Chung cư cũ nát ‘bất động’ vì phần lấn chiếm ‘hái ra tiề.n’

Theo dõi VGT trên

Nhiều chung cư cũ nát không thể cải tạo chỉ vì những hộ ở tầng 1 lại không đồng thuận do diện tích lấn chiếm tầng 1 ‘hái ra tiề.n’.

Từ năm 2005 đến nay, 10 năm trôi qua, việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội mới đạt tỷ lệ 1%. Nguyên nhân sâu xa được Sở Xây dựng chỉ ra, đó là sự phản đối của người dân và đòi đền bù mức cao với cả những diện tích cơi nới, lấn chiếm.

100% chung cư cũ cơi nới, lấn chiếm

Thông tin tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 15/12, ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng phát triển nhà (Sở Xây dựng) cho hay: Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.516 chung cư cũ có quy mô từ 2- 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ những năm 1980, ngoài ra có một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954. Riêng 4 quận nội thành cũ có 935 chung cư cũ. Cụ thể, quận Ba Đình có 189 chung cư, Hoàn Kiếm 97, Đống Đa 401 và quận Hai Bà Trưng có 248 chung cư cũ. Còn lại phân bố rải rác ở 8 quận còn lại và huyện Đông Anh, Gia Lâm.

Chung cư cũ nát bất động vì phần lấn chiếm hái ra tiề.n - Hình 1

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Chí Dũng cho hay, qua kiểm tra thì 100% chung cư cũ lấn chiếm, cơi nới. (Ảnh: Minh Thư)

Theo Sở Xây dựng, do sự yếu kém về quản lý nên hầu hết các khu chung cư cũ đều có việc cơi nới, xây dựng lấn chiếm đất trồng, sân chung, “đeo ba lô, chuồng cọp”. Tình trạng cơi nới diễn ra phổ biến ở các chung cư cũ ảnh hưởng lớn đến việc thoát nạn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, làm tăng tải trọng công trình. Qua điều tra, các khu chung cư mật độ xây dựng hầu hết tăng gấp đôi so với thiết kế ban đầu, dân cư tăng khoảng 1,5 lần.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Qua kiểm tra thì 100% chung cư cũ lấn chiếm, cơi nới.

Bên cạnh đó, theo Sở Xây dựng, việc cải tạo, sửa chữa tùy tiện đã dẫn đến thấm dột khu vệ sinh, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu.Tình trạng úng ngập khu mưa bão xảy ra ở một số chung cư như khu C, khu H Kim Liên; tập thể Yên Lãng; khu C Láng Hạ, khu Minh Khai…Việc duy tru bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hư hỏng, xuống cấp nhanh gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Đặc biệt, hầu hết các chung cư cũ đều không có hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Trưởng phòng phát triển nhà Vũ Ngọc Đạm cho biết, trong năm 2014, Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Viện Khoa học công nghệ về kinh tế xây dựng Hà Nội, các chuyên gia phối hợp với các quận, huyện, thị xã, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển Nhà Hà Nội khảo sát 940/1.516 CCC tại 4 quận nội thành và Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đông Anh làm cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định.

Theo đó, năm 2015, số chung cư cũ được đưa vào kiểm định là 42 công trình. Đây là các chung cư bị lún, lún lệch ở mức độ lớn (hơn 1%), hoặc đã được xây dựng và sử dụng từ lâu, đã hư hỏng, xuống cấp, qua kiểm tra đán.h giá bằng phương pháp chuyên gia cũng xác định được mức độ hư hỏng nặng cần được kiểm định ngay để xác định những nhà nguy hiểm cần phải di dời, chống đỡ.

“Việc kiểm định 42 công trình trong kế hoạch năm 2015 để xác định các nhà nguy hiểm cấp độ D đã được hoàn thành. Song, do chưa được Thành phố phê duyệt nên thông tin cụ thể về kết quả kiểm định 42 công trình này chưa thể công bố”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm.

Chung cư cũ nát bất động vì phần lấn chiếm hái ra tiề.n - Hình 2

Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: 10 năm mới được 1%.

Số chung cư cũ đưa vào diện kiểm định năm 2016 là 62 công trình; năm 2017 là 75 công trình. Số chung cư cũ trước mắt chưa đưa vào kiểm định là 380 công trình. Đây là các công trình thấp tầng (2 tầng, ít hộ sử dụng), tường xây chịu lực, mái lợp ngói, phần lớn các kết cấu đỡ mái bằng gỗ đã mối, mọt, mục, nát, cần sửa chữa, thay thế đảm bảo an toàn.

10 năm mới cải tạo được 1%

Video đang HOT

Theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Chí Dũng thông tin, từ năm 2005 đến nay Hà Nội mới thực hiện cải tạo được khoảng 14 chung cư cũ, tỷ lệ chỉ đạt khoảng 1%, rất thấp.

Lý giải nguyên nhân cải tạo, xây dựng chung cư cũ còn quá chậm, “ì ạch”, ông Dũng cho biết nguyên nhân lớn nhất là sự phản đối của người dân. Trong khi người dân từ tầng 2 trở lên cơ bản đồng thuận xây dựng lại chung cư cũ thì những hộ ở tầng 1 lại không đồng thuận vì họ đã quen với việc vừa tận dụng diện tích này để vừa sinh sống, vừa kinh doanh, trong khi theo quy định mới thì nếu xây nhà cao tầng thì tầng 1 không được ở nữa.

Mặt khác, một điểm vướng cũng được ông Dũng nêu ra đó là những diện tích lấn chiếm, cơi nới người dân lại đòi đền bù ở mức rất cao, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Trong khi nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực hiện là phải tự cân đối tài chính của dự án, người dân cũng cần đóng góp để xây dựng lại nhà ở của chính mình.

Trước vấn đề này, ông Dũng cho rằng, Nghị định 101 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ sẽ là giải pháp giúp tiến độ cải tạo chung cư cũ được thực hiện nhanh hơn.

Liên quan đến chiều cao tòa nhà, Chính phủ đã đồng thuận với Hà Nội và đã đưa vào Nghị định về việc sẽ xem xét từng khu, sau đó báo cáo Thủ tướng sẽ xem xét. Giải pháp khác là có thể quy hoạch lại các khu chung cư cũ, không làm như cũ là cứ phá công trình nào đi thì lại xây dựng lại đúng chỗ đó, như thế càng tăng áp lực về hạ tầng, tắc đường, thiếu trường, thiếu chợ…

Bên cạnh đó, trước đây việc xây lại chung cư cũ không được thực hiện cưỡng chế thì Nghị định 101 của Chính phủ sẽ cho phép thực hiện cưỡng chế nếu sau khi có quy hoạch, người dân và chủ đầu tư không thỏa thuận được.

Theo Infonet

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vẫn 'ì ạch' do nhiều vướng mắc

Những năm gần đây, cùng sự phát triển của các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn Thủ đô, nhu cầu cải thiện điều kiện ở của người sử dụng tăng nhanh.

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vẫn ì ạch do nhiều vướng mắc - Hình 1

Hà Nội vẫn còn nhiều khu chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm. (Nguồn: TTXVN)

Hầu hết các hộ dân tại khu tập thể, khu chung cư cũ tự cải tạo cơi nới lấn chiếm diện tích làm ảnh hưởng kết cấu của ngôi nhà giảm tuổ.i thọ công trình và gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Vấn đề đặt ra với Hà Nội là giải quyết việc cải tạo xây dựng lại các khu nhà ở chung cư cũ trong điều kiện ngân sách hạn hẹp và hầu hết nằm ở khu vực nội thành, bị hạn chế phát triển dân cư theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050.

Hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà-Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, toàn thành phố có khoảng 1.516 chung cư cũ với quy mô từ 2-5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1980, ngoài ra còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954.

Riêng 4 quận nội thành cũ có 935 nhà chung cư cũ, còn lại phân bố rải rác 8 quận còn lại và các huyện Đông Anh, Gia Lâm. Trong tổng số quỹ nhà chung cư nói trên có 273 nhà lắp ghép tấm lớn, 856 nhà xây gạch, 193 nhà khung bêtông cốt thép, còn lại các kết cấu khác.

Theo ông Đạm, đến nay, cơ bản quỹ nhà chung cư cũ đã chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân cho người thuê theo Nghị định số 61/NĐ-CP.

Do áp lực về diện tích ở, sự yếu kém trong quản lý nên hầu hết các khu chung cư đều xảy ra tình trạng cơi nới, xây dựng lấn chiếm đất trống, sân chung, "đeo balô, chuồng cọp." Mật độ xây dựng thường tăng gấp đôi so với thiết kế ban đầu, dân cư tăng khoảng 1,5 lần.

Trong khi đó, hệ thống kỹ thuật cũ nát, các căn hộ tầng 1 ẩm thấp, môi trường sống kém, thậm chí có một số chung cư có nền tầng 1 thấp hơn sân, đường nội bộ.

Có thể thấy, sự hư hỏng, xuống cấp biểu hiện rõ ở tình trạng lún nghiêng, han rỉ cốt thép, nứt vỡ bêtông ở mức độ lớn tại nhiều khu nhà như E6-E7 Quỳnh Mai; A-B Ngọc Khánh; B7-C1- E6-E9-G6A-G6B-G22 Thành Công; A7 Giáp Lục-Tân Mai, B1 Giảng Võ; A1-A2 Giảng Võ; Tập thể Bộ Tư Pháp...

Cũng từ tình trạng cơi nới diễn ra phổ biến ở các chung cư cũ đã ảnh hưởng lớn đến việc thoát nạn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn và làm tăng tải trọng công trình.

Một số khu khi có mưa lớn đã xảy ra tình trạng úng ngập, ẩm mốc như khu C-H Kim Liên, tập thể Yên Lãng, Đức Giang, Trung Tự, Nguyên Khê, khu C Láng Hạ, Minh Khai, nhà A 218C Đội Cấn...

Đáng lo ngại là hầu hết các chung cư cũ đều không có hệ thống phòng cháy chữa cháy. Trong khi đó, việc duy tu bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến hư hỏng, xuống cấp nhanh gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Tiến độ cải tạo "ì ạch"

Trước thực trạng hư hỏng, xuống cấp nguy hiểm của các khu chung cư cũ, thành phố Hà Nội tiến hành kiểm định chất lượng gần 200 công trình để lọc ra những công trình nguy hiểm cấp D, tổ chức di chuyển, cải tạo xây dựng lại theo quy định của Luật Nhà ở.

Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, số lượng công trình được đầu tư cải tạo, sửa chữa còn rất ít (mới đạt khoảng 1%). Đặc biệt, tiến độ thực hiện chậm, bởi nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, năng lực thực hiện của chủ đầu tư.

Điển hình như khu chung cư C7 Giảng Võ (quận Ba Đình) do Công ty Cổ phần tư vấn, đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Handic làm chủ đầu tư. Đây là một trong những khu chung cư cũ đầu tiên được phá dỡ, xây lại mới với hình thức xã hội hóa nhà ở nhằm giảm áp lực về tài chính cho Nhà nước.

Sau hơn 4 năm triển khai, tòa nhà mới nhìn từ bên ngoài tương đối khang trang đẹp đẽ, song, ước mơ được sớm dọn về nơi ở mới của cư dân nơi đây không biết khi nào thành hiện thực khi tòa nhà vẫn còn nhiều hạng mục xây dựng dở dang.

Một trường hợp khác là công trình A1-A2 Nguyễn Công Trứ do Công ty Handico7 làm chủ đầu tư, qua 6 năm thi công xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thành, bàn giao cho các hộ dân hay dự án 97 Láng Hạ (quận Đống Đa) do Công ty Petrowaco làm chủ đầu tư cũng khởi công được 5 năm nhưng gần đây mới được khởi động lại khi liên kết với Tổng công ty Vinaconex.

Cá biệt, dự án Khu tập thể B6 Giảng Võ được tiến hành cải tạo tới 11 năm vẫn "dậm chân tại chỗ."

Có một thực tế rất khó hiện nay là những khu chung cư cũ bị xuống cấp nghiêm trọng tại Hà Nội lại chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm. Vì vậy, các công trình xây dựng mới phải hạn chế chiều cao, hạn chế hệ số sử dụng đất nhằm tránh tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Trong khi đó, theo tính toán của các chủ đầu tư, với dự án chung cư 5 tầng phải được cải tạo, xây dựng lại với quy mô từ 15- 20 tầng mới có khả năng cân đối để đảm bảo hiệu quả kinh doanh dự án. Điều này rất khó vì sẽ phá vỡ quy hoạch chung của thành phố.

Theo tiến sỹ-kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội, việc nâng tầng cao tại các dự án cải tạo chung cư cũ cũng phải tuân thủ đúng quy hoạch. Với Hà Nội, không chỉ có quy hoạch chung xây dựng Thủ đô mà còn có Luật Thủ đô.

Còn theo ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Reenco Sông Hồng, việc cải tạo chung cư cũ hiện nay vướng mắc chủ yếu do cơ chế pháp lý. Đặc biệt, việc bị hạn chế chiều cao và không được phép tăng mật độ trong cải tạo chung cư cũ, nhất là tại 4 quận nội thành, khiến doanh nghiệp không có lãi, nên không "mặn mà."

Theo ông Điệp, tiến độ thực hiện chậm không hẳn do năng lực chủ đầu tư kém, mà việc chậm trễ này cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như khó giải phóng mặt bằng do đại bộ phận cư dân đều muốn sinh sống tại nơi ở cũ. Cơ chế chính sách thay đổi khiến một số dự án chưa biết khi nào mới được tiếp tục triển khai và hoàn thành...

"Nút thắt" sẽ được tháo gỡ

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng cho biết, việc cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ là việc lớn, khó và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư.

Vì vậy phải thực hiện bài bản, chắc chắn, có bước đi thích hợp, kế hoạch lộ trình cụ thể, không làm tràn lan, đặc biệt phải phù hợp với quy hoạch chung. Trước mắt, thành phố ưu tiên thực hiện các nhà chung cư cũ nguy hiểm.

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vẫn ì ạch do nhiều vướng mắc - Hình 2

Các ô 'chuồng cọp' tại khu chung cư Trung Tự. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Hiện, việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ được thực hiện theo phương thức xã hội hóa (Nhà nước và nhân dân cùng làm); trong đó Nhà nước hỗ trợ công tác chuẩn bị đầu tư và một số công trình hạ tầng đô thị thiết yếu.

Mặc dù xác định việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ là trách nhiệm của thành phố, các cấp chính quyền và người dân trong khu vực, song vấn đề đặt ra là phải kết hợp hài hòa giữa các lợi ích xã hội-Nhà nước-người dân và nhà đầu tư.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng, thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND về một số biện pháp cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp, Hà Nội đã và đang khuyến khích nhà đầu tư thỏa thuận hợp tác với chủ sở hữu căn hộ thực hiện dự án bằng phương thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở các chủ sở hữu góp vốn bằng quyền sở hữu căn hộ, quyền sử dụng đất.

Đối với các dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ tại 4 quận nội thành cũ, nếu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được ưu tiên mua nhà ở xã hội, nếu chuyển ra ngoài khu vực 4 quận nội thành thì được hệ số 1,5 lần so với tái định cư tại chỗ.

Đây là những biện pháp để thúc đẩy công tác cải tạo lại các chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội.

Đặc biệt, từ ngày 10/12/2015, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2015/NĐ-CP về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư, Hà Nội chỉ đạo các ngành chức năng tập trung đẩy nhanh tiến độ kiểm định các khu chung cư cũ hoàn thành trong năm 2016 để đưa vào kế hoạch cải tại xây dựng lại.

Sở Xây dựng sẽ trình thành phố ban hành quy định về các cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô để đẩy nhanh tiến độ cải tạo xây dựng chung cư cũ.

Ông Dũng nhấn mạnh, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với các sở, ngành tổ chức rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án cải tạo chung cư cũ, trình thành phố kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai.

Hy vọng, với các giải pháp đồng bộ, đặc biệt khi Nhà nước đóng vai trò chủ chốt trong việc cân bằng bài toán lợi ích giữa Nhà nước-người dân và nhà đầu tư thì các "nút thắt" trong cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội sẽ sớm được tháo gỡ, chất lượng sống của người dân sẽ dần ổn định và được đảm bảo tốt hơn./.

Theo VietnamPlus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?
11:13:57 29/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Những phát ngôn khó "gột rửa" nhất
06:34:25 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024

Tin mới nhất

Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17

08:18:31 01/10/2024
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thơ mộng hồ Tây ở Đắk Nông

Du lịch

08:44:50 01/10/2024
Đắk Nông là vùng đất với những ngọn đồi cà phê bát ngát, thác nước hoang sơ và ẩn chứa trong lòng những viên ngọc thiên nhiên độc đáo.

Giang Hồng Ngọc: "Tôi nghĩ mình không còn gì để mất nữa nên chẳng việc gì phải sĩ diện hay mắc cỡ"

Tv show

08:44:16 01/10/2024
Giang Hồng Ngọc cho biết, cô rất thích bản thân mình ở thời điểm này. Cô cảm thấy bình yên và chính sự bình yên đó mang đến chiều sâu và cảm xúc chân thật trong giọng hát của nữ ca sĩ.

Ngày này rồi cũng đến: Giới trẻ mê nghệ sĩ Việt, các concert thuần Việt "cháy vé" vì sức hút của idol quốc nội!

Nhạc việt

08:41:19 01/10/2024
Liên tiếp các concert có quy mô lên đến hơn 20 nghìn khán giả được tổ chức thành công cho thấy tín hiệu đáng mừng của thị trường giải trí nội địa.

'Độc đạo' tập 14: Hồng và Khương chạy trốn sau khi Dương 'cơ bắp' chế.t

Phim việt

08:34:36 01/10/2024
Trong Độc đạo tập 14, sau khi đẩy Dương cơ bắp xuống vực sâu, anh em Hồng - Khương chạy về bản Mộc để trốn sự truy lùng của giới giang hồ.

Người đẹp ăn chay trường đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2024

Sao việt

08:08:20 01/10/2024
Top 10 Miss Earth Vietnam 2023 Cao Ngọc Bích sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Trái đất lần thứ 24 ở Philippines.

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên nhiều tài sản để bán lấy tiề.n khắc phục hậu quả cho trái chủ

Pháp luật

07:56:54 01/10/2024
Theo hồ sơ, CQĐT đã kê biên 18% cổ phần tại Vietcombank Bonday Bến Thành. Số cổ phần này do Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty cổ phần dịch vụ thương mại TP Hồ Chí Minh (Setra) nắm giữ.

Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy

Sao âu mỹ

07:49:36 01/10/2024
Tiểu thư danh giá của tập đoàn Hilton - Paris Hilton nhận được chú ý của dư luận khi những bức ảnh của cô tại bữa tiệc trắng do ông trùm Diddy tổ chức nhiều năm trước bất ngờ được đào lại .

Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới

Sao châu á

07:29:16 01/10/2024
V BTS đã giành được danh hiệu danh giá Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024 . Lisa bị chỉ trích vì hát nhép ca khúc về bạn trai tỷ phú

Sai lầm của người mẹ đậ.p nát điện thoại khi phát hiện con xem nội dung xấu

Netizen

07:06:56 01/10/2024
Công nghệ phát triển, mạng xã hội có sức lan tỏa rộng rãi, tr.ẻ e.m rất dễ tiếp cận những hình ảnh, video có nội dung không phù hợp với lứa tuổ.i.

Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp

Ẩm thực

06:08:59 01/10/2024
Chỉ cần ghi nhớ 4 điểm mấu chốt này bạn sẽ có món ăn thơm ngon về hương vị, đẹp mắt về màu sắc cho bữa cơm gia đình.

Phim hoạt hình 'Robot hoang dã' thống trị phòng vé Bắc Mỹ

Hậu trường phim

06:08:24 01/10/2024
Phim hoạt hình Robot hoang dã (The Wild Robot) vươn lên dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ tuần qua với doanh thu ấn tượng, còn bom tấn Megalopolis có mở màn không mấy êm xuôi.