Chủng Delta lan như “cháy rừng”, thế giới đau đầu tìm cách ngăn chặn
Chủng virus SARS-CoV-2 dễ lây lan nhất thế giới mang tên Delta đang gây ra cơn “đau đầu”, khiến các giới chức các quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra 2 xu hướng đối phó khác biệt.
Phu đào huyệt Brazil tiến hành chôn tập thể các nạn nhân Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Từ London (Anh) tới New York (Mỹ) tới Hong Kong (Trung Quốc), biến chủng Delta đang gây ra mối đe dọa với kế hoạch đưa xã hội trở lại vận hành bình thường như trước khi dịch Covid-19 diễn ra.
Tại châu Âu và Bắc Mỹ, sự lây lan nhanh chóng của biến chủng lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ đã đặt ra rất nhiều băn khoăn về viễn cảnh một mùa hè bình thường, dù tỷ lệ tiêm chủng ở các quốc gia này khá cao so với mặt bằng chung của thế giới.
Tại nhiều khu vực, biến chủng Delta, bị Tổ chức Y tế Thế giới gọi là “chủng dễ lây lan nhất thế giới”, đang xuyên thủng những phòng tuyến chống dịch hay các hình mẫu tiêm chủng của thế giới. Delta khiến nhiều chính phủ đau đầu đặt ra câu hỏi về đối sách ứng phó rằng họ nên tiếp tục lệnh phong tỏa hay tìm cách sống chung với mầm bệnh.
Tại Anh, Delta đã chiếm 99% số ca Covid-19 mới trong thời gian qua. Trong khi đó, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu cảnh báo rằng, biến chủng này dự kiến sẽ chiếm 90% số ca Covid-19 tại châu lục vào tháng 8.
Tại Mỹ, nhà dịch tễ học hàng đầu Anthony Fauci cho biết, Delta hiện chiếm 20% ca bệnh mới ở nước này và sẽ trở thành chủng virus chủ đạo trong vài tuần tới, đặt ra thách thức “lớn nhất” trong nỗ lực hồi phục của đất nước hậu dịch bệnh.
Tại Indonesia và Thái Lan, những nước có tỷ lệ tiêm chủng ở mức 1 chữ số, Delta đang bùng nổ, khiến chính quyền phải bắt đầu áp dụng các biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn.
Video đang HOT
Duy trì biện pháp cứng rắn
Tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi có tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp, các quốc gia có ít ca Covid-19 đang đứng giữa ngã ba đường để cân nhắc xem họ nên tiếp tục áp dụng các biện pháp chặt chẽ, hay mở cửa biên giới để khôi phục nền kinh tế bị ảnh nghiêm trọng trong hơn một năm qua.
“Sự bùng nổ của Delta là lý do mà các bên tỏ ra cẩn thận, đặc biệt là ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì vậy, mấu chốt để không bị bỏ lại phía sau là phải tăng tốc tiêm chủng”, chuyên gia Michael Plank, từ Đại học Canterbury New Zealand cho hay.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học Thira Woratanarat từ Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, nhận định rằng chủng Delta sẽ trở thành chủng chủ đạo tại châu Á trước cuối năm nay. Ông khuyến cáo rằng, việc mở cửa lại nên phụ thuộc vào sự kết hợp giữa tốc độ tiêm chủng, biện pháp kiểm dịch hiệu quả và năng lực xét nghiệm cũng như y tế.
Chuyên gia Woratanarat nói: “Mở cửa đất nước cho hoạt động thương mại và du lịch quốc tế là cần thiết đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cần học hỏi từ một số quốc gia chống dịch thành công rằng cần đạt được ba yếu tố trước khi mở cửa”.
Zoe Hyde, nhà dịch tễ học từ Đại học Tây Australia, cho biết: “Delta chắc chắn là dễ lây lan hơn và đặt ra thách thức khổng lồ với các quốc gia có nguồn vắc xin hạn chế. Nếu có bài học nào chúng ta rút ra được từ năm ngoái thì thà phản ứng thái quá với dịch bệnh còn hơn là ứng phó khi mọi chuyện đã quá muộn”.
Học cách sống chung với dịch
Vắc xin được xem là mang lại “ánh sáng cuối đường hầm” cho nỗ lực dập dịch của thế giới (Ảnh: Reuters).
Dù Delta khá nguy hiểm, nhưng các chuyên gia vẫn đang chia rẽ về mối đe dọa thực sự của nó, khi có ý kiến cho rằng virus dường như tấn công nhóm chưa tiêm chủng. Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng liệu việc tiếp tục trì hoãn mở cửa và tái khởi động kinh tế có cần thiết hay không khi tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên.
Donald Low, một giáo sư về chính sách công tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong, cho rằng đã tới lúc các quốc gia, vùng lãnh thổ cần phải học cách sống chung với mầm bệnh.
“Sự thật là việc nhiều chủng dễ lây nhiễm hơn xuất hiện là bằng chứng cho thấy Covid-19 sẽ khó có thể bị loại bỏ hoàn toàn và chúng ta cần tiêm vắc xin để chúng ta có thể trở lại sống bình thường. Vì vậy, việc có thêm chủng dễ lây nhiễm hơn không phải là lý do để tiếp tục siết chặt các biện pháp chống dịch. Từ góc nhìn chi phí – lợi nhuận, việc xuất hiện nhiều biến chủng dễ lây lan hơn có nghĩa là để đạt được trạng thái sạch hoàn toàn Covid-19, xã hội sẽ phải trả giá nhiều hơn”, ông Low nói, nhấn mạnh rằng đã đến thời điểm mà các chính phủ cần bắt đầu nghĩ về việc “chuyển từ biện pháp nghiêm ngặt sang nỗ lực giảm thiểu thiệt hại”.
Chuyên gia nhấn mạnh các biện pháp cứng rắn là cần thiết cho giai đoạn đầu của dịch nhưng “không nên kéo dài thêm nữa”.
Gần đây nhất, Singapore được cho là đang lên kế hoạch để quốc gia này “sống bình thường với dịch bệnh”.
Trong khi đó, giáo sư Gigi Foster từ Đại học New South Wales cho rằng, chính phủ nên hướng tới việc chấm dứt tình trạng đóng cửa biên giới và ổn định chính sách thay vì phong tỏa liên tục và nên chấp nhận việc xã hội phải sống chung với dịch đồng thời hướng tới mục tiêu giảm thiểu thiệt hại về người.
Israel "tá hỏa" khi vừa trở về như thời chưa dịch
Không lâu sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế để cuộc sống dần trở lại bình thường, Israel đối mặt với tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng mạnh, buộc nước này áp đặt trở lại quy định trước kia.
Cuộc sống ở Israel đã trở về gần mức trước đại dịch nhờ chương trình tiêm chủng (Ảnh: AFP).
Giới chức Israel ngày 25/6 yêu cầu người dân đeo khẩu trang bắt buộc kể cả ở không gian trong nhà chỉ 10 ngày sau khi dỡ bỏ quy định này nhờ chiến dịch tiêm chủng thành công.
Bộ Y tế Israel thông báo áp đặt trở lại quy định đeo khẩu trang bắt buộc đối với tất cả các hoạt động trong nhà, ngoại trừ nhà riêng. Cơ quan này cũng khuyến cáo đeo khẩu trang ở các sự kiện đông người ngoài trời.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh số ca Covid-19 tại quốc gia được xem là một trong những hình mẫu thành công về tiêm chủng này tăng vọt hàng trăm trong tuần qua, theo số liệu của Worldometer. Các cụm dịch mới được phát hiện ở hai trường học và được cho là do biến chủng Delta. Theo người phát ngôn Bộ Y tế Israel Anat Danieli, biến chủng Delta đã được phát hiện trong 180 mẫu xét nghiệm từ hôm 20/6.
Giới chức địa phương ngay lập tức siết chặt lại một số quy định phòng dịch, đồng thời hối thúc phụ huynh cho trẻ em từ độ tuổi 12-15 tiêm chủng ngừa Covid-19.
Đeo khẩu trang bắt buộc là một trong số ít các biện pháp hạn chế mà Israel còn áp dụng để phòng dịch Covid-19, về cơ bản các hoạt động kinh tế, xã hội đã gần như trở lại như thời trước dịch nhờ chương trình tiêm chủng được đánh giá là nhanh chóng và thành công nhất thế giới.
Khoảng 55% trong tổng số 9,3 triệu dân của Israel đã được tiêm chủng đủ hai mũi vắc xin Pfizer-BioNTech. Israel bắt đầu mở rộng chương trình tiêm chủng cho trẻ em từ độ tuổi 12-15 từ tháng trước, song hiện tỷ lệ tiêm chủng ở độ tuổi này vẫn thấp.
Hồi tháng, Điều phối viên về ứng phó Covid-19 của Israel Nachman Ash cho biết, Israel có thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi 75% dân số được tiêm chủng hoặc có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, hôm 24/6, chuyên gia này cho rằng, tỷ lệ để đạt miễn dịch cộng đồng hiện nay phải ít nhất 80% do sự xuất hiện của biến chủng Delta. Theo số liệu của Bộ Y tế Israel, hiện khoảng 65% dân số Israel đã được tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin hoặc có miễn dịch sau mắc Covid-19.
Mặc dù xuất hiện các cụm dịch mới, nhưng Israel gần như không có các ca tử vong mới, chỉ 26 trong số 729 ca bệnh Covid-19 hiện thời phải điều trị tại bệnh viện và số ca mắc mới thấp hơn nhiều so với trung bình hơn 8.000 ca/ngày ở giai đoạn đỉnh dịch trước kia. Trước đợt bùng phát mới này, mỗi ngày Israel chỉ ghi nhận những ca đơn lẻ.
Để đối phó với đợt bùng phát mới, Thủ tướng Israel Naftali Bennett cũng khôi phục ủy ban ứng phó khủng hoảng cấp bộ trưởng để đối phó Covid-19. Bộ Du lịch Israel hôm 23/6 thông báo sẽ hoãn kế hoạch nối lại hoạt động cấp thị thực du lịch cá nhân từ 1/7 đến 1/8. Sau vụ việc này, nhiều giới chức Israel lo ngại có thể đã quá vội vã nới lỏng các biện pháp phòng dịch khi mối đe dọa từ biến chủng mới vẫn còn.
Biến chủng Delta được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Đây là một trong 4 biến chủng được WHO xếp vào nhóm "đáng lo ngại" do có thể dễ lây lan hơn, dễ né miễn dịch và làm giảm hiệu quả của vắc xin hơn.
Delta là "biến chủng dễ lây lan nhất" thế giới, lan rộng khắp 85 nước Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi biến thể virus SARS-CoV-2 Delta là "dễ lây lan nhất" trên thế giới và nó đã lan ra khoảng 85 quốc gia. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: AFP). Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 25/6, xác nhận Delta hiện là biến chủng "dễ lây lan nhất" trong số các biến...