nhiều nhất cho Liverpool ở Champions League.
Theo Bongdaplus
Đừng khóc nếu Liverpool không vô địch Premier League Chưa có mùa Premier League nào mà Liverpool xứng đáng vô địch như mùa này. Tuy nhiên, nếu "The Kop" không thể bước lên ngai vàng, xin các cổ động viên Liverpool đừng tuyệt vọng. Sau gần 1 năm chinh chiến, Premier League 2018/19 cũng chuẩn bị bước vào vòng đấu cuối cùng. Đây là mùa bóng mà biểu tượng một thời của...