Chung cư phát phiếu đi siêu thị, chợ nội bộ bán đồ treo cửa “cháy hàng”
Nhiều cư dân sinh sống ở chung cư ở Hà Nội được nhận phiếu đi mua hàng và các dịch vụ thiết yếu trong thời điểm cả thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Anh Tuyến – cư dân một chung cư tại phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội – cho biết gia đình anh vừa nhận được thẻ đi mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm do UBND phường cấp thông qua ban quản lý tòa nhà. Tại tòa nhà của anh, mỗi tầng được phát 4 phiếu, mỗi hộ luân phiên nhau nhận phiếu hoặc nếu không có nhu cầu thì có thể nhường lại cho người khác.
Trên tấm thẻ Anh Tuyến nhận được từ UBND phường không giới hạn thời gian trong ngày được phép đi. Thẻ có giá trị cho một người và một lần đi mua hàng vào ngày ghi trên thẻ. Chủ cơ sở kinh doanh, ban quản lý chợ, siêu thị… sẽ thu lại thẻ sau khi bán đồ.
Thẻ đi mua hàng thiết yếu của một cư dân tại chung cư ở Mộ Lao, Hà Đông.
Trong khi đó, một số nơi khác, cư dân lại được phát phiếu theo ngày chẵn – lẻ, mua sắm theo khung giờ tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… để hạn chế số lượng, tần suất đi lại của người dân.
Chị L. Anh – cư dân một chung cư tại phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội – cho biết ban quản lý chung cư nơi chị sống lại phát phiếu đi chợ theo 4 khung giờ, chia theo ngày chẵn, lẻ. Mỗi tầng có 8 căn hộ và được phát các khung giờ, ngày khác nhau. Nếu thấy bất tiện, cư dân có thể đổi phiếu cho hàng xóm trên mạng xã hội nội bộ của tòa nhà.
Tại một số khu chung cư, cư dân cho biết họ bắt đầu tập dần quen dần với nếp sống mới là đi chợ theo ngày, giờ quy định và số lượng mua tăng lên gấp nhiều lần trước kia để hạn chế việc đi lại ngoài đường.
Các địa phương đang áp dụng nhiều mẫu phiếu khác nhau.
Trong khi đó, một bộ phận các cư dân khác lại chọn hình thức mua sắm online ngay trên các nhóm chợ nội bộ khu chung cư mình. Nhóm chợ nội bộ này được hình thành từ chính những dân buôn sống ngay tại chính chung cư.
Video đang HOT
Sản phẩm hàng hóa có thể là được kinh doanh chuyên nghiệp hoặc “nghiệp dư” kiểu đồ ở nhà, ở quê gửi lên. Hình thức bán hàng trong mùa dịch là treo cửa và chuyển khoản để hạn chế các tiếp xúc gần.
Trong thời gian phải ngưng hoạt động, nhiều chủ nhà hàng, quán xá cũng tranh thủ tìm đến các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng.
Chị Hằng – chủ một quán phở gà tại Hà Đông, Hà Nội – cho biết, từ khi TP áp dụng chỉ thị 16, chị đã tìm cách đăng bán trên mạng. Trong đó “đắt khách” nhất vẫn là những lần rao bán trên nhóm chợ nội bộ ở chung cư chị đang sống. “Có ngày tôi bán được tới cả chục mẹt gà cùng nhiều đồ ăn khác, hàng xóm với nhau nên họ cũng tin tưởng đặt mua nhiều”, chị Hằng chia sẻ.
Chị Phương – một thành viên của nhóm chợ nội bộ cư dân tại chung cư thuộc quận Tây Hồ cũng kể, mỗi ngày chị bán được cả trăm đơn từ rau củ quả đến hải sản, thịt cá cho các hàng xóm cùng khu.
“Thời điểm giãn cách, mọi người hạn chế đi ra ngoài. Việc đặt online sau đó đồ ship đến tận cửa thuận lợi hơn rất nhiều cho các cư dân. Chúng tôi cũng thống nhất không tiếp xúc gần mà chỉ bấm chuông rồi treo ở cửa, thanh toán bằng chuyển khoản”, chị Phương chia sẻ.
Với sự tiện lợi khi mua trên các nhóm chợ kín trong nội bộ chung cư, các cư dân chỉ cần mua vừa đủ theo nhu cầu, không cần thiết phải tích trữ quá nhiều, đồ lại luôn tươi ngon…
Ngày 24/7, Hà Nội giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị 16 của Thủ tướng. Người dân chỉ được ra ngoài trong các trường hợp thực sự cần thiết.
Trong đó, cấp bách và cần thiết nhất đối với nhiều gia đình đó là việc mua đồ lương thực, thực phẩm… Trong khi hàng loạt các ứng dụng như Grab, Now… dừng hoạt động giao hàng đồ ăn uống, việc lưu thông cũng trở nên khó khăn hơn thì việc phát phiếu cho người dân đi chợ, đi siêu thị hoặc phát huy các hình thức bán online… được đánh giá là cần thiết để giải tỏa nhu cầu thiết yếu.
6 giờ sáng xếp hàng mua bó rau: Người Sài thành quen nếp mới
Người dân tại TP.HCM đang dần quen với việc dậy sớm để đi chợ. Việc xếp hàng sớm đảm bảo cho họ có thể lựa chọn được chủng loại thực phẩm đa dạng và tươi hơn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Ngày 29/7, Quỳnh Trang, chủ một nhà trọ gồm 10 phòng khép kín tại quận Bình Thạnh, đặt tập phiếu đi chợ ở kệ để giầy tầng trệt và nhắn tin thông báo trên nhóm chat cho các thành viên thuê trọ.
6h30 ngày 30/7, Thanh Cường, nhân viên văn phòng đang thuê trọ tại đây xuống lấy phiếu, nhanh chóng xếp hàng đi siêu thị gần nhà. Đây là lần đầu tiên, Cường dậy sớm như vậy đi mua thực phẩm.
"Tôi ra mà siêu thị đã có cả chục người đứng chờ. Phiếu đi chợ chỉ có giá trị trong ngày hôm nay nên phải đi sớm. Bình thường tôi không có thói quen này", Cường nói.
Xếp hàng đi chợ từ sớm (ảnh chụp lúc 6h30 ngày 30/7 tại quận Bình Thạnh)
Cũng có mặt tại siêu thị từ sớm để mua đồ, bà Phạm Kim Hoa (quận Bình Thạnh), cho biết, nếu đi sớm thì mới mua được đồ tươi và có nhiều sự lựa chọn. Nhiều người không biết, đến tầm 9-10h mới ra các siêu thị nhỏ lẻ thì có thể rau xanh không còn hoặc còn rất ít. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ phân theo phường chứ không phải người dân muốn vào siêu thị nào cũng được.
Bà Hoa ví dụ, người dân ở phường 1 chỉ được đi mua đồ ở các cửa hàng nằm trên địa bàn phường 1. Nhân viên cửa hàng sẽ kiểm tra phiếu, nếu người dân phường 2 đến sẽ không thể vào mua, mặc dù là phường giáp ranh.
Theo ghi nhận của PV. VietNamNet trong các ngày từ 28-30/7, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tuân thủ khá chặt yêu cầu từ chính quyền địa phương. Theo đó, sẽ kiểm soát người mua thực phẩm theo giấy được cấp, trên giấy có ghi rõ ngày đi chợ và địa bàn được mua. Lực lượng chức năng cùng với nhân viên tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thường xuyên kiểm tra giấy mà người dân mang theo.
Phiếu đi chợ được người dân cầm trên tay
"Tôi thấy việc kiểm soát và phân phối theo ngày như thế này khá hay. Giảm thiểu số người ra đường, tập trung mua sắm tại cùng thời điểm", Phan Phương (quận 3) nhận xét.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, nhiều khi quy định quá cứng nhắc. Những người xếp hàng sớm, vào trước mua khá nhiều rau xanh thì những người đến sau không có nhiều lựa chọn. Đi nơi khác mua thì không được vào.
"Tôi đi Vinmart lúc 9h30 thì không còn rau, sau đó ra siêu thị Bách Hóa Xanh cách đó không xa để mua bổ sung. Nhưng vì siêu thị Bách Hóa Xanh nằm ở phường khác nên tôi không được vào. Mà tôi chỉ cần thêm mỗi bó rau", chị Khánh Hòa (quận Bình Thạnh) nói.
Trong khi đó, nhiều bà nội trợ nhanh trí, "lách luật" bằng việc nhờ người có phiếu mua hộ thêm đồ và thanh toán tiền theo hóa đơn riêng.
Hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã điều chỉnh giờ bán hàng theo quy định của chính quyền thành phố. Phần lớn các địa điểm phân phối thực phẩm, hàng hóa sẽ mở sớm vào buổi sáng và đóng cửa từ khoảng 17h để đảm bảo yêu cầu hạn chế tối đa người dân ra đường sau 18h.
Thông báo thời gian hoạt động của một siêu thị
Áp lực lên hệ thống phân phối hiện đại
Thống kê từ Sở Công Thương TP.HCM, tính đến ngày 26/7, thành phố có 3 chợ đầu mối và 202/234 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, 12/22 địa phương tạm ngưng toàn bộ hoạt động của chợ truyền thống trên địa bàn. Do vậy, việc cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu hiện được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống phân phối hiện đại làm gia tăng áp lực và gây ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.
Bằng chứng, đã có 8/106 siêu thị, 137/2.895 cửa hàng tiện lợi tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cùng với việc hạn chế lưu thông giữa các quận - huyện, việc cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu tại địa phương sẽ do hệ thống phân phối trên địa bàn đảm trách.
Như vậy, đối với các quận, huyện tại TP.HCM đang tạm ngưng hoạt động toàn bộ các chợ truyền thống sẽ khó khăn khi hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn có vấn đề sự cố (phát sinh ca nhiễm/ca nghi nhiễm và các tình huống phát sinh khác).
Trước tình hình trên, Sở Công Thương cho rằng, việc nhanh chóng tổ chức lại các điểm cung ứng hàng hóa tại địa phương với phương thức phù hợp trên cơ sở rà soát, khôi phục và đưa vào hoạt động trở lại các điểm bán hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các chợ truyền thống trong điều kiện an toàn là hết sức cần thiết, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Thêm chợ Non Nước phải đóng cửa, Đà Nẵng thần tốc truy vết, xét nghiệm COVID-19 Thêm 1 chợ ở Đà Nẵng phải đóng cửa vì có ca dương tính SARS-CoV-2, lãnh đạo thành phố yêu cầu thần tốc truy vết, xét nghiệm COVID-19 trong cộng đồng. Ngày 28/7, Ban Quản lý chợ quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng cho biết, đơn vị phát thông báo tạm dừng hoạt động tại chợ Non Nước (phường Hòa Hải) do ghi...