Chung cư cao cấp ‘ế’, vì sao?
Thiếu vốn, tồn kho lớn, “ế” là thực tế đang diễn ra tại phân khúc chung cư cao cấp trên thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội. Thậm chí, đã xuất hiện tình trạng có chung cư phải giảm giá tới 25% vẫn không bán được hàng. Không ít doanh nghiệp đang rơi vào cảnh nợ nần, oằn mình trả lãi ngân hàng khi cả tháng chỉ bán được 1-2 căn hộ.
Giao dịch đóng băng
Trong các báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, các hiệp hội và Bộ Xây dựng, giao dịch phân khúc chung cư cao cấp sụt giảm nghiêm trọng. Cuối năm 2019, nhiều dự án chung cư cao cấp “sốt ruột” buộc phải hạ giá bán.
Tuy nhiên, mức hạ giá chưa nhiều và chưa phù hợp với tài chính của nhiều người dân đô thị nên mức tiêu thụ không tăng. Đầu năm 2020, thị trường BĐS tiếp tục nhận được tin xấu khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tín dụng BĐS bị siết, nhiều chủ đầu tư thực sự ngấm đòn.
Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc, chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp lại quận Cầu Giấy ngậm ngùi: “Năm 2019 thị trường khó khăn nhưng tôi thực sự bất ngờ khi từ ra Tết đến nay, doanh nghiệp chỉ bán được 1- 2 căn hộ trong tổng số gần nghìn căn hộ doanh nghiệp đang bán”.
Theo vị này, dự án mới đưa ra thị trường được vài tháng nhưng cứ đà này, doanh nghiệp tính đến phương án giảm giá. “Bản thân là doanh nghiệp lớn thực hiện đến nay 7 dự án lớn và cũng trải qua thời kỳ BĐS đóng băng năm 2010. Thời điểm đóng băng trước, doanh nghiệp đã giảm giá dự án chung cư cao cấp chỉ ở mức 24 triệu đồng/m2. Chỉ sau vài năm, khi thị trường ấm lại, dự án lên tới 50 triệu đồng/m2″, vị này nói.
Còn một chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp nằm tại trung tâm quận Long Biên, Gia Lâm đang đưa ra chính sách giảm giá khá sâu, mức chiết khấu đến 25% cho khách mua nhà. Đây được xem là mức chiết khấu sâu nhất, chưa từng có trên thị trường BĐS trong những năm gần đây.
“Không chỉ người mua lướt sóng bị lỗ, mà nhiều người mua nhà để ở cũng cảm thất xót tiền, bởi do ế hàng. Chủ đầu tư tung ra mức chiết khấu sâu để thanh khoản thu hồi vốn, điều này đã làm mất công bằng giữa người mua trước và người mua sau, làm mất niềm tin của người mua nhà”, ông này nói.
Video đang HOT
Không chỉ chủ đầu tư gặp khó, nhiều nhà đầu tư “ôm” chung cư cao cấp cắt lỗ cũng không tìm được khách mua trong thời điểm này.
Tồn kho nặng…
Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thị trường BĐS tại Hà Nội khó khăn, nhất là phân khúc chung cư cao cấp, vừa không có giao dịch, vừa không có dự án mới.
Theo báo cáo của Hiệp hội BĐS TPHCM, trong 02 năm 2018-2019, hầu hết các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn, quy mô thị trường và nguồn cung giảm mạnh, hàng loạt doanh nghiệp giảm doanh thu và lợi nhuận, giá nhà tăng, đông đảo người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư ngày càng khó tạo lập nhà ở.
Đặc biệt, năm 2019, chỉ có 04 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, giảm 24 dự án; chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm 64 dự án; trong đó, chỉ có 07 dự án được chấp thuận đầu tư mới; ngoài ra, chỉ có 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn, giảm 30 dự án so với năm 2018.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM phân tích, đáng ngại là tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018. Trong đó, có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng; có 04 tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỷ đồng đến 7.397 tỷ đồng; riêng 02 tập đoàn hàng đầu lại có lượng hàng tồn kho chiếm đến 63% tổng giá trị hàng tồn kho.
“Hàng tồn kho BĐS sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, không có tính thanh khoản, có thể dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản”, ông Châu nói.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội có sự giảm sút mạnh về nguồn cung mới sản phẩm và sự “leo thang” về giá bán (giảm 24% nguồn cung mới, trong khi đó giá bán lại tăng bình quân 8%). “Với những diễn biến của thị trường từ đầu năm đến nay và ảnh hưởng từ đại dịch Covid – 19, dự báo năm 2020 tiếp tục là năm khó khăn cho thị trường BĐS Hà Nội” – ông Đính nhìn nhận.
Ngọc Mai
Theo Tiền phong
Bộ Xây dựng vào cuộc vụ chung cư Golden Palm bị nứt tường, thấm nước
Liên quan đến phản ánh dự án chung cư cao cấp The Golden Palm số 21 Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) bàn giao nhà được hơn 1 năm nhưng đã xuất hiện nhiều vết nứt, thấm nước tại các căn hộ, Bộ Xây dựng yêu cầu nhà thầu DELTA rà soát thiết kế, sản xuất, thi công... tấm tường Nucewall tại dự án này cũng như các dự án khác.
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) vừa có văn bản yêu Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng DELTA (Công ty DELTA) - nhà thầu chính Dự án Tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở (Dự án The Golden Palm) tại số 21 đường Lê Văn Lương (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), rà soát toàn bộ hồ sơ thiết kế, sản xuất, thi công lắp đặt và nghiệm thu tấm tường Nucewall tại dự án này và xác định nguyên nhân tách khe giữa các tấm tường để xử lý triệt để hiện tượng nêu trên.
Bên cạnh đó, Cục này yêu cầu Công ty DELTA phải rà soát, báo cáo chất lượng tấm tường Nucewall đã và đang được DELTA thi công xây dựng tại các công trình khác.
Những vết nứt chạy dài xuất hiện tại nhiều căn hộ chung cư The Golden Palm (Ảnh người dân cung cấp).
"Nếu phát hiện tồn tại về chất lượng tấm tường Nucewall trong các khâu thiết kế, sản xuất, thi công lắp đặt, nghiệm thu tại các công trình có sử dụng các tấm tường này thì phải tạm dừng sử dụng cho đến khi xác định rõ nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục đảm bảo chất lượng, mỹ quan, tuổi thọ của công trình", văn bản nêu rõ.
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cũng yêu cầu Công ty DELTA báo cáo về cơ quan này trước ngày 22/01/2020.
Được biết, dự án chung cư cao cấp The Golden Palm do Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Hà Nội - Sunrise làm chủ đầu tư và nhà thầu thi công là Công ty DELTA. Theo phản ánh của người dân, mặc dù dự án mới bàn giao cho người dân về ở hơn một năm nay (từ tháng 6/2018 - PV) nhưng có hiện tượng nứt tường hàng loạt, thấm nước ở nhiều nơi.
Nhiều vết nứt chạy dọc trên tường hành lang chung cư The Golden Palm.
Theo anh Đ.H.V., chủ căn hộ tầng 20 toà B The Golden Palm cho biết, chung cư này có hơn 400 căn hộ. Ngay từ thời điểm nhận bàn giao căn hộ, anh cùng rất nhiều chủ căn hộ đã phát hiện tình trạng tường bị nứt ở nhiều vị trí. Các vết nứt không chỉ có ở trong căn hộ mà ngoài xuất hiện nhiều ở hành lang.
"Do tường nứt nhiều nên chủ đầu tư đã tìm cách che đậy lại những vết nứt bằng cách dán giấy dán tường ở tất cả các hành lang và thực hiện những biện pháp tạm thời khác để che lấp việc này trong các căn hộ. Tuy nhiên việc đối phó trên không thể che đậy được các vết nứt tường đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các căn hộ. Chủ đầu tư đã thừa nhận đây là lỗi trong quá trình thi công xây dựng và đã cho sửa chữa nhưng sau khi sửa khoảng 3 tháng, các vết nứt lại xuất hiện", anh V. bức xúc.
Tương tự, chị N.T.T, chủ căn hộ tầng 9 tòa A The Golden Palm lo lắng, ngay từ khi nhận nhà đã phát hiện nhiều vết nứt và báo chủ đầu tư sửa. Đến tháng 6/2018 gia đình chị chính thức về ở, chỉ sau hơn 1 tháng đã thấy vết nứt mới xuất hiện, nay thì nứt lớn và dày hơn.
Trước đó, vào tháng 6/2019, hàng chục cư dân chung cư The Golden Palm dùng xe ô tô phủ băng rôn vây quanh toà nhà để "tố" việc căn hộ mới bàn giao đã nứt hàng loạt và việc thiếu chỗ đỗ xe...
Theo ghi nhận của PV, tại chung cư The Golden Palm, bên ngoài hành lang, cách vài ba mét, chủ đầu tư dán một khung tranh hình vuông bằng giấy dán tường để trang trí và lấp đi những vết rạn đã qua sửa chữa.
Bên trong căn hộ nhiều căn hộ xuất hiện vết nứt dọc xung quanh cửa nhà tắm, giằng ngang bên trên vách kính treo rèm, những khe hở bị thấm nước, ẩm mốc loang lổ.
Theo Đình Phong/Tiền phong
Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài Chính phủ cần thực hiện chính sách riêng đối với các DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để được giảm thuế thu nhập DN, thuế GTGT và các loại thuế khác. Theo báo cáo kết quả khảo sát ảnh hưởng từ dich Covid-19 đôi vơi tinh hinh san xuât, kinh doanh cua doanh nghiêp (DN) do Ban Nghiên cứu Phát...