Chủng Delta thách thức ngưỡng miễn dịch cộng đồng
Với mức độ lây nhiễm của biến chủng Delta, ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng các nước rất khó đạt miễn dịch cộng đồng, ít nhất trong ngắn hạn.
Theo hầu hết nhà dịch tễ học, miễn dịch cộng đồng là mức độ miễn dịch cần thiết trong một quốc gia để virus không còn có thể lây lan rộng rãi. Ngưỡng này được tính toán dựa trên hệ số lây nhiễm cơ bản (R0), giúp xác định một ca nhiễm virus có thể lây cho trung bình bao nhiêu người.
Theo lý thuyết, miễn dịch cộng đồng sẽ đạt được nếu hệ số R0 giảm xuống dưới 1, tức là trung bình một ca nhiễm sẽ lây cho dưới một người khác. Khi Covid-19 mới bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, hệ số R0 được ước tính nằm trong khoảng 2-3, tức là cần giảm 60-70% để xuống dưới 1. Như vậy, trong trường hợp có một loại vaccine Covid-19 đạt hiệu quả 100%, cần tiêm chủng cho 60-70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, nCoV đang lây nhiễm dễ dàng hơn với sự xuất hiện của những biến chủng mới. Chủng Delta, lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% so với chủng ở Vũ Hán.
Allen Cheng, cựu phó giám đốc y tế bang Victoria ở Australia, ước tính hệ số R0 của chủng Delta là khoảng 5, trong khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra mức 5-9, gần bằng bệnh thủy đậu.
Thêm vào đó, các vaccine cũng không đạt hiệu quả 100% trước nCoV. Israel, một trong những quốc gia tiêm chủng thành công, ghi nhận tỷ lệ hiệu quả của vaccine Pfizer là 81%. Con số này tại Anh đối với vaccine Pfizer và AstraZeneca lần lượt là 88% và 67%, còn tại Canada là 72% và 56%.
Giáo sư Peter Doherty, người đoạt giải Nobel Y học năm 1996, giải thích rằng điều này là do vaccine được tiêm vào tay, nhưng để chống lây nhiễm nCoV, kháng thể cần được duy trì ở mũi.
“Kháng thể nhờ vaccine sẽ giúp ngăn chặn virus lây lan có hệ thống trong cơ thể, nhưng rất khó để giữ kháng thể ở mũi”, giáo sư Doherty nói. “Bạn cũng không thể duy trì mức độ kháng thể cao ở mũi bằng loại vaccine tiêm vào tay”.
Một người cao tuổi được tiêm vaccine Covid-19 tại thành phố Netanya, Israel, hôm 19/1. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Giáo sư Fiona Russell, chuyên gia hàng đầu về vaccine tại Đại học Melbourne của Australia, cho rằng những điều này có thể khiến viễn cảnh đạt miễn dịch cộng đồng không còn thực tế . “Trong tương lai, việc xóa sổ virus là không thể. Thực sự là khá bất khả thi”, bà nhận định.
Giáo sư Andrew Pollard, người đứng đầu Nhóm Vaccine Oxford hợp tác phát triển vaccine Covid-19 với hãng AstraZeneca, hôm 10/8 cũng nêu quan điểm trước các nghị sĩ Anh rằng với biến chủng Delta, mục tiêu miễn dịch cộng đồng “không còn khả thi”.
“Vấn đề là nCoV không phải sởi. Nếu 95% người dân được tiêm vaccine phòng sởi, virus này sẽ không thể lây nhiễm trong cộng đồng, còn những người đã tiêm vaccine Covid-19 vẫn sẽ nhiễm chủng Delta. Bất cứ ai chưa tiêm đều có nguy cơ nhiễm virus ở một thời điểm nào đó. Chúng ta không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn chuỗi lây truyền”, Pollard giải thích.
Trong khi đó, giáo sư Robert Booy, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Tiêm chủng Quốc gia Australia, chỉ ra rằng vấn đề không nằm ở miễn dịch cộng đồng.
“Miễn dịch cộng đồng là trạng thái lý tưởng để hướng tới, nhưng chỉ cần tiến sát mục tiêu này, chúng ta vẫn đạt được điều mình mong muốn là kiểm soát dịch bệnh, có nghĩa là mọi đợt bùng phát đều xảy ra trong thời gian ngắn, số ca nhiễm ít, dễ xử lý và không gây tử vong”, Booy nhận định.
Bình luận viên khoa học Liam Mannix của Sydney Morning Herald cho rằng trong trường hợp không loại bỏ được hoàn toàn Covid-19 bằng miễn dịch cộng đồng, thế giới sẽ chứng kiến ba kịch bản của đại dịch, đó là nCoV sẽ chỉ gây cảm lạnh thông thường, xuất hiện theo mùa và kịch bản tồi tệ nhất là ngày càng nhiều biến chủng nguy hiểm xuất hiện.
Kịch bản đầu tiên được cho là lạc quan nhất, dựa trên thực tế là hiện nay có ít nhất 4 loại virus corona chỉ gây cảm lạnh thông thường và không đáng lo ngại. Theo thời gian, Covid-19 có khả năng cũng sẽ trở thành căn bệnh tương tự.
Nhiều người hy vọng khả năng miễn dịch cá nhân với Covid-19 sẽ dần mạnh mẽ lên, một phần nhờ vaccine và những mũi tiêm nhắc lại thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu nhiễm nCoV sau khi tiêm, khả năng miễn dịch được cho là còn mạnh hơn.
“Khi mọi người tiếp xúc với virus thường xuyên, khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch sẽ ngày càng tăng trong những lần tiếp xúc sau này, ngay cả khi đối mặt với biến chủng”, Jennie Lavine, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Emory của Mỹ, cho biết. Tuy nhiên, giáo sư Booy cho hay giới chuyên gia không biết viễn cảnh này có xảy ra hay không, “bởi Covid-19 quá mới”.
Kịch bản thứ hai là Covid-19 trở thành bệnh theo mùa. Tính chất theo mùa của Covid-19 tới nay chưa rõ ràng, nhưng bình luận viên Mannix cho rằng có thể cần thêm thời gian để dịch bệnh ổn định về thời điểm xuất hiện.
Khi đó, thay vì trở thành bệnh cảm lạnh thông thường như kịch bản đầu tiên, Covid-19 sẽ tương tự bệnh cúm, vốn đang bùng phát theo mùa và một số năm ghi nhận biến chủng nguy hiểm hơn.
Viễn cảnh đen tối nhất là các biến chủng nCoV mới không ngừng xuất hiện, gây suy yếu lá chắn bảo vệ của vaccine. Trung bình mỗi tháng nCoV phát sinh hai đột biến mới, trong khi virus này còn có một loại protein gai dường như đặc biệt linh hoạt. Bên cạnh đó, nó có thể tái tổ hợp, với hai biến chủng khác nhau hoán đổi gene, làm tăng tính đa dạng.
Không có kịch bản nào mà Mannix đề cập cho thấy Covid-19 sẽ biến mất. Tuy nhiên, giáo sư Russell cho rằng thế giới có thể học cách chung sống với nCoV, tương tự nhiều loại virus khác.
“Sau khi tiêm chủng rộng rãi, giảm thiểu số trường hợp trở nặng và tử vong, chúng ta cần suy nghĩ và ứng phó Covid-19 theo cách tương tự những virus khác xuất hiện hàng năm”, bà nêu ý kiến.
Chuyên gia Mỹ nêu lý do đại dịch Covid-19 sẽ không sớm kết thúc
Một nhà dịch tễ học nổi tiếng cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ không sớm kết thúc vì mới chỉ có một phần nhỏ dân số thế giới được tiêm vắc xin.
Nhà dịch tễ học Larry Brilliant (Ảnh: Getty).
Tiến sĩ Larry Brilliant, nhà dịch tễ học thuộc nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng giúp xóa sổ bệnh đậu mùa, cho biết biến chủng Delta là "có thể là chủng virus dễ lây lan nhất" từ trước đến nay.
Trong những tháng gần đây, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác ở châu Âu, châu Phi và châu Á đã phải vật lộn để đối phó với biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao hơn.
Trả lời phỏng vấn CNBC hôm 6/8, chuyên gia Brilliant cho biết tin tốt là các loại vắc xin đều có khả năng chống lại biến chủng Delta.
Tuy nhiên, ông Brilliant lưu ý rằng hiện mới chỉ có 15% dân số thế giới được tiêm chủng, trong khi vẫn còn hơn 100 quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm chủng ở mức dưới 5%. Chuyên gia này cho rằng thế giới vẫn còn một chặng đường dài trước khi kết thúc đại dịch.
"Trừ khi chúng ta tiêm chủng cho người dân ở hơn 200 quốc gia, nếu không sẽ vẫn có những biến chủng mới xuất hiện", ông Brilliant nói, đồng thời dự đoán virus SARS-CoV-2 cuối cùng sẽ trở thành một loại "virus vĩnh viễn" như bệnh cúm.
Chuyên gia Brilliant cho biết các mô hình của ông về đợt bùng phát dịch Covid-19 ở San Francisco và New York (Mỹ) dự báo một "đường cong dịch bệnh hình chữ V ngược". Ông giải thích điều đó có nghĩa là số ca nhiễm sẽ tăng rất nhanh, nhưng cũng sẽ giảm nhanh chóng.
Theo ông Brilliant, nếu dự đoán trên trở thành sự thật, điều đó có nghĩa là biến chủng Delta sẽ lây lan nhanh đến mức "về cơ bản không còn vật chủ" để lây nhiễm. Mô hình này có vẻ tương tự những gì đã xảy ra ở Anh và Ấn Độ, nơi sự lây lan của biến chủng Delta đã giảm sau khi tăng cao kỷ lục.
Theo số liệu thống kê do cơ sở dữ liệu trực tuyến Our World in Data tổng hợp, số ca nhiễm mới hàng ngày ở Anh đã giảm từ mức kỷ lục khoảng 47.700 ca vào ngày 21/7 xuống còn khoảng 26.000 ca vào ngày 5/8. Tại Ấn Độ, số ca nhiễm mới hàng ngày duy trì ở mức dưới 50.000 ca kể từ cuối tháng 6, thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục hơn 390.000 ca một ngày hồi tháng 5.
Nhà dịch tễ học cho biết khả năng xuất hiện một "siêu biến chủng" với khả năng kháng mọi loại vắc xin là rất thấp, tuy nhiên không thể loại trừ khả năng này.
"Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là một thảm họa. Do đó, chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn viễn cảnh này. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người phải tiêm vắc xin, không chỉ là những người hàng xóm của bạn, những người trong gia đình của bạn hay đất nước của bạn, mà là cả thế giới", ông Brilliant nói.
Một số quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao như Mỹ và Israel đang lên kế hoạch tiêm vắc xin tăng cường cho người dân, trong khi những quốc gia khác như Haiti gần đây mới nhận được lô vắc xin đầu tiên. WHO đã kêu gọi các quốc gia giàu có ngừng triển khai tiêm vắc xin tăng cường để các quốc gia thu nhập thấp có cơ hội tiêm vắc xin cho người dân của họ.
Tuy nhiên, ngoài việc tăng cường tiêm vắc xin ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, ông Brilliant cho biết nhóm đối tượng cần tiêm nhắc lại "ngay lập tức" là những người trên 65 tuổi và những người đã được tiêm chủng đầy đủ hơn 6 tháng trước nhưng có hệ miễn dịch yếu.
"Đây là nhóm người mà chúng tôi nhận thấy tạo ra nhiều đột biến khi virus xâm nhập vào cơ thể họ. Vì vậy, theo tôi, những người đó nên được tiêm liều thứ 3, tức là một mũi nhắc lại, ngay lập tức. Việc này cần triển khai nhanh chóng tương tự việc phân phối vắc xin đến những quốc gia không có nhiều cơ hội mua hoặc tiếp cận vắc xin", ông Brilliant cho biết.
Cảnh báo biến chủng Delta khiến Covid-19 Mỹ tăng vào mùa thu Nhà dịch tễ học, tiến sĩ Anne Rimoin cảnh báo ca Covid-19 ở Mỹ sẽ tăng cao hơn vào mùa thu do biến chủng Delta dễ lây lan. "Biến chủng Delta, có khả năng lây nhiễm hơn 60% so với biến chủng Alpha, chỉ để cho thấy rằng bạn nếu bạn tiếp xúc với ai đó mắc Covid-19 và bạn không được tiêm...