Chùm ảnh : Toàn cảnh phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận thi cử Hà Giang ngày đầu tiên
Ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh này do phiên toà ngày 18/9 trước đó bị hoãn.
Tại ngày đầu tiên của phiên xét xử lần này, nhiều nội dung được đưa ra, trong đó, nhân vật bí ẩn “ Lão Phật gia” cũng đã được “giải mã”
Sáng 14/10, TAND tỉnh Hà Giang mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh này sau 1 lần bị hoãn vào ngày 18/9 do vắng mặt nhiều người liên quan bị triệu tập. Phiên tòa lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm. Ghi nhận của phóng viên tại thời điểm 7h sáng 14/10, an ninh được thắt chặt, rất nhiều người liên quan đến vụ án đã có mặt tại phiên tòa. Ngoài ra, cũng có rất nhiều phóng viên từ các đơn vị báo chí tới tham dự, đưa tin. HĐXX triệu tập 191 phụ huynh và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến dự. Các luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo cũng đã đến từ rất sớm.
Cán bộ Viện kiểm sát tỉnh Hà Giang mang theo nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến phiên toà vụ xét xử sơ thẩm gian lận thi cử lần này.
Vụ án gian lận thi cử này có 5 bị cáo. Trong đó, 2 bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương (cựu Trưởng phòng và cựu Phó trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) bị xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 BLHS. Đúng 7h45, xe chuyên dụng chở bị cáo Hoài và bị cáo Lương đến tham dự phiên toà.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài.
Bị cáo Vũ Trọng Lương được công an áp giải đến phiên toà.
Hai bị cáo Phạm Văn Khuông – nguyên Phó Giám đốc sở GD&ĐT và Lê Thị Dung – nguyên Phó đội trưởng, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang bị truy tố tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015. Trong ảnh là bị cáo Phạm Văn Khuông.
Riêng bị cáo Triệu Thị Chính – cựu Phó Giám đốc sở GD&ĐT bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015.
Bị cáo Lê Thị Dung tại phiên toà.
Hội đồng xét xử gồm có Thẩm phán Vương Thị Thu Hà (Phó Chánh toà hình sự TAND tỉnh Hà Giang, Chủ tọa) và Thẩm phán Mai Văn Hùng. 3 Hội thẩm nhân dân là Văn Minh Tiến, Trần Thị Ngoa, và Nguyễn Thị Phượng. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố gồm 2 Kiểm sát viên là Trần Đức Hùng và Vũ Thị Thanh Nga.
Nhiều người có liên quan đến vụ gian lận thi cử tại Hà Giang cũng được triệu tập đã đến tòa, trong đó có ông Vũ Văn Sử – cựu Giám đốc sở GD&ĐT Hà Giang đến tòa với tư cách nhân chứng. Bà Vũ Thị Kim Chung – Hiệu trưởng Trường chuyên Hà Giang và là cô ruột của bị cáo Vũ Trọng Lương – nguyên Phó trưởng phòng Khảo thí, sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang được yêu cầu triệu tập bổ sung tại phiên xét xử ngày 18/9 trước đó cũng đã có mặt tại toà hôm nay.
Đúng 8h, Thư ký phiên tòa điểm danh những người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan được triệu tập đến phiên tòa và đọc các nội quy, quy định trong phiên tòa. Trong phần kiểm tra căn cước những người làm chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Thư ký phiên tòa cho biết có nhiêu người có đơn xin vắng mặt. Tại phiên toà lần này, trong tổng số 178 người được triệu tập có 86 nhân chứng có mặt, 82 người có đơn xin vắng và 19 người vắng mặt không có lý do. Dù vậy, phiên toà lần này không hoãn do lời khai từ những nhân chứng đã được cơ quan điều tra lấy trước đó nên không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử.
Sáng 14/10, Vũ Trọng Lương là bị cáo đầu tiên bước lên bục khai báo để trả lời thẩm vấn. Khi được HĐXX hỏi về mục đích mà bị cáo Vũ Trọng Lương nhận sửa điểm bài thi cho 93 thí sinh, bị cáo Lương liên tục nhấn mạnh bản thân nhận làm vì tình cảm với người thân, đồng nghiệp. Khi được HĐXX hỏi về động cơ, mục đích của việc nâng điểm, Lương trả lời: “Bị cáo là cấp dưới. Anh Hoài (cấp trên trực tiếp của bị cáo) bảo làm nên bị cáo đồng ý, tự nguyện làm”. Tại tòa, Lương khai do bị cáo Hoài là người khởi xướng việc nâng điểm cho các thí sinh. Cúi mặt xuống bục gỗ, bị cáo Lương nói: “Bị cáo cảm thấy ân hận, ăn năn hối cải về những gì mình đã làm”. Phiên toà kết thúc vào lúc 11h30.
13h30 chiều 14/10, tiếp tục phiên xét xử. Sau phần xét hỏi của HĐXX, luật sư bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Tuyết Chính đã đề nghị HĐXX cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoài cách ly với bị cáo Lương để đảm bảo tính khách quan. Đề nghị này đã được chủ tọa chấp nhận, bị cáo Hoài được cảnh sát đưa ra ngoài. Luật sư Hoàng Văn Hướng (bào chữa cho bị cáo Triệu Thị Chính) hỏi bị cáo Lương trong quá trình thực hiện nâng điểm thi có bàn bạc với bị cáo Hoài trước không. Bị cáo Lương trả lời: “Không có bàn bạc, thống nhất gì”.
Tại toà, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai nhận bản thân mình chính là người khởi xướng việc sửa điểm bài thi cho các thí sinh. Hoài tự nhận mình là người có mối quan hệ “rộng” nên ai nhờ là Hoài đều giúp. Cũng tại tòa, HĐXX yêu cầu bị cáo Nguyễn Thanh Hoài liệt kê lại danh sách 47 người nhờ nâng điểm. Trong đó, có trường hợp là chị giá ruột, chú ruột nhờ nâng cho các cháu, nhiều bạn bè đồng nghiệp, hàng xóm khác nhờ nâng điểm cho con em họ.
Tại phiên xét xử chiều 14/10, nhân vật bí ẩn “Lão Phật gia” được nhắc đến. Hoài khai, “Lão Phật gia” là chị Tống Thị Bê – nguyên Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Giang, đã nghỉ hưu từ năm 2012. Mẩu giấy này có từ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 do “Lão phật gia” nhờ xem điểm”, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nói. Bị cáo Hoài cũng cho biết, trước đây trong phòng Khảo thí, nhiều anh em trong phòng biết đến tên gọi này.
Tham dự đưa tin tại Hà Giang lần này có khoảng 40 phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí.
17h chủ toạ tuyên bố dừng phiên toà do thời gian cũng như các nhân chứng ở xa. Lực lượng an ninh áp giải bị cáo Vũ Trọng Lương và Nguyễn Thanh Hoài lên xe chuyên dụng để chở về trụ sở.
Phiên toà ngày thứ 2 vụ xét xử gian lận thi cử tại Hà Giang sẽ tiếp tục bắt đầu 7h30 vào ngày 15/10 tại TAND tỉnh Hà Giang.
Thu Huyền – Hữu Thắng
Theo nguoiduatin
Tòa trả hồ sơ là thận trọng, "giặc nội xâm" hãy coi chừng
Việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung cũng có thể coi là những bước đi thận trọng đảm bảo thắng lợi chống giặc nội xâm.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án xét thấy cần thêm những chứng cứ mà không thể bổ sung tại phiên tòa công khai, bởi vậy ngày 15/7, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 277; điểm a khoản 1 Điều 280 Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Tòa án Hà Giang trả hồ sơ vụ gian lận điểm thi Quốc gia năm 2018
Việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật đã thu hút sự chú ý của dư luận của cả nước.
Trước đó, theo dự kiến trong tháng 7/2019, vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang sẽ được Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử.
Có ý kiến cho rằng việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật là một bước đi thận trọng trong việc xử lý vụ tiêu cực trấn động dư luận của cả nước nhằm đảm báo đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến nêu quan điểm hi vọng rằng việc điều tra bổ sung sẽ không có hiện tượng né tránh điều gì đó, bởi điều đáng chú ý trong danh sách phụ huynh có con được nâng điểm có ông Triệu Tài Vinh, Phó Ban kinh tế Trung ương và từng là Bí thư tỉnh này khi xảy ra sai phạm.
Công an đọc lệnh khởi tố bị can đối với Triệu Thị Chính, nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. (Ảnh: Công an nhân dân)
Trước tin Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án gian lận điểm thi năm 2018, bày tỏ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương cho rằng:
"Chúng ta có thể gọi đó là một sự thận trọng cần thiết. Việc làm của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang được thực hiện trên các cơ sở pháp luật có thể cho rằng đó là những bước đi cần thiết để xét xử sao cho đúng người đúng tội, đảm bảo không bỏ lọt".
Bí ẩn con lợn nhựa màu xanh vỡ lưng trong vụ nâng điểm thi ở Hà Giang
Ông Vũ Quốc Hùng cho rằng: "Ở đây ta có thể thấy có 2 chiều hướng. Chiều hướng thứ nhất không loại trừ khả năng sẽ có sự bỏ qua những người có liên quan và có thể trong quá trình điều tra bổ sung sẽ xuất hiện những tình tiết mới, những nhân vật mới mà ở những phần điều tra trước chưa có.
Chính vì vậy việc này có thể nói là không thể vội và cần thiết.
Ví dụ như chuyển anh Đinh La Thăng về làm Phó ban kinh tế Trung ương thì không ít người đã nói rằng ông ấy đã bị kỷ luật như thế rồi còn đưa về làm gì.
Nhưng dư luận chưa thể biết rằng đó là những chặng đường xử lý rất cần thiết.
Nếu cứ xử lý theo kiểu thôi anh về nghỉ đi, khi nào cần thì chúng tôi gọi lên thì không được, cứ phải đưa vào cuộc".
Bên cạnh đó, ông Vũ Quốc Hùng cũng đánh giá: "Theo tôi, đây cũng là một cách xử lý hợp lý, nhưng bước đi thận trọng sẽ đảm bảo thắng lợi trong cuộc chiến chống nội xâm.
Bởi cuộc chiến nội xâm chiến tuyến nó không rõ ràng. Về mặt chiến tuyến quan điểm thì rõ ràng nhưng chiến tuyến về danh giới ta địch không rõ ràng.
Cho nên bây giờ không loại trừ là Triệu Tài Vinh đã đi khỏi Hà Giang người ta sẽ làm mạnh hơn".
Ông Vũ Quốc Hùng hi vọng đây là những bước đi thận trọng để làm tốt hơn trong công tác chống nội xâm chứ không phải những bước đi né tránh.
Lộ kẽ hở chết người khiến điểm thi năm 2018 tại Hà Giang dễ dàng bị chỉnh sửa
Đây chính là cuộc đấu tranh tìm ra công lý với chính những người đã từng là đồng chí của mình nên thận trọng là cần thiết, tuy nhiên, đừng để chuyện vị nể, nể nang để rồi né tránh điều gì đó.
Bởi vì đồng chí Tổng Bí thư có nói đến việc không có vùng cấm và cũng chính quyền và người dân Hà Giang cũng mong muốn không có vùng cấm rồi.
Nếu để lấy lại uy tín cho Đảng thì những sự việc xấu xa trong Giáo dục nước nhà như vậy cần phải làm triệt để và cần thiết".
Ngày 28/05/2019, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Cáo trạng số 09/KSĐT truy tố ra trước Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang để xét xử đối với các bị can:
- Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điểm a khoản 2 điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015.
- Triệu Thị Chính về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại điểm b khoản 1 điều 358 Bộ luật hình sự 2015.
- Phạm Văn Khuông, Lê Thị Dung về tội: Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, quy định tại điểm b khoản 1 điều 366 Bộ luật hình sự 2015.
Cùng ngày hồ sơ vụ án đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang để xét xử theo thẩm quyền.
Trần Phương
Theo giaoduc
Con trai Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang được nâng 13,3 điểm Cáo trạng Viện KSND tỉnh Hà Giang xác định trong số 107 thí sinh Hà Giang gian lận điểm tại kỳ thi THPT 2018, người được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm với 4 môn, người thấp nhất 2,2 điểm đối với 1 môn. Trao đổi với Thanh Niên sáng nay, 5.6, một lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Giang cho biết,...