Chung cư cao cấp Hà Nội ‘hoán cải’ khu kỹ thuật… thành quán bia
Cư dân chung cư cao cấp Artemis số 3 Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc phản ánh việc chủ đầu tư cho thuê nhà kỹ thuật-cây xanh để bán bia; việc đánh số tầng không đúng theo hợp đồng mua bán do tòa nhà được nối thêm 3 tầng. Trong khi, thay vì xử lý vi phạm, cơ quan chức năng lại “chụm” vào để hợp thức cho chủ đầu tư.
“Loạn” số tầng vì chủ đầu tư “nối” thêm 3 tầng
Được quảng cáo như là một “thiên đường đáng sống”, thế nhưng cư dân khu căn hộ cao cấp chung cư Artemis số 3 Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội), lại băng rôn, gửi đơn thư tới các nơi phản ánh về những tồn tại, bức xúc như: Việc đánh số tầng không đúng theo Hợp đồng mua bán; thiếu minh bạch trong thu chi, quản lý quỹ bảo trì của tòa nhà; đặc biệt việc chủ đầu tư không phân định rõ ràng về sở hữu chung-riêng của tòa nhà (khu đất tam giác theo quy hoạch được duyệt là vườn hoa hiện nay được xây dựng thành nhà 3 tầng cho thuê bán bia)…
Đỉnh điểm, tối 15/10, một số cư dân chung cư Artemis đã tập trung căng băng rôn thể hiện sự bức xúc của mình với những nội dung như: (“Công ty ACC Thăng Long cho Vuvuzela sử dụng mặt bằng sai mục đích”, “chủ đầu tư Artemis coi thường tính mạng của cư dân” “mập mờ trong việc cấp phép”… ) khiến lực lượng an ninh khu vực phải có mặt để đảm bảo trật tự.
Theo phản ánh của một số cư dân mua nhà tại đây, việc đánh số tầng của toà nhà không đúng như hợp đồng mua bán căn hộ đã ký kết. Cụ thể, trước đây tòa nhà Artemis được Hà Nội cho phép xây dựng 24 tầng (Quyết định số 5626/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND TP. Hà Nội và văn bản số 504/QHKT-P2 ngày 11/02/2014 của Sở Quy hoạch Kiến trúc) và Công ty ACC Thăng Long đã đánh số tầng bao gồm bằng số và bằng chữ.
Trong đó, có 3 tầng khu thương mại (khối đế) được đánh số là M, L, S. Trên cơ sở này, Công ty ACC Thăng Long ký hợp đồng mua bán với khách hàng.
Tuy nhiên, thay vì thực hiện đúng quy hoạch được cấp thì ngày 10/10/2016 trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư, Sở Quy hoạch- Kiến trúc lại có văn bản số 5915/QHKT-TMB PAKT (P2) chấp thuận bản vẽ điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, theo đó tòa nhà Artemis được cho phép nâng thêm 3 tầng (từ 24 tầng lên 27 tầng), vì thế việc đánh số tầng như hợp đồng mua bán cũng bị thay đổi.
‘Bật đèn xanh’ chuyển khu kỹ thuật thành nơi kinh doanh dịch vụ
Sau khi có đơn kiến nghị về những bất cập tại khu chung cư Artemis, ngày 10/9, Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản số 8148/SXD-TTr về việc giải quyết đơn khiếu kiện của một số cư dân tại chung cư Artemis.
Theo Sở Xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt thì khu số 3 (khu đất tam giác) là khu cây xanh – kỹ thuật. Qua kiểm tra thực tế, chủ đầu tư cho thuê để kinh doanh dịch vụ tại tầng 2, tầng 3 khối nhà kỹ thuật là sử dụng sai công năng một phần diện tích của khối kỹ thuật.
Video đang HOT
“Việc cư dân phản ánh chủ đầu tư dựng xây dựng nhà, cho thuê bán bia là có cơ sở”, Sở Xây dựng khẳng định.
Để chấm dứt khiếu kiện của công dân và thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng việc kinh doanh dịch vụ tại tầng 2 và 3 của khối nhà kỹ thuật tại khu đất số 3. Cùng với đó, chủ đầu tư phải phá dỡ vách ngăn phòng sinh hoạt cộng đồng.
“Nếu chủ đầu tư không chấp hành, đề nghị UBND quận Thanh Xuân căn cứ thẩm quyền tiến hành lập hồ sơ, xử lý vi phạm theo quy định”, Sở Xây dựng nêu rõ.
Theo Sở Xây dựng, việc chủ đầu tư cho thuê tầng 2, tầng 3 khối nhà kỹ thuật làm quán bia là sử dụng sai công năng. Ảnh: Ninh Phan.
Điều mà nhiều cư dân ở đây bức xúc là việc dù công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng khi chủ đầu tư sử dụng sai mục đích khu vực kỹ thuật-cây xanh thì lại được các ban ngành của Hà Nội chụm vào để “bật đèn xanh” hợp thức.
Theo đó, tháng 7/2018, Công ty cổ phần ACC Thăng Long-chủ đầu tư dự án này có văn bản gửi Sở Quy hoạch- Kiến trúc với lý do: “…để tránh gây lãng phí đối với phần diện tích hiện đang không sử dụng tại khối công trình kỹ thuật (nhà tam giác), đề xuất điều chỉnh một phần diện tích của khu dịch vụ thương mại (khoảng 300m2) để mở rộng diện tích sàn nhà trẻ tại tầng 2 (tăng diện tích sàn sử dụng nhà trẻ từ 766,6m2 lên 1.066,6m2); điều chỉnh một phần diện tích của khối kỹ thuật thành diện tích dịch vụ thương mại để hoàn trả đủ diện tích thương mại của phần mở rộng diện tích nhà trẻ nêu trên”.
Điều đáng nói, đề xuất trên được Sở Quy hoạch- Kiến trúc chấp thuận tại văn bản số 4456/QHKT-KHTH ngày 26/7/2018. Tuy nhiên, theo Sở này, do dự án đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng nên việc bố trí chức năng dịch vụ thương mại tại một phần khối công trình kỹ thuật cần nghiên cứu giải pháp để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kỹ thuật phục vụ tòa nhà, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các cư dân và phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận.
Đặc biệt, phải tổ chức lấy ý kiến đồng thuận của cộng đồng cư dân tại tòa nhà đối với nội dung đề xuất điều chỉnh trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo. “Chủ đầu tư họ mượn cớ để mở rộng nhà trẻ để mục đích biến khu nhà kỹ thuật-cây xanh với 3 tầng thành nơi kinh doanh cho thuê để thu lợi. Điều đáng buồn hơn, việc này lại được cơ quan chức năng chụm lại để hợp thức cho họ”, vị cư dân tòa nhà bức xúc.
Tổ hợp căn hộ cao cấp chuyển đổi từ đất Quốc phòng
Chung cư Artemis số 3 Lê Trọng Tấn là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và với 365 căn hộ cao cấp do Công ty CP ACC Thăng Long làm chủ đầu tư. Ngày 16/8/2010, Bộ Quốc phòng có quyết định số 2978/QĐ-BQP về việc phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân tại số 3 Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cho thuê của Công ty ACC/BQP.
Theo Đình Phong
Tiền phong
Tiêu chuẩn cơ sở cho QR Code: Đảm bảo sự đồng bộ, an toàn và minh bạch
Để hoạt động thanh toán qua QR Code tại Việt Nam có thể thống nhất được nhất thiết phải có một chuẩn kỹ thuật chung giữa các tổ chức triển khai.
QR Code: Bước thăng hạng trong thanh toán
Một trong những hình thức thanh toán trên di động đang được các tổ chức thẻ quốc tế và các nước quan tâm đó là triển khai thanh toán qua QR Code. Theo tính toán của CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam - VnPay, dự báo đến hết năm 2018 số lượng các điểm giao dịch chấp nhận thanh toán QR Code sẽ lên tới 50.000 điểm. Hiện nay, nhiều ngân hàng trong nước đã áp dụng giải pháp thanh toán này cho hàng triệu người dùng mobile banking như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank, Techcombank, VPBank, LienVietPostBank, TPbank... Tính năng thanh toán qua mã QR cũng được bổ sung vào các ví điện tử như MoMo, Moca, VnPay...
Phương thức thanh toán qua phương tiện di động ngày càng phổ biến
Thanh toán bằng QR Code, các khách hàng không cần mang theo ví, tiền mặt hay các loại thẻ thanh toán để mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đơn giản chỉ cần cài ứng dụng trên điện thoại di động, quét QR Code để thực hiện thanh toán trên các website thương mại điện tử, mua hàng trực tuyến, thanh toán tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng, xe taxi... một cách an toàn, nhanh chóng. Những lo lắng về tiền lẻ, hay việc mang quá nhiều thẻ, lo ngại lộ thông tin thẻ tại các điểm cà thẻ cũng sẽ không còn nữa.QR Code sẽ được kết hợp với thanh toán điện tử thay vì chỉ dùng để quét ra thông tin về website, số điện thoại, địa chỉ... của DN như trước đây. Nhờ thế mà người dùng có thể mua hàng trên website, shopping tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích... mà không cần dùng tiền mặt hay các loại thẻ thanh toán. Phát triển các hình thức thanh toán trên nền tảng di động như thanh toán QR Code sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam.
Khách hàng là người trực tiếp nhập, xác nhận số tiền cần thanh toán trên điện thoại di động của mình, thay vì nhân viên cửa hàng quẹt thẻ qua POS và nhập số tiền thanh toán. Qua đó, giảm thiểu rủi ro sai lệch về số tiền thanh toán cho khách hàng và không lo bị đánh cắp thông tin thẻ như giao dịch thanh toán cà thẻ thông thường.
Việc thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hóa trên mạng internet, trên các trang thương mại điện tử có thể thực hiện một cách dễ dàng, an toàn, tiện lợi hơn. Thay vì việc phải nhập các thông tin thẻ trên trang thanh toán, khách hàng chỉ cần scan QR Code được hiển thị là có thể thanh toán.
Một chuyên gia chia sẻ thêm, ngân hàng thanh toán có thể mở rộng được mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán (ĐVCNTT) đến các cửa hàng rất nhỏ, gia tăng số lượng các điểm chấp nhận thanh toán của ngân hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận từ hoạt động thanh toán qua QR Code. Các ĐVCNTT cũng không cần đầu tư nhiều chi phí để lắp đặt máy POS vẫn có thể cung cấp cho khách hàng một phương thức thanh toán an toàn, nhanh chóng. Nhờ thế mà đẩy nhanh quá trình mua bán, gia tăng số lượng khách hàng, đồng thời giảm thiểu các chi phí quản lý tiền mặt.
"Ngân hàng phát hành sẽ mở rộng, phổ biến lượng khách hàng sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động để thanh toán và về tương lai lâu dài. Khi các khách hàng đều sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động để thanh toán, ngân hàng sẽ không phải phát hành thẻ vật lý với nhiều chi phí tốn kém, lãng phí", vị này cho hay.
Động thái kịp thời
Không phủ nhận lợi ích lớn nhất của thanh toán qua QR Code là tính linh hoạt, thuận tiện với cả người dùng cũng như ngân hàng. Song theo TS. Cấn Văn Lực, trước nay chỉ riêng mã QR đã có nhiều đơn vị khác nhau cung cấp với giải pháp và nguyên lý hoạt động khác nhau. Do đó, khách hàng thuộc hệ thống mã QR nào thì chỉ thanh toán được trong hệ thống đó, khiến thị trường bị chia cắt và người dùng thấy bất tiện.
Đồng tình với quan điểm trên, lãnh đạo một NHTMCP cũng nhận thấy, cả ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán đang tự triển khai thanh toán qua QR Code theo chuẩn kỹ thuật riêng của mình. Do vậy, chỉ có các khách hàng, các ĐVCNTT có cài ứng dụng và chấp nhận thanh toán của tổ chức đó mới có thể thực hiện giao dịch thanh toán qua QR Code.
Khi thị trường phát triển mở rộng, việc mỗi một ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán tự triển khai một QR Code sẽ gây ra tình trạng chồng chéo QR Code và dẫn tới nhiều rủi ro có thể phát sinh. Như việc trường hợp QR Code được tạo ra cho ĐVCNTT bị trùng nhau khiến giao dịch thanh toán của khách hàng không được thanh toán tới tài khoản ngân hàng của ĐVCNTT (nơi khách hàng mua hàng).
Thêm nữa, để phục vụ đa dạng khách hàng (do mỗi một khách hàng lại sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR Code của một tổ chức cung cấp khác nhau), ĐVCNTT phải dán, lưu trữ, cài đặt ứng dụng của nhiều ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán dẫn tới khó khăn cho chính khách hàng, ĐVCNTT trong quá trình thực hiện giao dịch. Việc này "dễ khiến nhân viên thu ngân bị nhầm lẫn trong việc cung cấp QR Code cho khách hàng. ĐVCNTT cũng gặp khó khăn trong việc đối soát, tra soát giao dịch thanh toán phát sinh tại cửa hàng (do phải đối soát theo từng QR Code)", một lãnh đạo Vụ Thanh toán thuộc NHNN cho hay.
Không những vậy, việc tất cả các tổ chức đều phải tự xây dựng QR Code sẽ gây lãng phí cho nguồn lực của ngân hàng, tốn kém chi phí phát triển mạng lưới các ĐVCNTT qua QR Code của tổ chức. Bên cạnh đó, tương tự các hình thức thanh toán khác, thanh toán qua QR Code cũng có thể phát sinh các rủi ro thanh toán khống, giao dịch nhằm mục đích rửa tiền... nếu không có quy định quản lý.
Nhận thấy thực trạng này, mới đây NHNN đã ban hành Quyết định số 1928/QĐ-NHNN về việc công bố Tiêu chuẩn cơ sở "Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam". Trao đổi nhanh với một lãnh đạo NHTMCP, ông này thừa nhận để hoạt động thanh toán qua QR Code tại Việt Nam có thể thống nhất được nhất thiết phải có một chuẩn kỹ thuật chung giữa các tổ chức triển khai. Động thái kịp thời này của NHNN sẽ đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng, dữ liệu thanh toán qua QR Code.
Chuyên gia cũng cho rằng, việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở cho QR Code sẽ giúp liên thông thanh toán qua QR Code của tất cả các tổ chức cung cấp; khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR Code của ngân hàng/tổ chức trung gian thanh toán này có thể thanh toán tại các ĐVCNTT sử dụng dịch vụ thanh toán qua QR Code của tổ chức khác. Từ đó tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, thời gian, chi phí cho các bên tham gia giao dịch và mang lại giải pháp thanh toán an toàn, tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng.
Theo Thời báo ngân hàng
HNX công bố tạm dừng giao dịch đối với 4 cổ phiếu vào ngày 17/10 HNX tạm ngừng giao dịch cổ phiếu đối với 4 mã chứng khoán của 4 doanh nghiệp niêm yết trên HNX từ 17/10 tới đây gồm SMI, SVN, SDP và SDE... Ảnh minh họa. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc tạm ngừng giao dịch cổ phiếu đối với 4 mã chứng khoán của 4 doanh nghiệp...