Chung cư khát nước
Nhiều hộ dân ở chung cư số 10, Khe Sanh, P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) rất bức xúc bởi suốt 9 tháng qua họ không có nước máy để sinh hoạt. Bà Nguyễn Thị Tùng (căn hộ số 313) nói: “Không có nước sinh hoạt, gia đình chúng tôi lâm cảnh khốn khổ mọi bề từ việc ăn uống, rửa ráy, giặt giũ cho đến đi vệ sinh, tắm rửa.
Ở tầng 3, nhưng ngày nào cũng phải xuống phòng bảo vệ chung cư dưới đất đợi xách nước lên sinh hoạt”. Ông Huỳnh Gia Giám (căn hộ 306), đại diện Ban Quản lý chung cư, cho biết: “Cũng vì thiếu nước kéo dài rồi nhiều vấn đề tế nhị khác nảy sinh từ nước, nên phát sinh mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí đã có đánh nhau. Chúng tôi nhiều lần cầu cứu khắp nơi nhưng vẫn không có kết quả”.
Xách nước lên lầu 3 để sinh hoạt là việc thường ngày của các hộ dân ở đây – Ảnh: G.B
Chung cư được đưa vào sử dụng khoảng cuối năm 2008 (do Trung tâm quản lý nhà Đà Lạt làm chủ đầu tư), nhằm giải quyết nhu cầu tái định cư cho hơn 40 hộ dân bị giải tỏa ở TP.Đà Lạt. Theo các hộ dân, do chung cư không được đầu tư đường ống nước mới mà lại dùng đường ống nước cũ quá nhỏ (D27), bây giờ sử dụng cho hơn 40 hộ nên không đủ áp lực nước đến các hộ. “Họ xây bể chứa nhưng bây giờ bị thấm không sử dụng được họ đầu tư 2 bồn nước 10.000 lít dự phòng nhưng không thể dùng”, một người dân bức xúc.
Ông Nguyễn Hàng, Phó giám đốc Trung tâm quản lý nhà Đà Lạt, cho biết: “Máy bơm nước không vận hành được vì không có nguồn điện, đồng hồ điện 3 pha và dây dẫn, cơ quan điện lực đã tháo dỡ do tập thể ở đây không thanh toán tiền điện”.
Theo ông Hàng, đơn vị đã đầu tư xây dựng tuyến ống D100 để cấp nước, và đề nghị Công ty cấp thoát nước Lâm Đồng lắp đặt đồng hồ, đấu nối đưa vào sử dụng nhưng họ đòi giá quá cao. Vì vậy, dân tại khu chung cư này vẫn trong tình trạng “khát” không biết đến bao giờ.
Theo TNO
Khu 'ổ chuột' ở gầm cầu Long Biên
5 năm nay vợ chồng chị Huyền đều tắm rửa, vệ sinh, nấu nướng trong căn phòng vỏn vẹn 6 m2 ở khu trọ tạm bợ, hôi hám dưới gầm cầu Long Biên (Hà Nội). Thu nhập thấp nên cả trăm người lao động phải chịu cảnh sống này.
Video đang HOT
Nằm ngay sát chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) là khu nhà trọ cũ nát, xập xệ của những người lao động ở chợ đầu mối Long Biên. Ai đi qua đây đều cảm thấy khó thở vì mùi hoa quả thối, rác thải, nước cống thậm chí cả phân bốc lên nồng nặc, nhất là những hôm trời nắng nóng.
Tuy nhiên, đây lại là nơi nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc của hàng trăm lao động ngoại tỉnh. Họ chủ yếu đến từ Hưng Yên, Nam Định, Hà Tây cũ... lên bán hoa quả rong trong phố, khuân vác hàng hóa trong chợ Long Biên. Nhiều người gọi đó là khu ổ chuột, xóm liều giữa thủ đô.
Khu "ổ chuột" nhìn từ trên cầu Long Biên. Ảnh: Lê Hồng Thái.
Con đường dẫn vào khu dân cư "phấn đấu văn hóa" lổn nhổn đất đá và rác rưởi còn ngày mưa thì lầy lội khó đi. Ngay cạnh khu ổ chuột là mương nước thải đen ngòm được người dân gọi là "cống thối" vì lúc nào cũng bốc mùi khó ngửi.
Trong những con ngõ chưa đầy một mét tranh sáng tranh tối là các dãy nhà xiêu vẹo bằng phên nứa, bìa carton, bao tải, tấm lợp... cao hơn đầu người. Do toàn dân nhập cư nên nơi đây không được vệ sinh thường xuyên, đủ loại rác thải đều đổ trực tiếp xuống "cống thối" khiến ô nhiễm càng trở nên nặng nề.
"Sống ở đây ngột ngạt vô cùng, nhưng vì mưu sinh nên phải chịu đựng", chị Hoàng Thị Huyền (41 tuổi, quê Phúc Thọ, Hà Nội) nói và cho biết, ở quê chỉ có mấy sào ruộng không đủ ăn, vợ chồng chị đành gửi con cho ông bà nội chăm sóc rồi lên đây bán hoa quả rong.
5 năm nay vợ chồng chị Huyền đều tắm rửa, vệ sinh, nấu nướng trong căn phòng vỏn vẹn 6 m2. Nơi rộng rãi nhất trong căn phòng nhỏ hẹp chất đầy đồ đạc chính là chiếc giường đơn. "Thu nhập không nhiều nhưng hằng ngày cũng có đồng ra đồng vào gửi về cho con ăn học. Tôi không muốn chuyển đi vì ở đây gần chợ, tiện cho mua bán hàng hóa. Chỉ mong sao nhà chủ xây cho cái nhà vệ sinh chung để đỡ phải đi trong nhà", chị Huyền chia sẻ.
Ngôi nhà vỏn vẹn chỉ 6m2 của vợ chồng chị Huyền. Ảnh: Lê Hồng Thái.
Ban ngày khu dân cư này rất vắng vẻ vì mọi người đều đi bán hàng rong đến tối mới về nghỉ ngơi, chỉ còn những cửu vạn làm đêm thì ban ngày ngủ lấy sức. Phần lớn ở đây đều là phụ nữ, thậm chí có cả những đứa trẻ 15 - 16 tuổi.
Phía ngoài ngõ, hàng chục chiếc xe đẩy hàng của các cửu vạn được khóa cẩn thận chờ đêm buông xuống là khu trọ lại rậm rịch kéo nhau ra chợ. Cô Siết (quê Khoái Châu, Hưng Yên) nói: "Vất vả lắm, nhưng không phải hôm nào cũng được "vất vả" vì nếu mưa chắc không kiếm được đồng nào".
Ngồi trong căn phong nóng như đổ lửa mà không bật quạt được ổ cắm đang dùng để bơm nước, cô Phùng Thị Vĩnh (50 tuổi, quê Phúc Thọ) than thở: "Ở đây chỉ có nước giếng khoan là được dùng thoải mái. Dù nước không được lọc, mùi rất tanh nhưng không ai kêu ca vì dùng cũng đã quen. Biết là nước bẩn nhưng vẫn phải dùng vì ở nơi thế này làm sao có thể đòi hỏi được".
Sống ở đây 6 năm với 2 người cùng quê, người phụ nữ khắc khổ này cho hay, cũng quen với cảnh "ngày nóng thì mùi từ 'cống thối' bốc vào không thể thở được, còn ngày mưa thì trong nhà như ngoài trời, giột ướt hết cả giường chiếu". Dạo này vì người dân lo sợ hoa quả Trung Quốc độc hại nên có khi 22h cô mới bán hết hàng. Về phòng nghỉ ngơi đến 3h sáng đã phải lóc cóc ra chợ Long Biên lấy hàng bán tiếp. Vất vả là vậy nhưng có ngày ế hàng, "lãi chỉ có trăm nghìn đồng".
Dù sống trong cảnh hôi hám, bẩn thỉu và chật trội như vậy nhưng giá thuê nhà ở đây không hề rẻ. Căn phòng tầm 6m2 mà có giá tới một triệu đồng chưa kể điện 4.000 đồng một số, nước 35.000 đồng một người. Những phòng bằng phên nứa hay tấm lợp thì rẻ hơn vài trăm nghìn nhưng rất nóng. Thu nhập thấp, lại phải thuê trọ giá cao khiến chị Mùi (47 tuổi) phải rủ thêm 3 người nữa ở cùng để chia sẻ tiền phòng, "chứ nếu ở một mình chắc chết".
Do không có nhiều sự lựa chọn nên những người lao động nghèo chẳng hề than vãn mà vẫn lầm lũi sống hết ngày này qua ngày khác để mưu sinh.
Quần áo được phơi ngay trên những chiếc xe đẩy hàng của các nữ "cửu vạn" và ngay cạnh "cống thối". Ảnh: Lê Hồng Thái.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Quốc Thành, Chủ tịch UBND phường Phúc Xá cho biết, trước đây khu dân cư số 2 vốn là đất nông nghiệp, nhiều hộ dân trong phường đã lấn chiếm, chuyển đổi mục đích xây nhà cho thuê trọ. Dân lấn chiếm lên tạo thành những đường ngõ rất nhỏ hẹp.
Ngoài ra, khu vực này chưa có quy hoạch, đất không phải hợp pháp nên người dân không được cấp sổ đỏ, không được xây dựng kiên cố. Theo ông Thành, hiện chính quyền quản lý chặt nên chỉ để tồn tại những ngôi nhà theo hiện trạng cũ mà không để xây dựng lấn chiếm phát sinh.
"Đất lấn chiếm tạo thành nhà cửa lụp xụp là do lịch sử để lại. Chúng tôi cũng rất lo cho tính mạng người dân trong mùa mưa bão vì nhà rất dễ sập. Chính quyền cũng rất mệt mỏi, suốt ngày căng thẳng với dân. Phường không thể cưỡng chế vì không có quy chế", ông Thành chia sẻ.
Lãnh đạo phường Phúc Xá cũng cho hay, kiến nghị của phường là thành phố phê duyệt quy hoạch khu dân cư này để có phương án cắm mốc giới khu vực được phát triển hoặc không được phát triển. Đó là cơ sở cho dân nâng cấp nhà cửa, còn khi Nhà nước thu hồi thì sẽ có phương án giải tỏa.
"Tôi lo ngại rằng khu vực dân cư này đang trong quy hoạch đường sắt đô thị và cầu Long Biên nên dân cư có thể không được ở lâu dài", ông Chủ tịch nói và cho biết thêm, nếu di dời hoặc xây dựng chợ Long Biên thành trung tâm thương mại văn minh thì sẽ giải quyết được những bức xúc của dân cư khu vực này.
Hiện, trên địa bàn phường Phúc Xá thường xuyên có 2.000 - 3.000 người dân ngoại tỉnh tá túc, mưu sinh ở chợ Long Biên và các địa bàn lân cận.
Theo VNE
TP.HCM: Nhiều nơi còn "khát" Mang tiếng là dân của một đô thị lớn như TP.HCM mà đã mấy chục năm qua chúng tôi vẫn chưa có nước máy để dùng...". Nhiều hộ dân ở TP.HCM vẫn phải mua từng bình nước về dùng - Ảnh: Diệp Đức Minh Mòn mỏi Trên đây là tâm sự của một người dân ở hẻm 76 đường Nguyễn Sơn, con đường...