“Chung bước yêu thương – Trao niềm hy vọng”
Nhân kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18-4-2014), sáng 6-4, tại hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng, TP.HCM, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình đi bộ “Chung bước yêu thương – Trao niềm hy vọng” lần thứ nhất. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; TP.HCM cùng hàng nghìn người dân, hàng trăm trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn thành phố đã tham gia đi bộ, ủng hộ chương trình.
Phát biểu khai mạc chương trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, phát huy truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc, những năm qua, Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm ưu tiên nguồn lực và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội, bảo đảm các quyền của người khuyết tật và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào đời sống xã hội.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về người khuyết tật. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp liên quan đến người khuyết tật, nhất là trong dạy nghề và việc làm, giáo dục hòa nhập, chăm sóc sức khỏe; gắn dạy nghề với tạo việc làm. Có chính sách hiệu quả khuyến khích người khuyết tật tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động vì lợi ích của mỗi người, của doanh nghiệp và của toàn xã hội. Thực hiện nghiêm, đầy đủ Luật Người khuyết tật, tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng xã hội, tiếp cận các công trinh xây dựng…
Cũng trong khuôn khổ chương trình “Chung bước yêu thương – Trao niềm hy vọng” lần thứ nhất, Ban tổ chức đã quyên góp được hơn 10 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đóng góp cho quỹ bảo trợ trẻ khuyết tật.
Theo ANTD
Thâm nhập "lò" dạy "nghề"... ăn xin phố biển
Những tưởng ăn xin là cái "nghề" bất đắc dĩ, tận cùng của sự nghèo khó, tủi nhục, nhưng ngày nay có lẽ khái niệm ấy có thể không còn chính xác nữa. Không ít thanh, thiếu niên và cả những người trung tuổi đã tự nguyện "xin phép" tham gia vào các đoàn ăn xin được tổ chức rất quy củ, chia thành từng nhóm nhỏ, hoạt động trên một địa bàn được phân chia rõ ràng...
Video đang HOT
Những thành viên mới sẽ được đào tạo, kèm cặp một thời gian, sau đó được "đàn anh" khoán cho địa bàn làm việc rồi "thu thuế". Thâm nhập sâu vào thế giới này tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), người viết không khỏi ngạc nhiên trước sự bài bản của "công nghệ" chăn dắt ăn xin.
Thường vào chiều tối, chủ "lò chăn dắt" đến thu tiền của "nhân viên" (ảnh trái) và bọn trẻ trong đội "cái bang" ngủ lăn lóc trên đường Trưng Trắc Trưng Nhị (TP. Vũng Tàu) vào sáng sớm.
Học nghề kiểu "một kèm một"
Dạo một vòng xung quanh các hàng quán, tụ điểm vui chơi ở TP. Vũng Tàu, cả trong ngày thường cũng dễ dàng bắt gặp nhan nhản hình ảnh các "đệ tử cái bang" hoặc ăn xin "đội lốt" bán hàng dạo qua dạo lại, chèo kéo du khách. Họ thuộc đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ con còn bế ngửa cho đến những cụ già ở vào cái tuổi "xưa nay hiếm" cũng đổ ra đường...
Nếu trước kia, một số tay anh chị "trùm bảo kê", kiếm tiền bằng cách tập hợp những đứa trẻ lang thang từ khắp nơi đổ về, dùng vũ lực đánh đập, bắt đi xin ăn để cung phụng chúng, thì nay hình thức này đã được biến tướng theo một cách hoàn toàn mới.
Theo lời anh Dương, một người dân sống tại đường Bình Giã (phường 8, TP. Vũng Tàu), khu vực tập trung nhiều ăn xin kiểu này cho biết: "Sau khi cơ quan chức năng phanh phui nhiều vụ hành hạ, bắt trẻ em đi ăn xin, nhiều tay chăn dắt "cộm cán" bị bắt hoặc đưa đi cải tạo thì không thấy họ xuất hiện "hành nghề" trong thời gian dài.
Nhưng khoảng một năm trở lại đây, hình thức này bắt đầu trở lại với cách thức tổ chức, hoạt động hoàn toàn mới, tinh vi, hòng che mắt người ngoài cuộc. Các đối tượng bảo kê giờ ít sử dụng chiêu thức quản lý gắt gao, bao bọc theo sát những người ăn xin như trước kia, mà dùng "mồi nhử" để những người có hoàn cảnh khó khăn tự tìm đến "làm thuê" cho họ".
Anh Dương chỉ rõ chiêu trò của các "lò" đào tạo ăn xin: Chủ lò sẽ đi tìm những trẻ em lang thang, người già không nơi nương tựa, thậm chí cả các thanh niên đang thất nghiệp... Những người này sẽ được dụ dỗ về việc ăn chia: Mỗi ngày nộp cho chủ lò một số tiền nhất định, đổi lại sẽ được đảm bảo về địa bàn hoạt động, không bị tranh giành, không bị côn đồ trấn lột...
Lúc mới vào, chủ "lò" còn cho người mới vào nghề đi cùng với một nhóm đã hoạt động từ lâu để dễ bề "học việc", cũng như tránh bị các nhóm khác ăn hiếp... Sự "hợp tác" này có vẻ khá chuyên nghiệp và sòng phẳng, vừa hấp dẫn được người lang thang, cơ nhỡ, vừa là chiêu "hiệu quả" dễ dàng qua mặt được cơ quan chức năng hơn so với hình thức "bóc lột" tàn nhẫn như trước kia.
Theo lời một thanh niên đã từng trải qua một "lò" như thế tiết lộ, thoạt đầu, thấy bạn bè "đi làm" cho các "lò ăn xin" khá nhẹ nhàng mà lại kiếm được, anh này cũng tự nguyện xin vào "làm" ở một "lò". Sau một thời gian bị bớt xén tiền xin được theo đủ cách, người này mới hiểu các chủ "lò" luôn có đủ mánh khóe để bóc lột sức lao động người "làm thuê".
Đủ kiểu đào tạo ăn xin
Theo lời kể của Anh, một cậu bé trạc 12 tuổi, dáng người gầy gò, đen nhẻm, thường lang thang đi xin ở khu trung tâm TP. Vũng Tàu, hiện nay tất cả các khu vực "kiếm ăn" ở thành phố này đều đã được phân chia. Anh tỏ ra sành sỏi: "Nếu muốn ăn xin ở bất cứ địa bàn nào, phải tìm đến các đàn anh phụ trách khu vực đấy xin gia nhập. Khi được chấp nhận, họ sẽ cung cấp cho đồ đạc hành nghề".
Anh kể, nếu là trẻ con thì các em sẽ được chia thành 3 - 4 người một nhóm, mỗi người một nhiệm vụ, có em bán vé số, có em bán kẹo cao su trá hình nhưng tất cả các em vẫn làm việc chính là bám theo chèo kéo khách để xin tiền. Còn đối với thanh niên sức dài vai rộng, khó "làm ăn" hơn, sẽ được hóa trang trở thành người tàn tật, cắm chốt chủ yếu tại các chợ, tranh thủ sự thương hại của người dân đi mua sắm để hành nghề.
Đặc biệt với phụ nữ, họ sẽ được chăn dắt kèm những đứa trẻ còn bế ngửa tự nhận là hai mẹ con, nhiều người còn đóng giả như đang mang thai kèm theo câu chuyện lâm ly bi đát được soạn sẵn, khiến nhiều người phải mủi lòng thương xót. Còn những người già cả, đau ốm sẽ được "ưu tiên" hoạt động nhẹ nhàng, tại các hàng quán, chùa chiền.
Anh Quốc Dũng, một người bán hàng rong khu vực Bãi Sau, TP. Vũng Tàu cho biết, theo quan sát của anh, trước kia những người bảo kê ăn mày phải kè kè theo sát, chở trẻ ăn xin đến nơi nào thì phải đứng ở góc khuất hoặc quán cà phê để tiện theo dõi, cũng như chờ xong việc để chuyển những người này đến nơi khác.
Tuy nhiên, với cách chia địa bàn và giao khoán như bây giờ thì công việc đơn giản hơn rất nhiều, các ông bà chủ có quyền nghỉ ngơi, vắng mặt thường xuyên. Cứ ngày ba lần vào sáng sớm, chiều và tối muộn, họ sẽ đi kiểm tra và hối thúc thu tiền một lần, tùy theo thời gian mới vào nghề và "đặc thù công việc" mà tiền khoán sẽ giao động từ vài chục đến vài trăm nghìn một ngày. Sau khi đã đóng xong tiền thuế làm ăn trong ngày, số tiền dư ra những người đi xin sẽ được toàn quyền sử dụng. Nghe có vẻ dễ chịu như thế nhưng bọn "bảo kê" luôn có cách bóc lột, nắm đằng chuôi, để thu lợi nhiều nhất có thể.
Hải Anh, cậu bé bán vé số tại khu vực Bãi trước thành phố Vũng Tàu cho biết, khi mới vào nghề, cậu thường phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt ít ra vài ba tháng mới đủ trả số tiền nợ mua sắm đồ "hành nghề". Số tiền mua sắm đồ nghề, cung cấp vốn để mua kẹo và vé số ban đầu sẽ được chủ thu hồi dần vào số tiền kiếm được.
Mỗi ngày trung bình "đội quân" ăn xin này kiếm được 200 nghìn đồng, trừ chi phí ăn uống, tiền thuế thân và trả nợ chủ thì số tiền người ăn xin được giữ lại còn rất ít. Tuy vậy, chỉ cần theo nghề một vài năm thông thuộc địa bàn là các tay đàn em ở đây có thể hoạt động độc lập trở thành tay anh chị, đào tạo và bóc lột những người mới vào nghề. Viễn cảnh kiếm tiền khá dễ dàng, lại tự do nhàn hạ, nên nhiều khi chính những con người tưởng chừng như đáng thương, phải nai lưng lao động kiếm tiền cho các tay chăn dắt, lại tự đưa mình vào các lò kiểu này để nhận sự bảo kê, chỉ đạo.
Theo một cán bộ tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em cơ nhỡ và người tàn tật TP Vũng Tàu, nhiều lần trung tâm tổ chức vận động, tập trung các em hành nghề ăn xin, bán dạo tại địa bàn vào trung tâm hoặc các cơ sở dạy nghề, để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các em học tập, nhưng đều thất bại. "Chỉ đưa về trung tâm được vài ngày, sau đó đa phần những em này đều tìm cách bỏ trốn, xin ra ngoài hoặc có người nhà đến bảo lãnh về để tiếp tục "hành nghề", vị cán bộ này nói.
Việc một số đối tượng sức dài vai rộng sống ăn bám vào lòng thương hại của xã hội dành cho người già, trẻ nhỏ, người tàn tật... là một vấn nạn đáng lên án, vẫn ngày ngày âm thầm diễn ra. Tuy nhiên, cùng với sự truy quét gắt gao của các cơ quan chức năng, cũng cần nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nạn nhân của các "lò chăn dắt" có thể nhận thức được những "cái bẫy" tinh vi đang giăng sẵn. Cuộc đời họ mãi mãi sẽ chẳng thể nào thay đổi nếu cứ sống trong sự bóc lột, bảo kê của những trùm cái bang, thay vì có một công ăn việc làm lương thiện, kiếm tiền bằng sức lao động chính đáng.
Theo PLVN
Khi sĩ tử là những Nick Vujicic Việt Rất nhiều tấm gương hiếu học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 khiến các bạn trẻ khâm phục. Họ đã viết nên những câu chuyện ý nghĩa về hành trình chinh phục tri thức trong kỳ thi vừa qua. Dù có bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng các thí sinh này là minh chứng cụ thể nhất cho tinh thần hiếu...